Sẽ có quy định bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân phục vụ mục đích du lịch, chữa bệnh
Ngân hàng Nhà nước sắp bổ sung quy định về giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với doanh nghiệp và bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân với mục đích du lịch, công tác, chữa bệnh…
NHNN sắp bổ sung một loạt quy định về giao dịch ngoại tệ trên thị trường
Khuyến khích giao dịch phái sinh
Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 15/2015/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
Việc ban hành quy định mới nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoại tệ ngày càng đa dạng của khách hàng (nhất là giao dịch phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi). Bên cạnh đó, mức độ ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng ngày càng phổ biến nên cần có sự điều chỉnh về mặt chính sách.
Về loại hình, phạm vi và kỳ hạn giao dịch, dự thảo Thông tư sửa đổi nội dung cho phép nhà đầu tư nước ngoài khi đã đầu tư trái phiếu Chính phủ phát hành bằng VND được thực hiện giao dịch mua kỳ hạn từ tổ chức tín dụng (TCTD) được phép với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Dự thảo cũng bỏ quy định kỳ hạn tối thiểu của giao dịch hoán đổi, các TCTD được thực hiện giao dịch hoán đổi có kỳ hạn dưới 3 ngày làm việc để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, quản lý vốn. Bỏ quy định cho phép TCTD được phép thực hiện giao dịch quyền chọn ngoại tệ với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân do lượng giao dịch phát sinh không đáng kể và tránh việc thực hiện giao dịch mà không nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Dự thảo cũng bổ sung quy định thực hiện giao dịch kỳ hạn với người cư trú để phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản vay nước ngoài trung-dài hạn bằng ngoại tệ có kỳ hạn hoặc thời hạn còn lại trên 365 ngày.
Video đang HOT
Đồng thời, cho phép TCTD được phép thực hiện giao dịch hoán đổi để sửa đổi kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn đã ký với khách hàng trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng kèm giấy tờ, chứng từ chứng minh nguyên nhân khách quan phải sửa đổi kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn đã ký kết.
Về phương thức giao dịch, đối với giao dịch ngoại tệ giữa TCTD được phép và khách hàng, dự thảo Thông tư quy định nguyên tắc kiểm soát rủi ro là một cá nhân không chi phối toàn bộ một giao dịch, quy trình thực hiện giao dịch.
Theo đó, đối với việc thực hiện thỏa thuận giao dịch và xác nhận giao dịch, dự thảo Thông tư quy định như sau: Trường hợp giao dịch trực tiếp tại địa điểm giao dịch của TCTD được phép, hai bên chỉ cần lập thỏa thuận giao dịch bằng văn bản và có chữ ký của người có thẩm quyền, không cần lập thêm xác nhận giao dịch. Trường hợp thỏa thuận giao dịch thực hiện thông qua phương tiện điện tử, dự thảo giữ nguyên quy định sau khi xác lập thỏa thuận giao dịch, các bên phải lập xác nhận giao dịch bằng văn bản. Yêu cầu bằng văn bản được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy, hoặc văn bản điện tử (thông điệp dữ liệu) nếu đáp ứng được quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Về giao dịch kỳ hạn, dự thảo quy định, đối với khoản vay nước ngoài trung-dài hạn bằng ngoại tệ có kỳ hạn hoặc thời hạn còn lại trên 365 ngày, Dự thảo Thông tư bổ sung quy định cho phép TCTD và khách hàng được phép gia hạn giao dịch ngoại tệ kỳ hạn đã ký kết để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho toàn bộ thời hạn của khoản vay.
Dự thảo Thông tư cũng quy định kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn ban đầu là 365 ngày; kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn trong các giao dịch hoán đổi là 365 ngày hoặc bằng thời hạn còn lại của khoản vay khi thời hạn còn lại của khoản vay dưới 365 ngày.
Ngân hàng được giao dịch bán kỳ hạn cho doanh nghiệp FDI
Liên quan đến giao dịch bán kỳ hạn cho nhà đầu tư nước ngoài, Dự thảo Thông tư bổ sung quy định cho phép TCTD được phép thực hiện giao dịch bán kỳ hạn cho nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trái phiếu Chính phủ đáp ứng quy định về mục đích thực hiện giao dịch và yêu cầu phong tỏa trái phiếu. Khi giao dịch kỳ hạn đến hạn, khách hàng được thực hiện giao dịch hoán đổi để kéo dài kỳ hạn phòng ngừa rủi ro cho trái phiếu. Tổng kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn và các giao dịch hoán đổi không được vượt quá kỳ hạn của trái phiếu phong tỏa.
Về việc bán ngoại tệ kỳ hạn cho nhu cầu chưa đến hạn thanh toán, Dự thảo Thông tư điều chỉnh nới rộng thời gian xác định ngày cuối cùng trong giao dịch kỳ hạn (trước ngày đến hạn thanh toán của khách hàng 05 ngày) để các TCTD được phép và khách hàng linh động hơn khi ký kết hợp đồng kỳ hạn.
Ngoài ra, Dự thảo Thông tư cũng bổ sung quy định về bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân cho mục đích du lịch, công tác, chữa bệnh, học tập, thăm viếng được phép thực hiện mua ngoại tệ giao ngay.
Đồng nhân dân tệ có thể cạnh tranh ngang ngửa với USD?
Đồng nhân dân tệ đang tăng giá nhưng theo chuyên gia, khả năng đồng tiền này vươn lên cạnh tranh ngang ngửa với đồng USD còn là xa vời.
Trái với xu hướng giảm giá mạnh của đồng nhân dân tệ (NDT) chỉ vài tháng trước khi cuộc chiến Mỹ-Trung leo thang và Bắc Kinh muốn vực dậy nhanh nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 bằng cách thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc duy trì đồng nội tệ yếu, giờ đây đồng NDT đang quay đầu tăng giá mạnh.
Gần đây, đồng NDT của Trung Quốc tăng giá mạnh, lên ngưỡng 1 USD đổi 6,83 NDT thay vì mức 1 USD đổi hơn 7,1 NDT hồi cuối tháng 5/2020. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tài chính, đồng NDT vẫn còn cơ hội để tăng giá.
Ông Tommy Ong, Giám đốc điều hành kho bạc và thị trường tại DBS Hong Kong Ltd. dự báo, nhu cầu đối với đồng USD sẽ giảm sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11.
"Đồng NDT mạnh hơn sẽ phù hợp hơn với mô hình tăng trưởng của Trung Quốc", vị chuyên gia nhận xét và dự đoán đồng tiền này sẽ đạt mức 7,6 NDT/1 USD vào cuối năm.
Bloomberg dẫn nhận định của DBS Bank Ltd. và Mizuho Bank Ltd. cho rằng, chính sách duy trì một đồng NDT mạnh đánh dấu sự thay đổi lớn từ tư duy giữ đồng NDT yếu để thúc đẩy xuất khẩu trước đây của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Đồng USD đã tăng khoảng 5% so với đồng USD kể từ tháng 5 và lên mức cao nhất trong hơn một năm qua. Cách điều chỉnh tỷ giá tham chiếu chính thức của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho thấy nước này đang dần dần nâng giá đồng NDT.
Đồng nhân dân tệ đang tăng giá nhưng còn lâu chiến lược quốc tế hóa đồng tiền nay của Trung Quốc mới thành hiện thực
Cũng theo Bloomberg, chính sách nâng giá đồng NDT giúp tháo gỡ một trong những khúc mắc giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ và ép giá đồng NDT ở mức thấp.
Ngoài ra, các ngân hàng nội địa Trung Quốc cũng thích tích trữ NDT hơn nếu đồng tiền này không mất giá. Điều đó sẽ giúp Bắc Kinh giảm bớt sự phụ thuộc của khối tài chính vào đồng USD Mỹ.
Wang Ju, Giám đốc và chiến lược gia ngoại hối cấp cao của Ngân hàng HSBC tại Hong Kong cho rằng, một đồng NDT mạnh sẽ giúp Trung Quốc thoát khỏi đồng USD và tối ưu hóa khả năng phân bổ nguồn lực của chính quyền nước này.
Dù vậy, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khả năng đồng NDT vươn lên cạnh tranh ngang ngửa với đồng USD còn là một điều xa vời. Chuyên gia tài chính của Citibank lập luận, đồng NDT khó trở thành kênh trú ẩn an toàn trên thị trường tiền tệ thay thế đồng USD trong những năm tới vì nó không đáp ứng được những yêu cầu cần thiết.
Trên CNBC, chuyên gia Citibank lý giải, các tài sản trú ẩn an toàn có một số đặc tính nhất định. Đầu tiên là có giá trị lâu dài, mà NDT không đáp ứng được điều kiện này. Chỉ đồng euro có một chút hy vọng. Về tính thanh khoản và khả năng tiếp cận thị trường tài chính địa phương, đồng tiền Trung Quốc vẫn còn rất nhiều hạn chế.
Nói về màn trừng phạt nhau giữa Mỹ và Trung Quốc, giới chuyên gia nhận định, các đòn trả đũa của Trung Quốc bị hạn chế bởi sự thống trị của đồng USD trong tài chính quốc tế. Đồng bạc xanh chiếm gần 40% tất cả các giao dịch SWIFT trong tháng 7, trong khi đồng NDT chỉ chiếm chưa đầy 2%.
Edwin Lai, giáo sư kinh tế Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kong, cho hay: "Trung Quốc không có quá nhiều công cụ để thực thi các lệnh trừng phạt vì hệ thống thanh toán của Mỹ quá phổ biến và rộng khắp. Trung Quốc gặp bất lợi trong trò chơi trừng phạt vì hệ thống thanh toán của họ kém phát triển và việc quốc tế hóa đồng NDT phải mất nhiều thập kỷ nữa".
Tỷ giá ngoại tệ ngày 12/9: USD tăng giá USD tăng giá trong bối cảnh Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã không thay đổi chính sách lãi suất và chương trình kích thích kinh tế. Chốt phiên cuối tuần (11/9), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.206 đồng (giảm 5 đồng so với ngày hôm qua)....