Sẽ có khoảng 30.000 lao động làm việc tại công trường Lọc hoá dầu Nghi Sơn
Trên công trường Dự án Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn (NSRP) có khoảng 22.000 lao động đang làm việc. Vào quãng thời gian này năm sau, Dự án sẽ đạt số lượng người làm việc trên công trường cao nhất, với khoảng 30.000 lao động.
Các thiết bị đang được lắp đặt tại công trường Liên hợp lọc hoá dầu Nghi Sơn. Ảnh T.H
Báo cáo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trong chuyến thị sát mới đây tại công trường, đại diện tổng thầu cho biết, tổng tiến độ của Dự án hiện đạt 45%.
So với tiến độ ban đầu, phần tiến độ bị chậm (khoảng 6,27%) đang được tổng thầu lên kế hoạch bù lại trong năm tới, ở giai đoạn lắp ráp với việc tăng cường làm đêm.
Đại diện tổng thầu cũng cho hay, mặt bằng của công trường NSRP lớn hơn Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất gấp 3 lần. Thời gian để thực hiện hợp đồng EPC tại Nghi Sơn là 40 tháng, trong khi Dung Quất là 44 tháng, là một thách thức với nhà đầu tư và nhà thầu.
Quy mô của NSRP là 10 triệu tấn dầu thô/năm trong giai đoạn 1, còn NMLD Dung Quất là 6,5 triệu tấn/năm.
Nhấn mạnh với Phó thủ tướng việc chú trọng an toàn cho người lao động trên công trường, ông Hayashi, Phó giám đốc dự án kiêm Giám đốc công trường cho hay, Dự án NSRP có một khác biệt lớn là công việc thi công đều được lắp hệ thống giàn giáo rất đặc biệt để bảo vệ. Thông qua dự án này, nhà thầu đang chuyển giao công nghệ sử dụng giàn giáo để bảo vệ người lao động khi thi công ở trên cao và văn hoá thi công an toàn cho người lao động.
NSRP cũng nhắc tới quy mô vốn đầu tư là 9,237 tỷ USD, cao hơn so với con số 9 tỷ USD đang được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư. Như vậy, thời gian tới, Dự án chắc chắn sẽ có những điều chỉnh nhất định về quy mô vốn đầu tư.
Video đang HOT
Cho tới thời điểm cuối tháng 8/2015, các đối tác trong Dự án đã góp vốn 13 lần với tổng cộng 2,3 tỷ USD. Vốn vay của khoảng 40 ngân hàng, tổ chức tài chínhcam kết cho Dự án cũng đã giải ngân được 2,53 tỷ USD.
Được biết, trong tháng 9/2015, khoản vay thứ cấp đầu tiên từ chính các nhà đầu tư tham gia cho dự án với quy mô 150 triệu USD sẽ được giải ngân.
Hiện, Dự án NSRP đang ở tháng thứ 25, kể từ khi bắt đầu triển khai xây dựng vào tháng 7/2013. Dự án dự tính hoàn thành cơ khí vào tháng 11/2016 và sẽ tiến hành nghiệm thu lần đầu vào tháng 7/2017, cùng với đó là việc bắt đầu chuyển sang giai đoạn vận hành thương mại.
Cũng để chuẩn bị cho vận hành, công việc đào tạo đã được khởi động. Theo kế hoạch, sẽ có 1.272 vị trí làm việc tại NSRP và hiện có khoảng 900 nhân sự đã được tuyển dụng, đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Dầu khí (Vũng Tàu), sau đó thực tập và đào tạo tiếp tại NMLD Dung Quất cùng các nhà máy lọc dầu ở nước ngoài, đặc biệt là với những phân xưởng liên quan mà hiện chưa có tại NMLD Dung Quất.
NSRP là dự án lọc hoá dầu thứ hai tại Việt Nam nhưng khi đi vào vận hành sẽ có quy mô lớn nhất trong lĩnh vực này.
Với quyết tâm bỏ hơn 9 tỷ USD đầu tư, Dự án này cũng nhận được các ưu đãi. Đó là ưu đãi thuế 3%, 5% và 7% (tương tự NMLD Dung Quất) với thời gian 10 năm và được cấp bù trong trường hợp thuế suất thuế nhập khẩu thấp hơn mức trên. Ngoài ra, Dự án còn được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong toàn bộ thời hạn 70 năm của dự án, trong đó được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.
NSRP cũng được Tập đoàn Dầu khí chịu trách nhiệm bao tiêu toàn bộ sản phẩm lọc dầu với thời hạn 15 năm kể từ khi vận hành thương mại.
Do tới năm 2017 mới đi vào hoạt động, nên thời gian ưu đãi mà NSRP được hưởng là 10 năm sẽ kéo dài tới tận năm 2027. Trong khi đó, theo đúng lộ trình, hết năm 2018, NMLD Dung Quất sẽ không còn được ưu đãi thuế.
Tại buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tuần trước, ông Nizar Al Adsani, Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty dầu khí Quốc gia Kuwait (KPC), Công ty mẹ của Công ty Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) – nhà đầu tư chiếm 35,1% trong NSRP cũng cho hay, tiềm năng dầu mỏ của Kuwait là rất lớn, đặc biệt ưu tiên cho KPC/KPI cũng như cho lĩnh vực lọc hóa dầu. Nhu cầu của riêng KPI về mở rộng, đặc biệt mô hình chế biến sâu cho NSRP đang được nghiên cứu, cho dù Liên doanh còn đang bận rộn cho quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị đang ở giai đoạn đỉnh cao.
Theo Thanh Hương
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Dịch vụ sim điện thoại sinh viên: Ham rẻ dễ vớ hàng rởm
Sim điện thoại sinh viên chỉ có thời hạn sử dụng trong quãng thời gian khách hàng là sinh viên.
Dịch vụ làm, bán sim sinh viên xuất hiện khắp nơi
Có cầu ắt có cung
Sau thời gian đó, sim sẽ được chuyển về gói cước thường. Do sim sinh viên có nhiều ưu đãi nên không ít chủ thuê bao khác dù không phải là sinh viên cũng muốn được sử dụng gói cước này. Theo đó, dịch vụ bán sim sinh viên đã kích hoạt hoặc chuyển gói cước đã xuất hiện ngày càng nhiều như "nấm mọc sau mưa" với lời quảng cáo hấp dẫn "ưu đãi siêu đặc biệt, khách hàng chỉ cần bỏ ra tiền trăm nhưng lại được sở hữu một sim sinh viên tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi năm"?!
Trong vai một khách hàng có nhu cầu chuyển từ gói cước thông thường sang gói sinh viên, chúng tôi gọi điện đến số điện thoại đăng trên mạng 0934180... thì nhận được câu trả lời như đinh đóng cột: "Khách hàng không phải là sinh viên chỉ cần chụp ảnh chứng minh nhân dân, số sim sinh viên cần chuyển, 5 số điện thoại liên lạc gần đây nhất và một khoản phí gửi vào email và tài khoản của bên nhận làm dịch vụ sẽ được sử dụng gói cước sinh viên trong thời gian từ 1-2 ngày"?!
Cũng theo người này, giá dịch vụ đối với các mạng là không đồng nhất, tùy thuộc vào "độ khó" của từng nhà mạng, dao động từ 150.000-200.000 đồng, thời gian sử dụng là 4 năm. Sim sinh viên hiện được rao bán khá công khai với 2 loại chính, sim rác sắp hết hạn gói cước học sinh, sinh viên, chỉ dùng để gửi tin nhắn có giá từ 40.000-100.000 đồng/sim. Những sim sử dụng làm sim chính, số đẹp, dễ nhớ giá từ 200.000-400.000 đồng/sim.
Gọi điện đến số tổng đài của MobiFone, chúng tôi được biết, do có nhiều ưu đãi như được cộng tiền định kỳ vào tài khoản hàng tháng nên thủ tục làm sim sinh viên rất chặt chẽ. Người dùng muốn chuyển gói cước sang sim sinh viên phải có giấy tờ tùy thân và trực tiếp ra đại lý sim đăng ký. Khách hàng phải có chứng minh nhân dân photo có công chứng và phải có thẻ sinh viên còn hạn sử dụng theo quy định.
Với những sinh viên mới vào trường chưa được cấp thẻ phải có xác nhận của trường đang theo học. Do vậy, trong quá trình kiểm tra thông tin, nếu phát hiện chủ thuê bao nào không phải là sinh viên nhưng vẫn sử dụng gói cước này, nhà mạng sẽ cắt hợp đồng, chuyển sang gói cước thông thường. Thời gian qua, biện pháp này đã được thực hiện đối với một số chủ thuê bao.
Mất tiền mua... rủi ro
Một trong những nguyên nhân khiến sim sinh viên được bán tràn lan là do một số sinh viên đã sử dụng thẻ sinh viên của mình để mua sim từ các nhà mạng rồi bán lại cho các cửa hàng kinh doanh sim. Điều này có thể làm phát sinh nhiều rắc rối cho cả bên bán và bên mua sim bởi nếu người mua sim sử dụng sim đó để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì người đứng tên sim sẽ gặp không ít rắc rối, liên lụy. Ngược lại, do gói cước sinh viên không thể chuyển tên chủ thuê bao nên bên mua sim từ các cửa hàng có thể bị mất sim bất cứ lúc nào, khi người đứng tên sim đó có yêu cầu đòi lại sim mình đã đứng tên.
Theo luật sư Nguyễn Tiến Hòa - Đoàn Luật sư Hà Nội, hành vi mua, bán và sử dụng sim sinh viên nêu trên là trái quy định. Song, với không ít người tiêu dùng, do hoa mắt vì những ưu đãi từ gói cước sinh viên nên đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro, thậm chí cả việc mất sim để bỏ tiền cho bên cung cấp dịch vụ nhằm sử dụng gói cước này. Trong khi đó, trên thực tế, nhiều người đã mua phải sim đã được kích hoạt từ trước, không đúng thông tin của thuê bao sử dụng.
Khi phát hiện ra, nhà mạng sẽ khóa sim này, chuyển về gói cước thông thường. Trong trường hợp này, chỉ khách hàng là người chịu thiệt. "Để tránh "tiền mất, tật mang", mỗi người dân cần cân nhắc kỹ trước khi mua các loại sim được bày bán trôi nổi trên thị trường. Bên cạnh đó, các em sinh viên cần thận trọng khi dùng tên, tuổi và mã số sinh viên của mình đăng ký mua sim rồi bán lại cho người khác, tránh việc lộ lọt thông tin cá nhân và những phức tạp có thể nảy sinh" - luật sư Nguyễn Tiến Hòa khuyến cáo.
Theo_An ninh thủ đô
Gấp rút gỡ vướng cho các dự án lọc dầu tỷ đô Những vướng mắc cuối cùng liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng của Dự án Hóa dầu Long Sơn ở Bà Rịa - Vũng Tàu đã được gỡ bỏ, tạo điều kiện để chủ đầu tư triển khai Dự án. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất - dự án lọc hóa dầu duy nhất tại Việt Nam đã đi vào hoạt...