Sẽ có động đất liên hoàn tàn phá gấp 32 lần “ác mộng” Nepal?
Theo tờ India Times (Ấn Độ), cơn ác mộng động đất tại Nepal thực chất đã được các nhà khoa học tiên đoán từ trước. Tuy nhiên, các chuyên gia lo rằng vụ động đất tại Nepal vẫn chỉ mới là “phần nổi của tảng băng”. Nhiều khả năng sẽ có một vụ động đất với sức tàn phá gấp 32 lần cơn ác mộng cuối tuần qua tại Nepal.
Cơn ác mộng được báo trước
Cơn ác mộng động đất tại Nepal đã gây nên hàng ngàn thương vong
Theo tờ India Times, các chuyên gia hồi đầu tuần qua đã dự đoán rằng Nepal chuẩn bị đón nhận một cơn dộng đất vô cùng khủng khiếp. Vào hồi tháng 2-2014, các chuyên gia cũng đã dự đoán sẽ có một cơn địa chấn xảy ra trên mảng địa chất Ấn Độ khi phân tích các vết rạn nứt địa chất tại khu vực.
Thậm chí một nhóm khoa học gia đã đến thủ đô Kathmandu của “nóc nhà thế giới” để lập một kế hoạch cứu người dân tại thành phố này. Thế nhưng, họ lại không thể ngờ rằng cơn ác mộng lại ập đến quá nhanh, chỉ bảy ngày sau khi họ đến được thủ đô Nepal. Các chuyên gia thống kê, vụ động đất lần này có sức tàn phá lớn thứ năm trong vòng 205 năm qua tại Kathmandu.
Sẽ có một cơn động đất tàn phá gấp 32 lần
Các mảng địa chất hiện đang có nhiều biến động
Theo ông Harsh K Gupta (nguyên giám đốc Viện nghiên cứu Địa chất Quốc gia tại Hyderabad), cơn ác mộng tại Nepal tuần qua chỉ mới là “phần nổi của tảng băng”. Ông cho rằng cơn địa chấn tại Nepal vẫn chưa giải phóng hết tất cả năng lượng hiện đang dồn nén tại khu vực.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng cơn động đất vừa qua tại Nepal có sức công phá tương đương 100 triệu tấn thuốc nổ TNT. Nhưng sức công phá này chỉ bằng 5% số năng lượng đang bị dồn nén. Nói nôm na, vẫn còn “hàng tỷ tấn thuốc nổ” chưa được giải phóng hết khỏi mảng địa chất khu vực. Trả lời tờ India Express, ông Gupta dự đoán: “Mảng địa chất khu vực này vẫn đang bị dồn nén rất lớn. Nhiều khả năng sẽ xảy ra thêm một cơn động đất lớn, thậm chí là một chuỗi các vụ động đất, với mức cao hơn 8 độ Richter.”
“Thà có một vài cơn động đất 7.9 độ Richter (tương tự vụ động đất tại Nepal – ND) còn hơn phải đương đầu với một cơn động đất lên đến 9 độ Richter. Khi đó mới thật sự là thảm họa”.Trong khi đó, nhà khoa học Sankar Kumar Nath tại học viện IIT Kharagpur lo sợ một cơn địa chấn lên đến 9 độ Richter nhiều khả năng sẽ bất ngờ xuất hiện. Trả lời tờ Indian Express, ông khẳng định rằng:
Kiệt Anh
Theo_PLO
Động đất Nepal: Hơn 3.700 người chết, dân ùn ùn rời thủ đô
Theo thống kê đến chiều ngày 27.4, số người chết vì động đất tại Nepal đã vượt mức 3.700. Hàng ngàn người Nepal bắt đầu tìm đường chạy khỏi thủ đô Kathmandu vào ngày 27.4 do hoảng loạn trước các cơn dư chấn sau động đất và lo sợ thiếu lương thực, nước uống.
Cảnh sát Nepal đào bới đống đổ nát để tìm kiếm người sống sót tại Kathmandu ngày 27.4 - Ảnh: Reuters
Reuters dẫn lời một quan chức nội vụ cấp cao Nepal cho biết nhà chức trách vẫn chưa nối liên lạc được với một số vùng bị tàn phá nặng nề nhất. Quan chức này cũng cảnh báo số người chết có thể tăng đến 5.000 người.
Con số người chết được chính phủ Nepal xác nhận trong ngày 27.4 là 3.726 người. Trận động đất mạnh 7,8 độ Richter vào ngày 25.4 là thiên tai đẫm máu nhất tại Nepal tính từ năm 1934. Ngoài ra, hơn 6.500 người đã bị thương.
Truyền thông Trung Quốc thông báo có 66 người chết tại vùng biên giới với Ấn Độ và có ít nhất 20 người thiệt mạng tại Khu tự trị Tây Tạng.
Con số thương vong nhiều khả năng sẽ còn tăng trong bối cảnh lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận các vùng hẻo lánh tại đất nước có 28 triệu dân này, Reuters bình luận.
Ùn ùn tháo chạy khỏi Kathmandu
Nhiều người vật vạ chờ bên ngoài khu vực lên máy bay tại sân bay Tribhuvan ở Kathmandu ngày 27.4 - Ảnh: Reuters
Các con đường ra khỏi thủ đô Kathmandu đều kẹt cứng người. Một số người ôm con nhỏ trong tay, cố leo lên các chiếc xe buýt hoặc xin quá giang các xe tải để chạy về vùng đồng bằng.
Tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu, hàng dài đông nghẹt người, gồm du khách và người dân địa phương mòn mỏi chờ được lên máy bay rakhỏi vùng thiên tai.
"Tôi sẵn lòng bán số vàng đang đeo để mua một chiếc vé, nhưng không còn vé nữa rồi", Reuters dẫn lời Rama Bahadur, một phụ nữ Ấn Độ làm việc tại thủ đô Nepal.
Nhiều người dân Kathmandu đã phải ra ngoài đường ngủ kể từ sau khi cơn động đất mạnh 7,8 độ Richter xảy ra vào trưa ngày 25.4. Những người này hoặc do nhà của họ đã bị san bằng, hoặc sợ các cơn dư chấn sẽ chôn vùi họ trong đống đổ nát, theo Reuters.
Chính quyền Kathmandu, vốn đã choáng ngợp bởi đợt thiên tai, hiện phải đối phó với tình trạng thiếu nước uống, thực phẩm và điện, cũng như hiểm họa dịch bệnh bùng phát.
Sống nhờ mì gói và trái cây
Trẻ em Nepal bị thương vì động đất - Ảnh: Reuters
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thông báo có gần một triệu trẻ em tại Nepal bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì cơn động đất, đồng thời cảnh báo nguy cơ bùng nổ dịch bệnh truyền nhiễm.
Tại thị trấn Bhaktapur, phía đông Kathmandu, nhiều người đang phải sống trong những chiếc lều dựng tạm bợ tại một ngôi trường sau khi các chung cư đổ sập hoặc bị nứt toác vì động đất. Họ sống lây lất nhờ mì gói và trái cây, theo Reuters.
Tổng thống Nepal phải ngủ lều
Tối 25.4 (giờ địa phương), Tổng thống Nepal, ông Ram Baran Yadav đã phải ngủ trong lều vì văn phòng kiêm khu cư ngụ của ông bị nứt nhiều chỗ.
Kênh truyền hình NDTV (Ấn Độ) dẫn lời một quan chức cấp cao Nepal xác nhận ông Yadav và các cận vệ đã ngủ một đêm trong lều vì lo sợ dư chấn sẽ làm sập tòa nhà. Văn phòng tổng thống Nepal được xây cách đây khoảng 150 năm, với kiến trúc kiểu Anh.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Động đất ở Nepal tương đương với 20 quả bom nguyên tử Trận động đất lớn nhất ở Nepal trong gần một thế kỷ qua được các chuyên gia đánh giá có sức tàn phá tương đương với 20 quả bom nguyên tử. Theo tin tức trên tờ Times of India, trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã khiến cho ít nhất 3.260 người thiệt mạng cùng hơn 6.000 người khác bị thương. Số...