Sẽ có chế tài xử phạt nghiêm hành vi xâm hại trẻ em
Theo chương trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, ngày mai (27-5), Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em và thảo luận trực tuyến về vấn đề này.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí.
Trao đổi với phóng viên Báo Hànộimới bên hành lang Quốc hội chiều 26-5, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội khẳng định, sau khi Quốc hội lựa chọn giám sát tối cao về vấn đề này, chắc chắn sẽ có chế tài xử phạt nghiêm tội phạm có hành vi xâm hại trẻ em.
Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí, báo cáo của Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội cho thấy, vấn đề xâm hại trẻ em đã và đang xảy ra nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân là do công tác truyền thông, giáo dục và sự hiểu biết của trẻ em để nhận ra hành vi nào được coi là xâm hại nhằm ngăn chặn kịp thời cũng như việc cung cấp kỹ năng để trẻ em phòng, chống loại tội phạm này hiện có quá ít và mỏng, chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, sau đợt giám sát tối cao, cần đưa việc giáo dục về các hành vi xâm hại vào nhà trường nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ em; đồng thời đào tạo cho các em những kỹ năng cần thiết để phòng, chống hành vi này.
Video đang HOT
Về việc thời gian qua có nhiều hành vi xâm hại trẻ em, xâm hại tình dục nơi công cộng bị dư luận phát giác nhưng chế tài xử phạt chưa tương xứng, thậm chí chưa xử lý nghiêm tội phạm, đại biểu Nguyễn Anh Trí thừa nhận, cuộc sống đang diễn ra rất phức tạp và liên tục biến đổi nhưng việc cải cách hệ thống luật pháp, dù đã tính đến sự biến động này, vẫn chưa theo kịp diễn biến quá nhanh của thực tế.
Theo đại biểu, việc xử phạt 200.000 đồng với hành vi xâm hại tình dục trong thang máy được coi là bất hợp lý, gây bức xúc trong dư luận nhưng theo luật, quy định mức phạt chỉ dừng lại như vậy. Người làm luật dù đã tính đến vi phạm này nhưng khó có thể tính được sự thay đổi của mức phạt ra sao để phù hợp với diễn biến thực tế của tội phạm. Đặc biệt, người soạn thảo luật có thể chưa lường được hết trong khoảng thời gian chỉ vài phút ở thang máy lại có thể xảy ra những hành vi xâm hại, vì lúc khởi thảo luật xử lý vi phạm, xã hội chưa có những biến động như hiện tại.
Đồng tình với việc cần sửa đổi chế tài theo hướng xử phạt nặng nhằm răn đe tội phạm xâm hại trẻ em, đại biểu Nguyễn Anh Trí cũng tin tưởng, ngay sau đợt giám sát tối cao, sẽ có những chuyển biến tích cực nhằm xử lý nghiêm tội phạm xâm hại trẻ em cũng như nâng cao nhận thức cho trẻ em trong việc phòng, chống loại tội phạm nguy hiểm này.
Phối hợp bảo vệ trẻ em trên không gian mạng
Nhiều trẻ em đã sớm trở thành "công dân số" và ở trên mạng nhiều hơn 1 giờ/ngày, đòi hỏi phải có biện pháp để các em tham gia môi trường mạng an toàn, lành mạnh.
Trẻ em cần được bảo vệ trên không gian mạng
Cục An toàn thông tin (Bộ TT-TT) và Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) đã ký kết kế hoạch phối hợp về bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên không gian mạng.
Theo kế hoạch này, hai cơ quan sẽ phối hợp nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; sửa đổi, bổ sung, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiệu quả và chế tài xử lý nghiêm minh hơn các loại tội phạm xâm hại trẻ em trên môi trường mạng;
Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Xây dựng công cụ, phương tiện để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em, giáo dục tích cực trên môi trường mạng;
Nâng cao hiểu biết cho trẻ em về kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng bổ ích, an toàn, kỹ năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng và lên tiếng thông tin, thông báo, tố giác hành vi, vụ việc xâm hại trẻ em trên môi trường mạng;
Khảo sát, đánh giá tác động của môi trường mạng; xây dựng cơ sở dữ liệu về các nội dung trên mạng phân loại theo độ tuổi; giám sát, thu thập, phân tích, cảnh báo về nguy cơ, mã độc, sự cố tấn công mạng liên quan đến bảo vệ trẻ em; xử lý, khắc phục tấn công mạng liên quan đến bảo vệ trẻ em;
Triển khai xây dựng, hướng dẫn về bộ tiêu chí bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; Thí điểm hệ sinh thái thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào xây dựng nội dung lành mạnh cho trẻ em trên môi trường mạng.
Thực tế cho thấy, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang bước vào thời đại chuyển đổi số rộng khắp, trẻ em trở thành "công dân số" từ rất sớm, sống trên môi trường mạng nhiều giờ/1 ngày. Thực trạng này làm thay đổi hoàn toàn cách các em học tập, kết bạn, giao tiếp so với thế hệ trước.
Bối cảnh đó đòi hỏi các cơ quan phải chung tay xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn cho người dân nói chung và trẻ em nói riêng; Bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng; Trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng sống an toàn trên môi trường mạng.
Theo anninhthudo
Bảo vệ trẻ em trên môi trường in-tơ-nét Từ thực tế nêu trên, các cơ quan chức năng cần có những phương pháp và chính sách cụ thể để bảo vệ trẻ em vượt qua sự cám dỗ và độc hại của môi trường mạng. Ảnh minh họa Năm nay, trọng tâm trong chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được xác định và...