Sẽ có cạnh tranh quyền lực giữa 2 nhóm cổ đông hậu đấu giá Vinaconex?
Với 57,7% cổ phần trong tay, An Quý Hưng sẽ nắm được quyền chi phối đối với hoạt động của Vinaconex nhưng chưa có “quyền lực tuyệt đối” với các quyết sách quan trọng.
Sau khi kết quả đấu giá cổ phần Vinaconex được ngã ngũ, câu hỏi lớn nhất vẫn là năng lực tài chính của An Quý Hưng – nhà đầu tư được cho là đã chiến thắng khi trả mức giá gần 7.400 tỷ đồng để giành chiến thắng trong phiên đấu giá 57,7% cổ phần của Tổng Công ty Vinaconex. An Quý Hưng đã trả mức giá 28.900 đồng/cp – cao hơn 36% so với giá khởi điểm.
An Quý Hưng được sở hữu bởi ông Nguyễn Xuân Đông – người hiện đang là thành viên HĐQT của Hải Phát Invest (HPX). Tại thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của An Quý Hưng chỉ đạt lần lượt là 1.000 tỷ và 456 tỷ đồng. Các con số tương ứng của Vinaconex là 13.000 tỷ và 7.900 tỷ đồng.
Ngay trước khi đợt đấu giá diễn ra, vốn điều lệ của An Quý Hưng được tăng từ 360 tỷ lên 500 tỷ đồng thì con số này vẫn khá nhỏ để có thể huy động được tới gần 7.400 tỷ đồng – nhiều khả năng là vốn vay – để thực hiện thương vụ này. Do đó, cũng không loại trừ khả năng An Quý Hưng chỉ là đầu mối đứng ra “mua hộ” những nhà đầu tư khác.
An Quý Hưng cũng từng mua rồi bán lại 31% cổ phần của Vimeco (VMC), một trong những công ty thành viên chủ chốt của Vinaconex. Do vậy hiện vẫn quá sớm để biết được An Quý Hưng có dự định đầu tư lâu dài vào Vinaconex hay không.
Dù vậy một điều chắc chắn là sự xuất hiện của An Quý Hưng đã làm cho kế hoạch của một tập đoàn tư nhân lớn trong nước vốn rất quan tâm đến việc mua lại cổ phần của Viettel lẫn SCIC đã không thể thành công. Do đó, cục diện sở hữu sau phiên đấu giá chắc chắn sẽ có nhiều biến động bất ngờ.
Với 57,7% cổ phần trong tay, An Quý Hưng sẽ nắm được quyền chi phối đối với hoạt động của Vinaconex nhưng chưa có “quyền lực tuyệt đối”.
Video đang HOT
Theo Điều lệ của Vinaconex, các quyết định của Đại hội đồng cổ đông liên quan đến việc sửa đổi và bổ sung Điều lệ, chào bán cổ phiếu, tổ chức lại doanh nghiệp, các giao dịch mua bán tài sản có giá trị lớn… chỉ được thông qua khi có từ 65% trở lên số phiếu bầu của các cổ đông có quyền biểu quyết.
Như vậy, nếu An Quý Hưng và các bên liên quan nắm giữ thêm gần 8% cổ phần nữa để lên trên mức 65% thì khi đó nhóm này sẽ có toàn quyền quyết định các quyết sách quan trọng.
Ở phía ngược lại, nếu nhà đầu tư mua lại 21,3% cổ phần từ Viettel nếu tăng được tỷ lệ sở hữu lên trên 35% thì có thể phủ quyết được mọi quyết sách quan trọng do nhóm cổ đông đa số đưa ra. Nếu 2 bên muốn gia tăng sở hữu để củng cố tiếng nói thì người được lợi nhất sẽ là Pyn Elite Fund, cổ đông ngoại đang nắm 7,1% cổ phần.
Đó là trong trường hợp 2 nhóm cổ đông không tìm được tiếng nói chung và đây là điều mà không ai mong muốn. Không ít doanh nghiệp đã từng có giai đoạn đình trệ khi mà 2 nhóm cổ đông lớn không tìm được tiếng nói chung và phủ quyết lẫn nhau như đã từng xảy ra tại Bibica, Vicostone…
Kinh Kha
Theo Trí thức trẻ
Công ty của con trai ông Trịnh Văn Bô cùng 1 doanh nghiệp "lạ" tham gia đấu giá lượng cổ phiếu Vinaconex trị giá 2.000 tỷ đồng
Viettel sẽ bán đấu giá trọn lô 21,28% cổ phần của Vinaconex vào ngày 22/11.
Ông Trịnh Cần Chính là con trai của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô
Ngày 22/11 tới đây, cả SCIC và Viettel sẽ cùng tổ chức bán đấu giá trọn lô toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ tại Tổng Công ty Vinaconex (VCG). Theo đó, Viettel đấu giá toàn bộ 94 triệu cổ phần, tương đương 21,3% vốn điều lệ còn SCIC đấu giá 57,7% cổ phần.
Giá khởi điểm là 21.300 đồng/cp và nhà đầu tư phải mua toàn bộ số cổ phần mà SCIC hoặc Viettel đang nắm giữ. Tính theo giá khởi điểm, lô cổ phần của SCIC có trị giá 5.429 tỷ đồng còn lô của Viettel trị giá 2.002 tỷ đồng.
Cả 2 cổ đông lớn nhất của Vinaconex là SCIC và Viettel cùng thoái vốn
Hiện tại, mức giá khởi điểm đấu giá cao hơn 15% so với thị giá hiện tại của cổ phiếu VCG, đạt 18.600 đồng. Từ tháng 4/2018 đến nay, cổ phiếu VCG đều chưa vượt qua được mức giá 20.000 đồng.
Hội đồng thẩm định đã "chốt" danh sách các nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện tham gia đấu giá mua cổ phần Viettel tại Vinaconex theo lô là: Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ và CTCP Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam.
Một trong những tiêu chí xem xét và đánh giá nhà đầu tư là việc phải chứng minh năng lực tài chính đủ khả năng mua toàn bộ số lượng cổ phần của Viettel. Như vậy, các nhà đầu tư lọt qua danh sách thẩm định chắc hẳn phải có một hồ sơ năng lực tài chính đáng nể.
Đáng chú ý là cả 2 doanh nghiệp này đều khá lạ lẫm. Công ty Bất động sản Cường Vũ được thành lập ngày 7/11/2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ sở hữu kiêm Giám đốc Công ty là ông Vũ Xuân Cường, sinh năm 1970.
Vốn điều lệ của Cường Vũ khi thành lập là 20 tỷ đồng và chưa có thay đổi gì mới theo như thông tin trên Cổng đăng ký kinh doanh.
Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Thăng Long Việt Nam được thành lập vào 26/1/2010 với có trụ sở chính tại số 135 đường Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
Khi mới thành lập, Thăng Long Việt Nam có vốn điều lệ 120 tỷ đồng và vốn pháp định 6 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông gồm 6 cá nhân, trong đó ông Nguyễn Văn Đức là cổ đông lớn nhất chiếm 37% vốn điều lệ, tương đương 44,4 tỷ đồng.
Đến năm 2015, Thăng Long Việt Nam đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 380 tỷ đồng. Đồng thời các cổ đông sáng lập cũng thoái vốn, chỉ còn ông Nguyễn Văn Đức nâng tỷ lệ sở hữu lên 44%.
Người đại diện theo pháp luật của Thăng Long Việt Nam là Tổng giám đốc Trịnh Cần Chính. Địa chỉ của ông Chính tại số 34 Hoàng Diệu, Hà Nội cũng chính là căn biệt thự 3.000m2 của Nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Được biết ông Trịnh Cần Chính là con trai của ông Trịnh Văn Bô.
Kinh Kha
Theo Trí thức trẻ
Sau tăng trần, cổ phiếu VCG bất ngờ sụt giảm mạnh Phiên "mở hàng" đầu tuần ngày 26/11 diễn ra khá thận trọng, quan sát xu hướng, thanh khoản cầm chừng. Trong đó cổ phiếu VCG của Vinaconex gây bất ngờ khi giảm đến 8,9% xuống còn 18.500 đồng/cổ phiếu sau phiên tăng trần. Giới đầu tư chứng khoán dè dặt chọn thời điểm mua bán thích hợp Khác với áp lực bán trong...