Sẽ có các giải pháp tổng thể phát triển trái phiếu doanh nghiệp
Bộ Tài chính đang xây dựng báo cáo về giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó đề xuất các giải pháp tổng thể từ hoàn thiện khung khổ pháp lý đến phát triển cơ sở nhà đầu tư, tổ chức thị trường, tăng cường quản lý, giám sát.
Sẽ có các giải pháp tổng thể phát triển trái phiếu doanh nghiệp.
Đây là thông tin được Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) cho biết tại Hội thảo “Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam: Định giá trái phiếu và thị trường thứ cấp”, vừa tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo này được tổ chức trong khuôn khổ chương trình hợp tác giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng Phát triển châu Á cùng với sự hỗ trợ của Asian Bond online.
Phát biểu tại hội thảo, bà Phan Thị Thu Hiền – Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính cho biết, trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh, từng bước trở thành kênh huy động vốn quan trọng của các doanh nghiệp, góp phần giảm áp lực huy động vốn cho kênh tín dụng ngân hàng.
Đến cuối tháng 9/2019, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 9,91% GDP. Dự kiến, năm 2019 quy mô thị trường sẽ gấp 9,6 lần so với năm 2012, vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020 tại Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. “Có được kết quả này là do khung khổ pháp lý về phát hành trái phiếu doanh nghiệp liên tục được đổi mới, hoàn thiện, cơ sở nhà đầu tư dần được đa dạng hóa, hạ tầng thị trường từng bước được hoàn thiện” – bà Phan Thị Thu Hiền nhấn mạnh.
Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành trái phiếu để mở rộng sản xuất kinh doanh, thị trường trái phiếu doanh nghiệp có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, theo bà Phan Thị Thu Hiền, quá trình phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số vấn đề như: Quy mô của thị trường nhỏ, phát hành trái phiếu chưa trở thành kênh huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp; thị trường thứ cấp chưa phát triển, thanh khoản sau khi phát hành thấp, tính công khai minh bạch còn hạn chế; thiếu tổ chức xếp hạng tín nhiệm; cơ sở nhà đầu tư còn mỏng, thiếu các nhà đầu tư dài hạn có tiềm lực tài chính mạnh…
Cùng với Nghị định 163/2018/NĐ-CP về trái phiếu doanh nghiệp đã được Chính phủ ban hành, để thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tại dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi cũng đã có những sửa đổi căn bản cả về phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ.
Bà Phan Thị Thu Hiền còn cho biết thêm, Bộ Tài chính đang xây dựng báo cáo các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó đề xuất các giải pháp tổng thể từ hoàn thiện khung khổ pháp lý đến phát triển cơ sở nhà đầu tư, tổ chức thị trường, tăng cường quản lý, giám sát. Theo đó, bên cạnh vấn đề về thị trường sơ cấp, vấn đề về cơ sở hạ tầng thị trường và phát triển thị trường thứ cấp đang là các nội dung được quan tâm.
Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Viện Nghiên cứu Nomura và Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cũng đã chia sẻ kinh nghiệm và khuyến nghị cụ thể các giải pháp để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam.
Video đang HOT
Duy Thái
Theo TBTC
Thương vụ 'đấu ngược', tỷ phú Nguyễn Đăng Quang mở cửa 4,6 tỷ USD
Masan của ông Nguyễn Đăng Quang vừa công bố một thương vụ bước ngoặt, có thể giúp quy mô thị trường đầu ra tăng thêm 3,5 lần, từ 1,3 tỷ USD lên 4,6 tỷ USD.
Thông tin từ CTCP Tài nguyên Masan - Masan Resources (MSR) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cho biết, Công ty TNHH Vonfram Masan (MTC) - một công ty con do MSR sở hữu 100% vốn - đã ký hợp đồng mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck GmbH (có trụ sở tại Đức). H.C. Starck là nhà chế tạo hàng đầu thế giới về kim loại có công nghệ chịu nhiệt, cung cấp cho các lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng như điện tử, công nghiệp hóa chất, ô tô, công nghệ y tế, hàng không và hàng không vũ trụ.
Giá trị thương vụ không được hai bên tiết lộ.
Đây được xem là vụ 'đấu ngược' bước thâu tóm hiếm có khi DN Việt mua đứt đơn vị nước ngoài, từ đó Masan Resources (một công ty con của Masan Group) hướng tới trở thành nhà chế tạo vật liệu công nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng chuỗi giá trị tích hợp xuyên suốt hàng đầu thế giới khi có trong tay cả mỏ quặng, khai thác sơ chế cho đến chế biến sâu.
Theo đánh giá của MSR, thương vụ sẽ giúp dòng tiền ổn định qua các chu kỳ, đồng thời mở rộng quy mô thị trường đầu ra lên 3,5 lần, từ 1,3 tỷ USD lên 4,6 tỷ USD, và đưa MSR trở thành nhà chế tạo hàng đầu các sản phẩm vonfram "midstream" cho các ngành công nghiệp quan trọng như cơ khí chế tạo và công cụ, khai khoáng, ô tô, năng lượng, hàng không và công nghiệp hóa chất.
Giá trị công ty sẽ tăng đáng kế do sản phẩm vonfram công nghệ cao có giá bán cao hơn 30-50% so với các sản phẩm oxit vonfram (APT) hiện tại.
Mỏ Núi Pháo của Masan Resources.
Masan Resources được biết đến là nhà cung cấp hàng đầu các khoáng sản quan trọng như vonfram, florit và bismuth. Masan Resources đang quản lý và vận hành nhà máy sản xuất và chế biến quặng đa kim tại miền Bắc Việt Nam.
Masan Resources là công ty nằm trong hệ sinh thái Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. MSR sở hữu mỏ Núi Pháo, mỏ vonfram có trữ lượng lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc với khoảng 83 triệu tấn quặng vonfram, florit, bismut và đồng.
Liên quan tới hoạt động tại mỏ Núi Pháo, một công ty con do MSR sở hữu 100% vốn là Công ty Khai thác khoáng sản Núi Pháo đã thắng kiện 130 triệu USD từ một đối tác Australia sau tranh chấp thực hiện hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị chế biến khoáng sản.
Vợ chồng ông Nguyễn Đăng Quang.
Masan và các doanh nghiệp con của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang gần đây dồn dập nhận dòng tiền lớn trong bối cảnh tập đoàn này đang tấn công vào nhiều lĩnh vực tiềm năng và có quy mô rất lớn, như thực phẩm, khai khoáng...
Masan vừa có động thái di chuyển dòng tiền, với lượng cổ tức khoảng 630 tỷ đồng mà CTCP Vinacafé Biên Hòa (VCF) trả cho Masan Beverage (công ty con của Masan Consumer - MCH) trong bối cảnh tập đoàn này đang tấn công mạnh mẽ vào lĩnh vực chăn nuôi và chế biến thực phẩm có quy mô 10 tỷ USD.
Tập đoàn Masan (MSN) cũng vừa thông báo kế hoạch phát hành trực tiếp trái phiếu kỳ hạn 3 năm (lãi 10%/năm) không chuyển đổi vào 26/9 tới đẻ thu về 1,5 ngàn tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đăng Quang được xếp hạng là tỷ phú USD của thế giới và là người giàu thứ 4 Việt Nam. Đại gia gốc Quảng Trị kín tiếng nhưng có các sản phẩm hiện diện hàng ngày trong mâm cơm gia đình Việt.
Hồi đầu tháng 3/2019, Tạp chí Forbes 3 công bố danh sách tỷ phú USD 2019, ghi danh ông Nguyễn Đăng Quang (chủ tịch Tập đoàn Masan) là tỷ phú USD Việt mới với tài sản đạt 1,3 tỷ USD, đứng thứ 1717 thế giới.
Theo Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang (1963) từng kinh doanh hàng tiêu dùng tại Đông Âu, trước khi về nước thành lập Tập đoàn Masan và sau đó đầu tư vào Techcombank. Ông Quang là tỷ phú tự thân, có 3 con.
Theo số liệu thống kê, ông Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Quang đang gián tiếp nắm giữ khoảng 252 triệu cổ phiếu MSN (thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương), tương đương gần 22% cổ phần Masan, trị giá khoảng 22,6 ngàn tỷ đồng theo vốn hóa của Masan trên sàn.
Bên cạnh đó, vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 3,65% cổ phần MSN. Ông Quang cũng trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Techcombank (TCB), Coninco (CNN)...
Thị trường chứng khoán (TTCK), sáng 17/9 VN-Index tiếp tục tăng phiên thứ 5. Nhiều cổ phiếu blue-chips tăng giá mạnh gồm: Thế Giới Di Động, Vietcombank, REE,...
Các CTCK tiếp tục đưa ra những dự báo thận trọng.
Theo BVSC, thi trương đi lên vơi thanh khoan duy trì ơ mưc cao trên trung binh cho thây đông lưc tăng điêm cua thi trương đang đươc duy trì khá tôt. VN-Index dư báo se tiêp tuc hương đên thư thách vùng kháng cư 1.000-1.005 điêm trong cac phiên tiêp theo.
BVSC cung lưu ý đên kha năng chi sô có thê vâp phai ap lưc rung lăc, điêu chinh khi tiêp cân vung can này. Trong những phiên còn lai cua tuân, thi trương se chiu tac đông từ thông tin cuôc hop chính sách cua Fed và hoat đông tai cơ câu danh muc cua các quỹ ETFs. Ngoài ra, kêt qua nâng hang thi trương cua tô chưc FTSE cung se đươc công bô trong tuân tơi. Nêu những thông tin trên có kêt qua tích cưc se la đông lưc manh giúp thi trương sơm bưt phá khỏi vùng kháng cư tâm lý 1.000-1.005 điêm đê mơ ra cơ hôi hương đên vùng kháng cư manh hơn nằm tai quanh 1.025 trong thơi gian tơi.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/9, VN-Index tăng 6,88 điểm lên 996,74 điểm; HNX-Index tăng 0,02 điểm lên 102,23 điểm và Upcom-Index giảm 0,13 điểm xuống 56,41 điểm. Thanh khoản đạt 260 triệu đơn vị, trị giá 4,9 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet
Làn sóng vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc Tổng giá trị các vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc từ đầu năm 2019 đến nay lên tới 78,4 tỷ CNY (hơn 11 tỷ USD), tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái. Ông Hoàng Công Tuấn DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Công Tuấn - Trưởng Bộ phận nghiên cứu kinh tế CTCP Chứng khoán MB...