Sẽ có Bệnh viện Răng hàm mặt thuộc Đại học Y dược TP.HCM
Phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt thuộc Đại học Y dược TP.HCM sẽ là tiền thân cho Bệnh viện Răng hàm mặt sau này.
Ngày 30-10, Đại học Y dược TP.HCM tổ chức lễ khánh thành phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt (đơn vị điều trị chất lượng cao) tại số 2 Phù Đổng Thiên Vương, phường 11, quận 5, TP.HCM.
PGS-TS Ngô Thị Quỳnh Lan, Trưởng Phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt, cho biết phòng khám được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy, thực hành của sinh viên và giảng viên chuyên ngành Răng hàm mặt Đại học Y dược TP.HCM. Bên cạnh đó, phòng khám còn được sử dụng phục vụ cộng đồng.
Bác sĩ phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt đang điều trị bệnh nhân. Ảnh: TRẦN NGỌC
“Cơ sở vật chất Khoa Răng hàm mặt Đại học Y dược TP.HCM được xây dựng từ năm 1963. Sau đó, khu điều trị khoa Răng hàm mặt được thành lập với 108 bộ ghế nha khoa và khu vô trùng trung tâm theo tiêu chuẩn của Pháp do các trường đại học chuyên ngành nha khoa của Pháp tài trợ” – bà Lan cho biết.
Hiện khu điều trị Khoa Răng hàm mặt được nâng cấp, mở rộng thành Phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt, được đầu tư máy móc hiện đại, trang thiết bị tiên tiến. Hàng năm nơi đây tiếp nhận hơn 31.000 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị.
“Phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt là nơi để sinh viên và học viên sau đại học chuyên ngành Răng hàm mặt thực tập khám và điều trị dưới sự hướng dẫn, giám sát của giảng viên bộ môn” – bà Lan nói thêm.
Video đang HOT
Phòng khám còn là nơi để các bác sĩ (BS) chuyên khoa Răng hàm mặt trực tiếp điều trị. Người bệnh được BS khám, tư vấn và đưa ra các phương thức điều trị phù hợp tùy điều kiện kinh tế. Điều đáng lưu ý là Phòng khám chuyên khoa Răng hàm mặt sẽ là tiền đề cho Bệnh viện Răng hàm mặt thuộc Đại học Y dược TP.HCM sau này.
Với nhiều phụ nữ, 'chuyện ấy' lại biến thành 'nghĩa vụ': Làm sao cải thiện?
Lãnh cảm ở phụ nữ có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân tâm lý, nội tiết, bất thường về cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dục của người phụ nữ...
Căn bệnh khó nói
Chị Nguyễn Thị Nga - sinh năm 1981, trú tại Gò Vấp, TP.HCM, tâm sự vợ chồng chị có hai con. Từ năm 2010 sau khi sinh bé thứ 2 chị Nga rơi vào tình trạng lãnh cảm. Ban đầu, chị còn cố gắng chịu đựng nhưng từ năm 2015 chị không thể quan hệ tình dục.
Mỗi lần vợ chồng gần gũi là chị khó chịu vô cùng. Chị chiều chồng như nghĩa vụ của người vợ, cảm xúc vui vẻ không có, chỉ còn đau đớn. Chị Nga đã điều trị tâm lý nhưng không có hiệu quả. Cuối cùng, chị đành mắt nhắm mắt mở để chồng tìm người phụ nữ khác nhưng không ly hôn.
Hay như trường hợp của bà Vũ Thị Thê - 51 tuổi, Hà Đông, Hà Nội. Bà Thê và chồng không ngủ chung 15 năm nay. Bà Thê không thể quan hệ với chồng dù cả hai đều cố gắng. Bác sĩ cho biết bà bị thiếu hooc môn sinh dục nữ gây nên tình trạng suy buồng trứng sớm. Bà Thê cũng được điều trị nhưng chưa có hiệu quả thì bỏ cuộc, đành chấp nhận "cai" chuyện vợ chồng rất sớm.
Tuy nhiên, bà Thê ngại không nói với ai mà chỉ âm thầm chịu đựng. Hai vợ chồng vẫn ở chung nhà nhưng không ngủ chung giường. Bà biết chồng có phụ nữ bên ngoài nhưng cũng đành chịu.
Theo TS BS Nguyễn Hữu Trung - giảng viên trường Đại học y dược TP.HCM, trước đây khi phụ nữ bị lãnh cảm, họ chỉ âm thầm chịu đựng nhưng hiện nay họ bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân của bệnh và tìm cách để cải thiện tình trạng này...
Về mặt y học, lãnh cảm là sự suy giảm khả năng đáp ứng tình dục ở nữ giới, khiến cho người nữ không còn ham muốn, thậm chí sợ hãi khi phải quan hệ vợ chồng. Họ đáp ứng những nhu cầu tình dục của chồng theo kiểu "nghĩa vụ" một cách lạnh nhạt mà không đạt được cực khoái. Lãnh cảm tình dục không nguy hiểm đến tính mạng của chị em nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc gia đình, hiệu quả công việc và tâm sinh lý.
Vì sao nhiều phụ nữ chuyện ấy lại thành "nghĩa vụ"? Ảnh minh họa
Các biện pháp điều trị
Theo TS Trung, lãnh cảm có thể do bệnh lý gây ra như khiếm khuyết ở cơ quan sinh dục như âm đạo hẹp hay quá ngắn, âm vật bé hay âm vật bị bao phủ bởi mũ chụp âm vật quá dày làm giảm khả năng kích thích vào âm vật khi quan hệ.
Một số trường hợp do tình trạng thiếu hụt nội tiết tố nữ như estrogene ở tuổi mãn kinh, bệnh phụ khoa, viêm đường niệu, đái tháo đường, tăng huyết áp... hoặc do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh này.
Nguyên nhân gặp phổ biến đó là do tâm lý. Theo TS Trung, nguyên nhân của bệnh cũng đa dạng và phức tạp như những vấn đề mâu thuẫn trong quan hệ vợ - chồng, trong gia đình, những thay đổi trong đời sống như sinh con, thay đổi chỗ ở, quá khó khăn trong đời sống kinh tế, người phụ nữ phải nặng gánh gia đình; có quan niệm sai lầm về tình dục và mang tâm lý tiêu cực khi quan hệ vợ chồng.
Nêu lanh cam găp ơ phu nư tre thi viêc chưa tri không đơn gian, bên cạnh điều trị bệnh lý thì cần phải điều trị về mặt tâm lý.
Sử dụng chất bôi trơn hoặc những "công cụ hỗ trợ" trong quan hệ: Khi nữ giới không hứng thú quan hệ tình dục thì sẽ khó kích thích tiết chất nhờn do vậy bộ phận sinh dục bị khô, đau rát khi quan hệ. Bên cạnh nghệ thuật kích thích hưng phấn tình dục của người bạn tình, người phụ nữ có thể sử dụng chất bôi trơn hoặc "công cụ hỗ trợ" khi quan hệ tình dục. Lúc này, người chồng hoặc người bạn tình đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng lãnh cảm của phụ nữ.
Can thiệp tâm lý: vợ chồng nên nói chuyện thẳng thắn về những lý do khiến vợ không có ham muốn gần gũi. Chức năng tình dục của người vợ có thể sẽ bị ảnh hưởng sau các biến cố lớn như sinh con, nuôi con nhỏ... và những xung đột trong cuộc sống hằng ngày. Người chồng cần tâm sự nhẹ nhàng và khéo léo với người vợ những cảm xúc của mình, không nên trách móc, nghi kị hay ghen tuông vợ, tránh tạo áp lực trong chuyện chăn gối.
Phụ nữ có thể điều trị bằng chế độ ăn uống đảm bảo chất dinh dưỡng chứa nhiều lượng estrogen để tăng cường ham muốn và giảm các triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ, làm chậm quá trình lão hóa, món ăn chứa nhiều chất giống estrogen.
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, tránh công việc nặng quá sức. Tập thể dục thể thao để tăng thể lực và tăng sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể.
Giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần nhằm phát hiện sớm viêm nhiễm để điều trị kịp thời.
Liệu pháp tiêm chất làm đầy vào "điểm G" của người phụ nữ, thu nhỏ môi âm vật, mũ chụp âm vật để tăng vùng điểm G của người phụ nữ, góp phần cải thiện tình trạng lãnh cảm của họ.
Trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh phát triển nhỉnh hơn so với phôi tươi Kết quả theo dõi sự phát triển của gần 300 trẻ sinh ra từ thụ tinh trong ống nghiệm qua nhiều năm cho thấy trẻ sinh ra từ phôi đông lạnh phát triển tương đương hoặc tốt hơn trẻ sinh ra từ phôi tươi sau thụ tinh trong ống nghiệm. Ảnh minh họa: ĐQ Đây là nghiên cứu do nhóm nghiên cứu bao...