Sẽ có 8 thứ tiếng dân tộc thiểu số được đưa vào giảng dạy
Thời gian qua, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc trong các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số được các bộ ngành, địa phương đặc biệt quan tâm, trong đó có lĩnh vực ngôn ngữ.
Sắp có thêm 2 thứ tiếng dân tộc thiểu số được đưa vào giảng dạy. Ảnh minh họa.
Theo đó, nhiều địa phương đã chủ động vận dụng sáng tạo giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương cho các học sinh trong các trường học. Điển hình là các hoạt động sưu tầm, biên soạn tài liệu giáo dục văn hóa dân tộc, đưa vào các trò chơi dân gian, lễ hội dân tộc vào trường học…
Đáng chú ý, hiện nay, cả nước đã chính thức triển khai dạy và học 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số (đã có chương trình và sách giáo khoa do Bộ GD & ĐT ban hành) gồm: HMông, Chăm, Khơ Me, Jrai, Ba Na, Ê Đê. Ngoài ra, còn có 2 thứ tiếng là Thái và Mnông đã ban hành chương trình, đang tổ chức thực nghiệm sách khoa và dự kiến sẽ sớm được đưa vào giảng dạy trong các trường học.
Video đang HOT
Thống kê của Ủy ban Dân tộc cho thấy, việc dạy tiếng dân tộc thiểu số đang được thực hiện tại 23 tỉnh, TP trong cả nước. 715 trường, tương ứng với 4.812 lớp và 113.231 học sinh đang được giảng dạy 6 thứ tiếng dân tộc thiểu số kể trên.
Theo Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh, giáo dục văn hóa dân tộc và tri thức địa phương, dạy học tiếng dân tộc thiểu số ở các cơ sở giáo dục vùng dân tộc miền núi được các địa phương rất chú trọng thời gian qua. Nhờ đó, đã góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, khơi dậy niềm tự hào, tạo hứng thú đến trường cho các em học sinh vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Theo kinhtedothi
Công an xã cảnh báo bắt cóc trẻ em vì... 'hiểu nhầm'?
Công an xã Đăk Hà (H.Tu Mơ Rông, Kon Tum) đã phát đi thông báo về việc phòng ngừa các đối tượng hoạt động nghi vấn bắt cóc trẻ em.
Sáng 7.11, Công an xã Đăk Hà phát đi thông báo về việc phòng ngừa các đối tượng hoạt động nghi vấn bắt cóc trẻ em.
Theo đó, hiện nay trên địa bàn xã Đăk Hà xuất hiện một số nhóm người dùng thủ đoạn tinh vi để tiếp cận trẻ em, và có biểu hiện bắt cóc. Những người này thường sử dụng xe máy tìm đến những hộ gia đình có trẻ nhỏ nhưng không có người trông coi hoặc có người già trông coi sau đó dùng kẹo bánh để dụ dỗ trẻ nhỏ bế lên xe.
Bên cạnh đó, những người này còn chờ tại các cổng trường để giả làm người quen của phụ huynh và gặp trực tiếp giáo viên để xin đón trẻ.
Cũng theo thông báo của Công an xã Đăk Hà, vào chiều 4.11, công an xã nhận được tin báo có hai thanh niên đi xe máy đến Trường THCS xã Đăk Hà. Sau đó một thanh niên vào trường gặp giáo viên để xin đón một học sinh (HS) về với danh nghĩa là bạn của bố. Tuy nhiên, giáo viên cảm thấy nghi vấn nên gọi điện cho phụ huynh. Thấy vậy hai thanh niên này liền bỏ chạy.
Ngày 5.11, cũng tại Trường THCS Đăk Hà, có khoảng 6 thanh niên đứng chờ ở cổng trường. Khi thấy HS tan trường, nhóm người này liền xúm lại dụ dỗ các em lên xe. Nhưng các HS hô hoán nên nhóm thanh niên lên xe bỏ chạy.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an xã Đăk Hà đã yêu cầu thôn trưởng, công an viên các thôn, ban giám hiệu các trường học trên địa bàn thông báo, tuyên truyền đến phụ huynh, HS và người dân đề cao cảnh giác. Nếu có vụ việc nghi vấn phải báo ngay cho công an xã để có hướng xử lý.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Hoàng, Hiệu trưởng trường THCS Đăk Hà, cho rằng nội dung thông báo của công an xã về ngày 4.11 là chưa chính xác. Vì trong ngày này, nhà trường họp hội đồng nên HS được nghỉ học. Vì vậy, việc nhóm thanh niên lạ mặt vào trường nói với cô giáo xin chở HS về là không có. Riêng ngày 5.11, một nhóm học sinh lớp 7A2 cùng làng đang trên đường đi học về thì gặp một nhóm thanh niên trẻ tuổi ngỏ ý muốn chở các em về. Thấy vậy, nhóm HS này bỏ chạy. "Có thể là những thanh niên mới lớn muốn chọc ghẹo các HS nữ nên mới có sự hiểu nhầm như vậy. Hiện nhà trường đang phối hợp với chính quyền địa phương xác minh lại thông tin để các HS yên tâm học tập," ông Hoàng cho biết.
Ông An Văn Sáu, Trưởng phòng GD-ĐT H.Tu Mơ Rông, khẳng định thông tin về nghi vấn bắt cóc xảy ra trên địa bàn Trường THCS Đăk Hà là chưa chính xác. Hiện phòng đang phối hợp cùng công an huyện xác minh làm rõ, tránh gây hoang mang trong phụ huynh và HS.
Chiều 7.11, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Cáp Văn Hoàng, Chánh văn phòng UBND H.Tu Mơ Rông, cho biết đã giao cho UBND xã Đăk Hà xác minh, làm rõ sự việc; đồng thời phải báo cáo sớm về UBND huyện để có các biện pháp xử lý cụ thể, tránh gây hoang mang cho người dân.
Tu Mơ Rông là huyện xa xôi, hẻo lánh nhất của tỉnh Kon Tum với đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo thanhnien
Nâng "chất" cho GD dân tộc - nhìn từ Lào Cai Lào Cai - một tỉnh vùng cao biên giới với tỉ lệ 71,27% học sinh (HS) người dân tộc thiểu số, do vậy phát triển giáo dục dân tộc được ngành giáo dục coi như xương sống để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vùng dân tộc. Xây dựng trường PTDTBT cấp TH, THCS, THPT và các trường có HS bán...