Sẽ có 2 kịch bản cho thị trường địa ốc năm 2023
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam dự báo khả năng cao sau tết Quý Mão, Chính phủ sẽ có một số chính sách điều chỉnh.
Thị trường sẽ dần ấm lên và ổn định đến cuối năm.
Thị trường bất động sản bước vào năm 2022 với nhiều hy vọng phục hồi mạnh mẽ, mức tăng trưởng dự báo cao ở con số 8%. Tuy nhiên, những trở ngại từ nền kinh tế toàn cầu và một số yếu tố về mặt tài chính trong nước vào nửa cuối năm đã khiến thị trường có phần chững lại.
Ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam nhìn nhận đây là thời điểm khó khăn với các chủ đầu tư trong nước.
“Niềm tin của người mua nhà đang giảm, những vướng mắc về khung pháp lý là nỗi đau đầu lớn với các chủ đầu tư, nguồn vốn khan hiếm do siết tín dụng kéo theo tính thanh khoản sụt giảm, đồng thời chi phí xây dựng tăng lên. Có thể nói đây không phải là một môi trường kinh doanh lý tưởng với các doanh nghiệp”, ông nhận xét.
Theo Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam, cho đến khi những vấn đề về khung pháp lý được cải thiện, thị trường sẽ chứng kiến một số hệ quả chính như quá trình xây dựng bị gián đoạn cho thiếu vốn xây dựng, kéo theo doanh số bán sụt giảm. Vấn đề này sẽ kéo dài sẽ cho đến khi các chủ đầu tư có thể cung cấp các sản phẩm mới cho thị trường, đặc biệt là sản phẩm hạng B hạng C.
Đưa ra nhận định về thị trường bất động sản năm 2023, ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho rằng sẽ có 2 kịch bản xảy ra.
Video đang HOT
Cụ thể, kịch bản thứ nhất là sau tết Quý Mão, Chính phủ sẽ có một số chính sách điều chỉnh. Thị trường sẽ dần ấm lên và ổn định đến cuối năm. Kịch bản 2 là thị trường bất động sản năm 2023 vẫn còn khó khăn bởi dòng vốn chưa được khơi thông.
Ông Đính cũng dự báo khả năng sẽ xảy ra theo kịch bản 1. Để thích ứng, doanh nghiệp bất động sản sẽ chủ động cơ cấu lại sản phẩm tại các dự án đang phát triển theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu thị trường. Đồng thời, tập trung phát triển nhiều hơn các sản phẩm bất động sản có giá phù hợp tại các dự án mới, khi đó thị trường sẽ lưu thông và thanh khoản tốt hơn.
Để tháo gỡ, kích hoạt thị trường nội địa và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nội địa, ông Đính cho rằng, rất cần phải thúc đẩy hoạt động phát triển cho các dự án bất động sản phù hợp với nhu cầu thị trường.
Theo đó, Tổ Công tác của Chính phủ có thể đề xuất một số cơ chế đặc thù nhằm tháo gỡ cho những dự án cấp thiết, phù hợp với phần lớn nhu cầu của xã hội. Cũng cần có cơ chế cho các dự án thương mại cao cấp nếu chuyển đổi thành sản phẩm phù hợp với đại bộ phận người dân. Và bổ sung ưu tiên cấp vốn và điều chỉnh chính sách để khơi thông nguồn vốn cho những dự án có tính chất nêu trên.
Ngoài ra, theo ông Đính, tiến độ chỉnh sửa luật cũng cần được đẩy nhanh, nội dung sửa cần bám sát thực tế, phải thực sự tháo gỡ được điểm nghẽn đang hiện hữu. Nếu còn vướng mắc thì còn phải sửa, không nên vội vã phê duyệt, nhất là Luật Đất đai. Đồng thời quá trình sửa luật cần thường xuyên được cập nhật, công khai để xã hội nắm bắt, củng cố niềm tin cho thị trường, nhà đầu tư,…
Tại sao thị trường bất động sản hiện nay hoàn toàn khác giai đoạn "đóng băng" 10 năm trước?
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực chỉ ra rằng hồi năm 2012, có những doanh nghiệp bất động sản phải chiết khấu đến 80%.
Trong khi đó, mức giảm giá hiện nay chỉ khoảng 10-30%.
Chu kỳ của thị trường bất động sản thường được biết tới với 4 giai đoạn bao gồm phục hồi - sốt nóng - hạ nhiệt - đóng băng. Sau đợt "đóng băng" đầu tiên từ năm 1997 đến 1999, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào "mùa đông" lần thứ hai trong giai đoạn 2011 - 2013.
Theo số liệu của Tập đoàn CBRE, lượng căn hộ mở bán tại Hà Nội và TP. HCM năm 2013 chỉ còn ở mức 10.000 căn và 4.600 căn, lần lượt giảm 2,5 và 4,2 lần so với mức đỉnh các năm 2010-2011. Lạm phát kéo dài từ cuối 2010 đến 2012, kéo theo lãi suất tăng mạnh với mức đỉnh điểm của lãi suất huy động là 16% (VCB, 12 tháng).
Trong chương trình Landshow của VTV Money với chủ đề "Ngân hàng "nới room", bất động sản khởi sắc?" , TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết đợt "đóng băng" lần thứ hai của bất động sản bắt nguồn từ suy thoái kinh tế. Khủng hoảng tài chính toàn cầu lan ra các nước, trong đó có Việt Nam, tức là lan từ lĩnh vực tài chính, ngân hàng, sang bất động sản.
" Tình hình hiện nay không như vậy. Thị trường bây giờ đã và đang điều chỉnh. Lúc bấy giờ, tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2012 rất thấp, chỉ khoảng 5 - 5,5%. Năm nay chúng ta tăng trưởng 8%. Thời điểm đó lạm phát cũng rất cao, lên tới 18% vào năm 2011. Lạm phát năm nay khoảng 3,2%. Năm tới, kể cả có nhích lên cũng chỉ khoảng trên 4% một chút", ông Lực so sánh mức tăng trưởng kinh tế và lạm phát giữa hai giai đoạn.
" Thực lực doanh nghiệp bây giờ cũng tốt hơn rất nhiều so với trước đây. Thời điểm đó, doanh nghiệp rất rệu rạo. Bây giờ, lợi nhuận trước thuế của toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán 9 tháng đầu năm qua vẫn tăng ở mức 14-15%, tùy lĩnh vực. Một số ngành nghề khó khăn lợi nhuận cũng tăng bình quân 4-5%", ông tiếp tục lập luận.
Chuyên gia này còn chỉ ra rằng giá đất giai đoạn 2009-2010 tăng vọt, dẫn đến thời gian sau đó bắt buộc phải chiết khấu do tình hình quá khó khăn. Hiện nay, mức chiết khấu có thể lên tới 30-35%, nhưng chỉ ở một số dự án, chủ đầu tư và doanh nghiệp, không phải đại trà trên thị trường.
" Đa số chúng ta hiện nay tiền vẫn có, nhưng mang tâm lý chờ đợi bắt đáy, hoặc không biết đầu tư có đúng thời điểm hay không", ông Lực nói.
Hồi tưởng lại giai đoạn bất động sản "đóng băng" lần thứ hai, ông Lực lấy ví dụ vào năm 2012 có những doanh nghiệp phải chiết khấu đến 80%. Bây giờ mức giảm giá, khuyến mại chỉ tầm 10-30%. Vì vậy, tình hình rõ ràng rất khác nhau.
" Thị trường hiện nay vững chãi hơn so với giai đoạn 10 năm trước. Bản chất của tình hình không phải khủng hoảng bất động sản. Chẳng qua thị trường đang điều chỉnh để lành mạnh và bền vững hơn", ông Lực kết luận. Ông còn chỉ ra rằng giá cả và giao dịch bất động sản năm nay có xu hướng giảm trên toàn cầu, không riêng Việt Nam.
Bao giờ thị trường phục hồi?
Bà Đinh Thúy Hương - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bất động sản Tân Hương Phát cũng đồng tình với quan điểm của ông Lực, rằng nhiều người thực ra chỉ đang chờ đợi để "bắt đáy".
" Bây giờ tiền trong dân còn nhiều, nhưng mọi người đang suy nghĩ đã tới đáy hay chưa, đã phù hợp để mua chưa, hay cứ gửi ngân hàng một thời gian nữa rồi mua. Theo ý kiến của cá nhân tôi, rất nhiều người hiện có tâm lý đi gửi tiền ở ngân hàng", bà phát biểu.
Trước những ý kiến cho rằng từ quý II/2023, các nhà đầu tư sẽ ra quân mua bất động sản nhiều bởi khi đó giá giảm hơn hiện tại và lãi suất ngân hàng có thể dễ chịu hơn. Bà Hương chỉ ra rằng khi nhiều người có cùng suy nghĩ, đám đông sẽ được hình thành.
" Nếu ai cũng chờ đến quý II - quý III sang năm, ai cũng đi gửi tiền, đến thời điểm đó gần như tất cả các nhà đầu tư đều rút tiền ra và đi mua. Lúc đó, lượng nhu cầu lớn thì liệu bất động sản sẽ lên hay xuống?", bà đặt câu hỏi. Vì vậy, bà Hương cho rằng nếu nhà đầu tư đang có sẵn vốn và tìm được sản phẩm ưng ý thì không nên chờ đợi.
Dự đoán về thời điểm thị trường bất động sản phục hồi, ông Lực cho rằng khả năng cao là quý III - quý IV năm sau.
" Từ nay đến quý I - quý II năm sau, các ngân hàng trung ương nước ngoài vẫn sẽ tăng lãi suất, ít nhất là hết quý I/2023. Chúng ta cũng có những độ trễ nhất định, nên châu Âu, châu Á có thể còn tăng lãi suất đến hết quý II/2023".
" Các dự báo cho rằng năm tới một số nước trên thế giới sẽ suy thoái trong ngắn hạn. Chậm nhất là đầu năm 2024 kinh tế thế giới sẽ trở lại quỹ đạo phục hồi. Tuy nhiên, thị trường đi trước khoảng một quý hoặc vài tháng, nên sự phục hồi khả năng cao sẽ xuất hiện từ quý III năm tới", ông Lực cho biết.
Sửa Luật Đất đai: Chủ đầu tư có phải tự thỏa thuận với dân khi thu hồi đất làm dự án? Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung thu hồi đất để thực hiện dự án đô thị, nhà ở thương mại trong dự án Luật Đất đai (sửa đổi) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà vừa có báo cáo gửi Ủy...