Sẽ cho nổ mìn nếu có sự cố xấu tại đập thủy điện Đắk Kar
Sự cố kẹt van xả nước tại đập Đắk Kar vẫn chưa được xử lý. Cơ quan chức năng đang tính đến phương án cho nổ mìn để xả lũ tránh nguy cơ vỡ đập.
Trưa 9/8, ông Lê Viết Thuận – Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông cho biết, cơ quan chức năng đã chuẩn bị phương án cho nổ mìn để điều tiết nước nhằm đề phòng sự cố vỡ đập thủy điện Đắk Kar.
Ống dẫn nước về nhà máy thủy điện Đắk Kar bị vỡ khiến tình trạng sạt lở tại chân đập Đắk Kar càng nghiêm trọng.
Theo ông Thuận, hiện, đập vẫn an toàn, tuy nhiên nếu tình huống xấu, sẽ cho nổ mìn ở phía vai trái hồ (sát vách núi đá) để thoát nước. “Việc này không làm ảnh hưởng đến thân đập, mà vẫn có thể điều tiết nước được”, ông Thuận cho biết.
Cũng theo ông Thuận, trước sự cố kẹt van xả nước tại đập thủy điện Đắk Kar, đơn vị quản lý đập đã cho thoát nước qua ống dẫn nước về nhà máy. Tuy nhiên, bờ dập sạt trượt đã làm cho ống nước này gãy ở khu vực sát chân đập gây sạt lở mạnh.
Như Dân Việt đã thông tin, chiều 8/8, trước sự cố kẹt van xả nước trên đập thủy điện Đắk Ka, Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai đã có công điện khẩn về việc ứng phó sự cố hồ thủy điện này. Thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông, công trình hồ thủy điện Đắk Kar đang thi công có dung tích 13 triệu m3.
Sự mất an toàn của hồ thủy điện Đắk Kar đe dọa nghiêm trọng an toàn khu vực dân cư vùng hạ lưu thuộc các tỉnh Đắk Nông, Bình Phước, Lâm Đồng, đặc biệt, trong điều kiện khu vực được dự báo còn tiếp tục xảy ra mưa lớn (80 – 100mm/24h, có nơi trên 100mm).
Video đang HOT
Trước tình hình này, ông Nguyễn Xuân Cường – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh vùng hạ du hồ thủy điện Đắk Kar khẩn trương thông tin về sự cố đập đến các cấp chính quyền và người dân. Tổ chức di dời khẩn cấp dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng.
Đồng thời, chỉ đạo chủ đập và các cơ quan chức năng bằng mọi biện pháp hạ thấp mực nước để tránh xảy ra tình huống vỡ đập đột ngột; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai ứng cứu khi có tình huống xảy ra; tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, lên các phương án xử lý kịp thời các sự cố, kịp thời báo cáo về Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng, chống thiên tai để chủ động ứng phó.
Đến sáng nay (9/8), lực lượng chức năng tỉnh Bình Phước đã tổ chức di dời khoảng 5.000 người dân tại 3 xã Đồng Nai, Phước Sơn và Phú Sơn (đều thuộc huyện Bù Đăng) đến nơi an toàn. Các hộ dân có nguy cơ mất an toàn tại xã Hưng Bình, huyện Đắk R’Lấp (Đắk Nông) cũng đã được chính quyền vận động di dời.
Lãnh đạo huyện Đắk R’Lấp cho hay, hiện, mực nước tại hồ thủy điện Đắk Kar đã giảm khoảng 2,5m so với hôm trước và chỉ còn cách van xả chừng 0,7m. Ông Lê Mai Toản – Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R’Lấp cho biết, nếu van xả lồi lên, sẽ cho hàn lại tai van để kéo van lên, xả nước ra. Khi nước được xả, hồ thủy điện Đắk Kar không còn nguy hiểm nữa.
Theo Danviet
Lâm sản, thủy sản là "cứu cánh" cho tăng trưởng nông nghiệp
6 tháng đầu năm 2019, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, ngành nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả khả quan. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu, theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Nguyễn Xuân Cường (ảnh), sẽ tập trung cho 2 ngành đang có dư địa phát triển tốt là lâm sản và thủy sản.
Có thể thấy, 6 tháng đầu năm 2019, tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp không cao như cùng kỳ năm 2018. Theo Bộ trưởng đâu là nguyên nhân của sự sụt giảm này?
- Theo tôi, có 3 yếu tố dẫn đến kết quả này. Một là tăng trưởng của bức tranh kinh tế toàn cầu có xu hướng chậm lại, ảnh hưởng đến cầu của các loại nông sản.
Ngành nông nghiệp phấn đấu kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2019 đạt 43 tỷ USD. Ảnh: I.T
Hai là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ít nhiều tác động đến quá trình thực hiện nhiệm vụ chung. Một mặt chúng ta có thể tăng cơ hội xuất khẩu, nhưng những biến động ở 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam cũng ảnh hưởng đến sản lượng, cũng như kim ngạch xuất khẩu.
Ba là diễn biến thời tiết bất lợi, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi tác động nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, dịch tả lợn châu Phi lan ra hầu khắp các tỉnh trong nước.
Ngành nông nghiệp vẫn kiên định với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2019 đạt 43 tỷ USD. Trong bối cảnh nhiều thị trường chính đang gặp khó khăn, để đạt được mục tiêu này, ngành nông nghiệp sẽ thực hiện những giải pháp gì, thưa Bộ trưởng?
- Trong 6 tháng đầu năm 2019, hầu hết các mặt hàng nông sản đều giảm giá từ 5 - 10%, trong đó, cá biệt có một số mặt hàng giảm sâu như lúa gạo. Nguyên nhân là năm 2016, do tác động của El Nino, sản lượng lúa gạo giảm, các nước buộc phải đẩy mạnh dự trữ, khiến cả năm 2018, thị trường xuất khẩu lúa gạo rất khả quan, giá cao kỷ lục. Nhưng bước sang năm 2019, nguồn cung tăng lên, dự trữ kho của các nước đã đủ, cung nhiều hơn cầu, nên giá giảm.
Để khắc phục tình trạng này, thời gian tới, các doanh nghiệp cần tập trung mở rộng các thị trường mới như châu Phi, ASEAN để bù đắp cho thị trường Trung Quốc; giảm giá thành sản xuất bằng cách đầu tư đồng bộ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Về lâu dài, cần rà soát, giảm ít nhất 500.000ha đất lúa để chuyển sang các đối tượng cây trồng, vật nuôi khác có hiệu quả kinh tế cao hơn; đẩy mạnh chế biến để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn...
Trong bối cảnh một số mặt hàng như gạo, cà phê, tiêu gặp khó khăn, chủ trương của Bộ NNPTNT là đẩy mạnh xuất khẩu những ngành hàng có dư địa lớn như lâm sản, thủy sản.
Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cần nỗ lực chặn đứng dịch tả lợn châu Phi, hạn chế thiệt hại; Mở rộng chăn nuôi gia cầm, đại gia súc.
Chúng ta cũng phải sẵn sàng tâm thế ứng phó với thiên tai. Nếu không áp dụng linh hoạt phương châm "4 tại chỗ" trong phòng chống thiên tai, sẽ khó giữ thành quả tăng trưởng.
Việt Nam và EU vừa ký Hiệp định thương mại tự do EVFTA, cộng với CPTPP vừa có hiệu lực, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại cho nông sản Việt?
- Hai FTA sẽ mang lại lợi thế lớn nhất là với những nhóm ngành hàng đang có thị phần lớn ở những thị trường này như lâm sản, thủy sản; thuế suất nhiều mặt hàng sẽ về 0%, tạo cơ hội thúc đẩy xuất khẩu. Tuy vậy, EVFTA cũng tạo ra một số thách thức như hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).
Chúng ta buộc phải vượt qua những hàng rào phi thuế quan này bằng cách đẩy mạnh liên kết sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt hơn với giá thành hợp lý hơn. Đồng thời, tổ chức lại thị trường trong nước nhằm hạn chế những yếu tố bất lợi để không thua ngay trên sân nhà.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Chủ động mọi phương án ứng phó với bão số 2 Tối 2/7, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 2 (tên quốc tế MUN), dự báo khoảng 4 giờ ngày 4/7 bão sẽ đổ bộ vào đất liền, nhiều khả năng ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh Quảng Ninh - Ninh Bình (trọng tâm là Hải Phòng). Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân...