Sẽ chẳng có đột phá về Biển Đông
Các nhà phân tích cảnh báo không nên mong đợi bất kỳ sự thay đổi nhanh chóng nào ở một tâm điểm nóng nhất hiện nay như Biển Đông.
Lực lượng phòng vệ Nhật trong cuộc tập trận với thuỷ quân lục chiến Mỹ. Ảnh: 4gwar
Từ 30.6 – 2.7, tại AMM -cuộc họp lần thứ 46 giữa mười ngoại trưởng ASEAN và giữa ASEAN với mười đối tác, hai chủ đề chính là viễn cảnh xây dựng hiệp hội thành một cộng đồng vào năm 2015 và bộ quy tắc COC. Tuy nhiên, nếu vấn đề mười nước Đông Nam Á hội nhập sâu rộng vào năm 2015 có nhiều nội dung cập nhật thì tiến trình tìm giải pháp cho các tranh chấp biển đảo lại dậm chân tại chỗ.
Tiến trình COC diễn ra chậm chạp
Trung Quốc luôn bác bỏ khả năng quốc tế hoá, chỉ muốn giải quyết trên cơ sở song phương, bởi với tư cách là một nước lớn, Bắc Kinh dễ bề chiếm ưu thế, gây áp lực với các nước nhỏ hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một trong những điều lo ngại hiện nay của Trung Quốc là rơi vào tình trạng cô lập trong khu vực. Trung Quốc lo ngại một số nước sẽ đi theo lập trường của Philippines và như thế, các nước ASEAN sẽ bị kẹt ở giữa và phải tìm được một cân bằng nào đó để giải quyết vấn đề tranh chấp.
Nhìn chung, tiến trình COC diễn ra khá chậm chạp. Ngoại trưởng Singapore Shanmugam nói: “Xây dựng COC là một tiến trình lâu dài, bởi cần phải có các cuộc thảo luận chi tiết. Quá trình này sẽ kéo dài, có thăng trầm, có khác biệt, liên quan đến những lợi ích quốc gia của các nước và rất có thể sẽ xảy ra tình huống khó xử”.
Diễn đàn an ninh ARF lần thứ 20 năm nay có sự tham gia lần đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, tiếp bước sự năng động trước đây của bà Hillary Clinton. Thế nhưng, các nhà phân tích cảnh báo rằng không nên mong đợi bất kỳ sự thay đổi nhanh chóng nào ở một trong những tâm điểm nóng nhất thế giới hiện nay. Bởi vì, Trung Quốc đang tạo ra rất nhiều khó khăn nhằm cố tình trì hoãn càng lâu càng tốt bất kỳ cuộc thảo luận có ý nghĩa nào về Biển Đông.
Khi thảo luận về COC, ông Vương Nghị đã khơi gợi ý tưởng thiết lập nhóm “nhân vật nổi tiếng”. Theo TS Ian Storey, chuyên gia viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhóm này chỉ là một cơ chế để làm chậm mọi quá trình khác.
Với những cuộc tranh chấp hiện nay, Trung Quốc muốn chiếm các quần đảo nhỏ để giành quyền kiểm soát các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các lân bang, bởi điều này cho họ quyền được khai thác các nguồn dự trữ khoáng sản và nguồn cá. Không có quần đảo tranh chấp nào nằm gần Trung Quốc và nhiều trong số đó nằm hoàn toàn trong EEZ của các nước khác, nhưng điều đó chẳng ngăn cản Bắc Kinh đòi chủ quyền đối với các vùng lãnh hải ấy.
Trục Mỹ – Nhật – Phi: “Made in China”
Ngoại trưởng John Kerry đang có mặt ở Brunei để tham dự cuộc họp ARF thường niên vào tuần này. Đây là bằng chứng mới cho thấy Washington thực sự đặt trọng tâm vào khu vực châu Á với lo ngại hướng về sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông Kerry có thể sẽ thúc đẩy việc đưa ra một cam kết chung về nguyên tắc đảm bảo tự do hàng hải trên Biển Đông – một tuyến đường giao thương chiến lược có tính sống còn đối với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Đông Nam Á. “Cuộc tranh chấp ở Biển Đông không còn là một cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và ASEAN. Do các tuyến đường biển trên khắp Biển Đông mà khu vực này ngày càng thu hút sự quan tâm, chú ý của các cường quốc lớn, đặc biệt là Mỹ”, ông Ralf Emmers, một giáo sư thuộc trường Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam, Singapore đã nhận định như vậy.
Ngày 27.6, trong chuyến thăm hai ngày tới Manila, bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera khẳng định Nhật Bản sẽ sát cánh với Philippines bảo vệ các vùng lãnh hải tranh chấp trên Biển Đông. Ông Onodera cho rằng phía Nhật Bản lo ngại tình hình hiện nay trên Biển Đông có thể ảnh hưởng đến tình hình trên biển Hoa Đông. Cần phải coi trọng các biện pháp hoà bình tương đương với sức mạnh quân sự và cần xem xét đến nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế trong quá trình thương lượng. Trước khi hội đàm với bộ trưởng Philippines, ông Onodera đã tới thăm quân cảng của Mỹ ở vịnh Subic trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang lên kế hoạch tới thăm Philippines vào tháng 7 tới đây. Trục Mỹ – Nhật – Phi này, theo giới quan sát do chính thái độ hung hăng của Trung Quốc tạo ra.
Trước ngày khai mạc AMM46, nữ phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh vừa tuyên bố, Bắc Kinh cực lực phản đối dự thảo “Nghị quyết hỗ trợ giải quyết hoà bình các vấn đề trên biển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương” mà uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua mới đây. Ngày 25.6, uỷ ban này đã chuẩn thuận nghị quyết do các thượng nghị sĩ của cả hai đảng đệ trình, trong đó tái khẳng định Mỹ ủng hô mạnh mẽ giải quyêt hoà bình tranh châp lãnh thô, chủ quyên và tư pháp tại vùng biên châu Á – Thái Bình Dương, lên án âm mưu thay đôi hiên trạng đôi với lãnh hải thông qua cưỡng chê, đe doạ và sử dụng vũ lực.
Theo vietbao
Vì sao Trung Quốc hung hăng ở Biển Đông?
Những cuộc tranh chấp lãnh thổ nóng bỏng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ở Biển Đông đang có nguy cơ bùng phát thành những cuộc xung đột đáng sợ có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với toàn thế giới.
Trung Quốc đã dàn một loạt lực lượng tàu hải quân, bán quân sự và cả dân sự ra biển để hỗ trợ cho tham vọng đòi chủ quyền đối với khoảng 80% vùng lãnh hải, lãnh thổ ở Biển Đông, trong đó có hàng trăm hòn đảo nhỏ và bãi đá nằm rải rác khắp hàng ngàn dặm.
Trong khi Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý theo luật hàng hải quốc tế để đòi chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông thì nước này dường như đang tìm cách dựa vào sức mạnh quân sự ngày một tăng để thực hiện tham vọng của mình. Điều đó được thể hiện qua những bước đi ngày một hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc ở những vùng tranh chấp trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, giới lãnh đạo Trung Quốc tin rằng, việc họ thể hiệp lập trường cứng rắn trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông là quan trọng nhằm giúp họ củng cố hình ảnh và uy tín khi phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề trong nước.
Trong thời gian qua, thế giới đã chứng kiến Trung Quốc liên tục đẩy mạnh các cuộc tập trận hàng hải và theo các nhà phân tích, diễn biến này chính là điển hình cho sự hiếu chiến của Bắc Kinh hiện nay. Trung Quốc vẫn gọi những động thái tập trận của họ là một phần của "sự nổi lên một cách hòa bình" của nước này nhưng thực tế là họ đang bành trướng và đang khiến các nước láng giềng lo ngại.
Hồi tuần trước, Trung Quốc vừa thực hiện một chiến dịch hải quân rầm rộ vượt ra cả ngoài giới hạn "đường 9 đoạn" phi lý của nước này ở Biển Đông. Cùng với đó, Trung Quốc còn sát nhập 5 cơ quan hàng hải dân sự thành một lực lượng bảo vệ bờ biển có nhiệm vụ nặng nề là xác lập chủ quyền đối với những vùng biển đang nằm trong tranh chấp với các nước khác.
Trung Quốc công khai thực hiện những động thái đầy khiêu khích trên biển. Từ căn cứ Tam Á ở đảo Hải Nam , một đội gồm 4 tàu chiến của Trung Quốc đã ngang nhiên đi vào bãi cạn James - nơi cách Trung Quốc tới 1.800km và chỉ cách bờ biển Malaysia có 80km. Bãi cạn James rõ ràng nằm trong thềm lục địa của Malaysia. Các tàu của Trung Quốc còn tiến tới Đá Vành Khăn - khu vực nằm cách Trung Quốc cũng tới tận 1.800km và nằm hoàn toàn trong chủ quyền của Việt Nam . Trước khi trở về cảng, đội tàu của Trung Quốc còn tiến hành các cuộc diễn tập ngoài khơi xa ở khu vực Eo biển Bashi nằm giữa Philippines và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Nhiều nhà phân tích nhận định, những bước đi đầy bất thường trên đã phơi bày rõ thạm vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc và nó cũng cho thấy, Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh việc thực hiện tham vọng này. Ông Gary Li - một nhà phân tích cấp cao ở IHS Fairplay, London, cho rằng việc đội tàu chiến Trung Quốc tiến tới những vùng biển cách xa nước này và sát bờ biển của nước khác ở Biển Đông để tập trận đã phát đi "một thông điệp mạnh mẽ đến bất ngờ" từ giới lãnh đạo Trung Quốc .
Theo vietbao
Trung Quốc dùng "ngoại giao pháo hạm" ở Biển Đông? Theo giáo sư Thayer , "Trung Quốc vừa miệng nói đàm phán vừa sử dụng ngoại giao pháo hạm để gây áp lực đối với các quốc gia Đông Nam Á". Diễn đàn khu vực hàng năm của các nước Đông Nam Á thu hút sự chú ý của các cường quốc trong khu vực và xa hơn nữa. Ngoại trưởng Mỹ John...