Sẽ cấm tiêu thụ bóng đèn sợi đốt
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chỉ đạo Bộ Công Thương đánh giá việc thực hiện không được nhập khẩu, sản xuất và lưu thông loại đèn sợi đốt có công suất lớn hơn 60W theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cùng với đó, Bộ phải đề xuất lộ trình giảm, tiến tới cấm sản xuất, tiêu thụ bóng đèn sợi đốt trên thị trường. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước chỉ đạo các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm phải xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng hằng năm nhằm giảm suất tiêu hao năng lượng trên đơn vị sản phẩm, mỗi năm tiết kiệm ít nhất 1%/năm nhu cầu năng lượng sử dụng.
Theo ANTD
Video đang HOT
Sẽ thay đổi cách tính lương hưu
Trước nguy cơ quỹ BHXH có thể bị vỡ trong thời gian tới, nhiều ý kiến cho rằng trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cần tính tới phương án tăng thời gian đóng, giảm thời gian hưởng chế độ BHXH và mở rộng các đối tượng tham gia.
Với Luật BHXH sửa đổi, tiền lương hưu được tính trên cơ sở bình quân toàn bộ thời gian đóng BHXH
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu
Theo dự báo của cơ quan BHXH Việt Nam, với tình hình thu - chi cũng như mức nợ đọng BHXH hiện nay, đến năm 2024, Quỹ BHXH của nước ta có nguy cơ mất cân đối thu - chi và đến năm 2037, Quỹ sẽ cạn kiệt, mất khả năng chi trả. Trong khi đó, tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho thấy, nguy cơ mất cân đối thu, chi và vỡ Quỹ BHXH của Việt Nam có khả năng xảy ra sớm hơn, dự kiến rơi vào năm 2022 và 2034. Nguyên nhân chính là do độ bao phủ BHXH của Việt Nam hiện quá thấp, với chỉ 20% lực lượng lao động tham gia. Cùng đó, mức đóng BHXH thấp, thời gian đóng ngắn, trong khi mức hưởng cao và thời gian hưởng BHXH của các đối tượng tham gia đang ngày càng kéo dài hơn do tuổi thọ trung bình.
Trước thực trạng này, trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu với cán bộ, công chức, viên chức nhằm tăng thời gian đóng, giảm thời gian hưởng chế độ BHXH. Cụ thể, Dự thảo đưa ra các phương án: từ năm 2016 trở đi, tăng tuổi nghỉ hưu của công chức, viên chức cứ 3 năm tăng lên 1 tuổi cho đến khi đủ 62 tuổi đối với cả nam và nữ hoặc đủ 62 tuổi với nam và 60 tuổi với nữ; từ năm 2020 trở đi sẽ thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu của các nhóm đối tượng còn lại với lộ trình tương đương. Như vậy, thời gian làm việc của nam giới sẽ tăng thêm 2 năm và của nữ giới sẽ tăng thêm từ 5-7 năm so với quy định hiện hành.
Tuy nhiên, góp ý kiến vào dự thảo Luật BHXH sửa đổi đang được đưa ra lấy ý kiến công khai trên mạng, nhiều chuyên gia, nhất là đại diện Liên đoàn lao động các địa phương có quan điểm không đồng thuận với đề xuất nói trên. Chẳng hạn, ông Huỳnh Ngọc Trước (Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp) cho rằng, đề xuất kéo dài tuổi nghỉ phải căn cứ vào sức khỏe, thể chất, điều kiện, môi trường làm việc của người Việt Nam và chính sách an sinh xã hội của đất nước chứ không thể chỉ để "bảo vệ" Quỹ BHXH. Một số ý kiến khác phân tích, tăng tuổi nghỉ hưu chỉ có thể kéo dài sự tồn tại của Quỹ BHXH chứ không thể giúp Quỹ này duy trì bền vững.
Thay đổi chính sách hưu trí
Cũng theo Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), bắt đầu từ năm 2015, lương hưu của cán bộ, viên chức, công chức tham gia BHXH sẽ được thay đổi cách tính để giảm áp lực chi trả cho quỹ BHXH. Hiện tại, tiền lương hưu của nhóm này được tính trên cơ sở bình quân tiền lương 10 năm trước khi nghỉ hưu. Cách tính này khiến mức lương hưu mà họ được BHXH chi trả sẽ ở mức cao vì lương 10 năm cuối của họ thường là mức lương cao nhất trong suốt quá trình công tác. Với Luật BHXH sửa đổi, tiền lương hưu của nhóm cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tính trên cơ sở bình quân toàn bộ thời gian đóng BHXH, giống như những người lao động khu vực tư nhân, doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
Việc thay đổi cách tính lương hưu nói trên hiện vẫn có nhiều ý kiến trái ngược. Tại hội thảo tham vấn về dự án Luật BHXH (sửa đổi) do Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tổ chức cuối tháng 3 vừa qua, các chuyên gia quốc tế khuyến nghị Việt Nam cần có một công thức tính lương hưu chung để đảm bảo sự công bằng đối với người lao động. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân cho rằng, không thể thay đổi ngay lập tức chính sách này bởi khác với các nước trên thế giới, quá trình phát triển của Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ thay đổi với các cách tính lương khác nhau. Do đó, việc áp dụng một công thức tính lương hưu chung với tất cả người lao động cần phải có lộ trình phù hợp. Theo Thứ trưởng Phạm Minh Huân, trước mắt việc áp dụng cách tính lương hưu đồng nhất sẽ được thực hiện với những người lao động bắt đầu tham gia BHXH kể từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, dự kiến từ 1-1-2015.
Liên quan đến vấn đề này, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, Luật BHXH (sửa đổi) cần thiết phải mở rộng đối tượng tham gia BHXH trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đồng thời cũng phải có cơ chế khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tham gia BHXH... Mở rộng diện bao phủ BHXH, tăng đối tượng tham gia mới là phương án hữu hiệu nhất giúp quỹ BHXH vững bền.
Theo ANTD
Nhanh chóng triển khai lưới điện thông minh Bộ Công Thương cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa báo cáo tình hình thực hiện lộ trình phát triển lưới điện thông minh theo Quyết định 1670/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, năm 2013 đã tiến hành thiết lập hệ thống thu thập số liệu, hệ thống đo đếm từ xa tới toàn bộ các nhà máy...