Sẽ bố trí ngân sách mua vắc xin phòng ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân Thủ đô
Sẽ bố trí ngân sách mua vắc xin phòng ngừa COVID-19 cho toàn bộ người dân Thủ đô
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, Thường trực Thành uỷ sẽ báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ về tiêm vắc xin cho tất cả người dân của Thành phố bằng nguồn vốn ngân sách của Thành phố và nguồn vốn hợp pháp khác.
Thường trực Thành uỷ Hà Nội họp nghe báo cáo về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.
Chiều 2/2, Thường trực Thành uỷ Hà Nội họp nghe báo cáo về tình hình phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố (TP).
Tham dự còn có Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19 TP, lãnh đạo các sở, ngành và lãnh đạo của các quận, huyện: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh, Thạch Thất.
Hiện nay TP Hà Nội đã có 20 ca dương tính với COVID-19 liên quan tới các ổ dịch ở Quảng Ninh, Hải Dương. Công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh đang được TP khẩn trương thực hiện với tinh thần thần tốc truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, cách ly, chữa trị các đối tượng tiếp xúc và bệnh nhân COVID-19.
Video đang HOT
Sau khi nghe báo cáo của Sở Y tế, các quận, huyện trên và ý kiến của các đồng chí trong Thường trực Thành uỷ, Bí Thư Thành uỷ Vương Đình Huệ nhấn mạnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, rủi ro lây nhiễm rất cao, dịch bệnh tại Hà Nội có nguy cơ kéo dài hơn.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội biểu dương UBND, Ban chỉ đạo của TP đã kích hoạt toàn hệ thống vào cuộc rất khẩn trương, các cơ quan, ngành y tế, các quận, huyện có nhiều cố gắng ở các khâu phòng, chống dịch, nhất là lực lượng trên tuyến đầu. Tuy nhiên, Bí thư Vương Đình Huệ cho rằng một số nơi còn chủ quan, chưa nhận thức được mức độ nguy hiểm của chủng virus mới này; sự phối hợp của các cấp, ngành từ TP tới cơ sở chưa chặt chẽ, một bộ phận người dân còn chủ quan, chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc phòng tránh 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đặt ra yêu cầu với các cơ quan, đơn vị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội yêu cầu việc đầu tiên là phải xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 là hàng đầu, cấp bách trước, trong và sau Tết Nguyên đán. “Thực hiện nhiệm vụ kép nhưng phòng, chống dịch là hàng đầu”, đồng chí Vương Đình Huệ nêu rõ và chỉ đạo quyết tâm nhanh chóng khống chế, khoanh vùng dịch bệnh trên địa bàn.
Đồng thời duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hoá trên cơ sở thực hiện đúng các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, vùng an toàn chi viện cho vùng bị giãn cách, “góp gió thành bão”, hạn chế tối đa thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh tròng vùng bị giãn cách.
Để thực hiện được yêu cầu trên, Bí thư Vương Đình Huệ yêu cầu tập trung rà soát năng lực, hiệu quả phòng, chống dịch bệnh từ TP tới thôn, tổ dân phố theo tinh thần chủ động, nhanh nhạy, sát thực, kịp thời, sáng tạo; tăng cường phối hợp giữa các cấp, chủ động nâng cao năng lực xét nghiệm, bảo đảm đúng quy định. “Yêu cầu phải truy vết nhanh hơn nữa, phát hiện sớm hơn nữa, phát huy vai trò tổ giám sát cộng đồng, đi từng ngõ, gõ từng nhà, thực hiện khai báo y tế”.
Đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc 5K, xử phạt nghiêm các trường hợp không tuân thủ; Ban cán sự Đảng UBND TP xem xét mức độ, sự cần thiết cho phép tổ chức các lễ hội, sự kiện tập trung đông người.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của TP nghiên cứu có quyết định khoanh vùng dịch rộng hơn, thực hiện xét nghiệm phạm vi rộng hơn đối với F1, F2, người đi về từ vùng dịch, người có nguy cơ nhiễm cao tại khu cách ly, các y bác sĩ, các lực lượng thực thi nhiệm vụ, nhanh chóng thông báo kết quả sớm, nhanh nhất đối với F1, tính toán chu kỳ xét nghiệm lại để xác nhận kết quả. Phối hợp với Bộ Y tế để xét nghiệm cho các nhân viên của Sân bay Nội Bài, đồng thời ưu tiên xét nghiệm ở Đại học FPT, Nhà máy Z153, thôn Bạch Trữ (huyện Mê Linh), Times City. Bí thư Thành uỷ yêu cầu trước 23 tháng Chạp phải xét nghiệm xong hoàn toàn F1 trên địa bàn.
Đồng thời, rà soát, thiết lập các khu cách ly, khả năng chữa trị tại Bệnh viện Bắc Thăng Long, Mê Linh, Đức Giang, bệnh viện tuyến huyện, nghiên cứu sáng kiến của quận Nam Từ Liêm thực hiện cách ly tại trường tiểu học Xuân Phương.
Về vắc xin, Bí thư Thành uỷ Hà Nội cho biết, Thường trực Thành uỷ sẽ báo cáo Ban Thường vụ Thành uỷ về tiêm vắc xin cho tất cả người dân của TP bằng nguồn vốn ngân sách của TP và nguồn vốn hợp pháp khác.
Bí thư Thành uỷ đề nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan tính toán nhu cầu nhu yếu phẩm trên địa bàn, tăng cường các hoạt động thương mại trực tuyến nhưng không để xảy ra tình trạng trục lợi, bảo đảm phòng, chống dịch tại các trung tâm thương mại.
Bí thư Vương Đình Huệ đề nghị 5 đoàn kiểm tra của Thường trực Thành uỷ tăng cường kiểm tra tại các nơi có nguy cơ cao như khu công nghiệp, trường học khi học sinh, sinh viên đi học trở lại.
Về công tác truyền thông, Bí thư Thành uỷ Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện công khai, kịp thời thông tin liên quan tới COVID-19 để giúp người dân không hoang mang, dao động nhưng cũng không lơ là, chủ quan.
Bộ Nông nghiệp nhận định tình hình dịch tả lợn châu Phi năm 2021
Đầu năm 2019, dịch tả lợn châu Phi bùng phát, gây thiệt hại nặng nề cho người sản xuất. Năm 2020, tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên, nguy cơ bùng phát trong năm 2021 vẫn còn rất cao.
Nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi trong năm 2021 vẫn rất cao.
Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) Phạm Văn Đông cho biết, trong năm 2020, cả nước đã xảy ra 1.589 ổ dịch. Trong đó bao gồm 603 ổ dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020, 27 ổ dịch phát sinh mới và 959 ổ dịch tái phát tại 307 huyện thuộc 50 tỉnh, TP. Tổng số lợn tiêu hủy trong năm 2020 là 85.525 con, với tổng trọng lượng khoảng 4.276 tấn.
Hiện nay, cả nước vẫn còn310 xã thuộc 108 huyện của 29 tỉnh, TP có chưa qua dịch tả lợn châu Phi 21 ngày. Tuy nhiên, 96% tổng số xã trên phạm vi cả nước đã không còn dịch tả lợn châu Phi, bảo đảm điều kiện cho việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn.
"Nhìn chung, dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã được kiểm soát. Thời gian qua, dịch bệnh chỉ xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vì không bảo đảm được điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học..." - ông Phạm Văn Đông cho hay.
Dù dịch tả lợn châu Phi đã cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên Bộ NN&PTNT đánh giá, nguy cơ dịch bệnh tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới vẫn là rất cao. Nguyên nhân là bởi đặc điểm của virus dịch tả lợn châu Phi rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp. Hiện chưa có thuốc, vaccine phòng bệnh, trong khi tổng đàn lợn có thể tăng cao trong thời gian tới.
Bộ NN&PTNT cũng cho rằng, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, nhưng việc đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học chưa thực sự tốt cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi.
Ngoài ra, việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng phục vụ nhu cầu cuối năm cũng như thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, diễn biến phức tạp, cực đoan, mưa lớn, thời gian tới rét đậm, rét hại gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh (đang tồn tại trong môi trường và trên một số đàn vật nuôi) có thể gây bùng phát dịch tả lợn châu Phi...
Quảng Ninh tiêu hủy gần 1.000 con gà nhiễm cúm gia cầm H5N6 Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh vừa tiến hành tiêu hủy gần 1.000 con gà bị nhiễm cúm gia cầm H5N6 của gia đình ông Nguyễn Văn Xuân ở thôn 7, xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên. Đàn gà nhà ông Xuận bị tiêu hủy do nhiễm cúm H5N6 Theo đó, đàn gà nhà ông Xuân có khoảng 2.000 con nuôi...