Scotland tìm cách quay trở lại EU
Thủ hiến Scotland Humza Yousaf cho biết vùng lãnh thổ này sẽ tìm cách tái gia nhập Liên minh châu Âu (EU) nếu giành được độc lập khỏi Vương quốc Anh.
Thủ hiến Scotland Humza Yousaf. Ảnh: Getty Images
Trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2014, phần lớn người dân Scotland bỏ phiếu muốn ở lại khối EU.
“62% người Scotland đã bỏ phiếu ở lại Liên minh châu Âu vào năm 2016. Nhưng thật không may, chúng tôi đã bị đưa ra khỏi EU”, Thủ hiến Yousaf trả lời phỏng vấn báo Mỹ Politico ngày 28/6.
Video đang HOT
Khi nhậm chức từ đầu năm nay, Thủ hiến Yousaf, lãnh đạo Đảng Dân tộc Scotland (SNP), đã nói rõ mong muốn thúc đẩy một cuộc trưng cầu dân ý về về việc tách khỏi Vương quốc Anh lần thứ hai của Scotland.
Tuy nhiên, mặc dù nhiều người Scotland mong muốn tổ chức một cuộc bỏ phiếu lần thứ hai nhưng bất kỳ động thái nào để làm như vậy đều cần có sự chấp thuận của London và điều đó là không thể vào ngay lúc này.
“Nếu những người ở năm 2014 biết một Brexit sẽ xảy ra vào năm 2016, tôi chắc chắn mọi người sẽ bỏ phiếu cho Scotland trở thành một quốc gia độc lập”, Thủ hiến Yousaf nhấn mạnh.
Scotland là vùng lãnh thổ thuộc Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (gồm England, xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland). Các chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc Scotland, đơn cử là đảng SNP, đã bày tỏ mong muốn tuyên bố tách khỏi Vương quốc Anh. Năm 2014, Scotland đã tổ chức cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề này. Khi đó, Scotland đã ở lại Vương quốc Anh do kết quả bỏ phiếu cho thấy 55% người dân ủng hộ điều này và chỉ 45% muốn tách ra độc lập. Thủ hiến Scotland lúc đó là bà Nicola Sturgeon đã nỗ lực thúc đẩy tiến hành cuộc trưng cầu ý dân lần thứ hai nhưng không thành.
Tháng 11/2022, Tòa án Tối cao Anh đã ra phán quyết bác bỏ yêu cầu của Scotland tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân nữa về việc tách khỏi Vương quốc Anh. Tòa cho rằng Nghị viện Scotland không có thẩm quyền tổ chức cuộc trưng cầu đòi độc lập mà không có sự phê chuẩn của Quốc hội Anh.
Hiện những nỗ lực tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý của ông Yousaf đang gặp khó khăn bởi một cuộc điều tra của cảnh sát về tài chính đảng SNP, trong đó Sturgeon và chồng bà là Peter Murrell đã bị bắt trong những tuần gần đây. Cả hai đều được trả tự do mà không bị buộc tội, nhưng cuộc điều tra đang diễn ra khiến độ tín nhiệm của đảng đã giảm 10 điểm.
Mặc dù Thủ hiến Yousaf thừa nhận những khó khăn mà SNP phải đối mặt, nhưng ông cho rằng đây là một vấn đề riêng biệt với những nỗ lực giành độc lập khỏi nước Anh.
Tòa án Tối cao Anh bác kế hoạch tổ chức trưng cầu ý dân lần thứ 2 về vấn đề độc lập của vùng Scotland
Ngày 23/11, Tòa án tối cao Anh đã bác bỏ kế hoạch tổ chức bỏ phiếu về việc tách ra độc lập của vùng lãnh thổ Scotland mà không có sự đồng thuận từ chính quyền trung ương ở London.
Tòa án tối cao Anh tại London. Ảnh: Euronews/TTXVN
Theo đó, các thẩm phán tại Tòa án Tối cao Anh đã bỏ phiếu với tỷ lệ nhất trí cao nhằm phản đối nỗ lực của chính quyền vùng Scotland tổ chức cuộc trưng cầu ý dân thứ 2 vào năm tới. Chánh án Tòa án tối cao Anh, Robert Reed, cũng là người vùng Scotland, cho biết theo cơ chế phân quyền mà Scotland đang tuân theo, quyền hạn phê chuẩn việc tổ chức trưng cầu ý dân về vấn đề độc lập của một vùng lãnh thổ thuộc về Quốc hội Anh. Do đó, nghị viện vùng Scotland không có quyền hạn thực hiện việc này.
Theo kế hoạch của đảng Dân tộc Scotland (SNP)- đảng dẫn đầu chính quyền vùng - cuộc bầu cử chính quyền và nghị viện vùng trong năm tới sẽ trở thành một cuộc trưng cầu ý dân trên danh nghĩa về việc tách ra độc lập cho vùng lãnh thổ này. Cuộc bỏ phiếu diễn ra vào tháng 10/2023 với câu hỏi chính là "Vùng Scotland có nên trở thành một quốc gia độc lập". Thủ hiến vùng Scotland và cũng là lãnh đạo SNP Nicola Sturgeon cho biết dù tôn trọng phán quyết của tòa án tối cao nhưng bà vẫn cảm thấy thất vọng.
Chính quyền Anh, cơ quan giám sát các vấn đề hiến pháp trên cả nước, luôn từ chối trao quyền hạn cho chính quyền Scotland tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về vấn đề tách ra độc lập. London khẳng định kết quả của cuộc trưng cầu ý dân năm 2014 với 55% người dân Scotland phản đối tách ra độc lập là câu trả lời có giá trị cho cả một thế hệ.
Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược để bảo vệ vùng lãnh thổ sáp nhập Hôm 22/9, cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết Moskva có thể sử dụng bất kỳ vũ khí nào, bao gồm cả vũ khí hạt nhân chiến lược, để bảo vệ các vùng lãnh thổ Ukraine sáp nhập vào Nga. Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tại Điện Kremlin hôm 20/9. Ảnh: Sputnik Theo hãng tin Reuters (Anh),...