Scotland: Đỉa khổng lồ bám gần 1 tháng trong mũi người
Sau chuyến du lịch Đông Nam Á trở về, một nữ du khách người Scotland thất kinh khi phát hiện một con đỉa dài hơn 7.5cm đang sống bám trong mũi mình.
Daniela Liverani năm nay 24 tuổi, bị chứng chảy máu mũi kéo dài cả tháng trời. Tuy nhiên, cô chỉ đơn giản nghĩ đó là hậu quả của đợt tai nạn xe máy. Thậm chí, khi có cảm giác có vật thể lạ di chuyển trong mũi, cô còn cho rằng đó là một cục máu đông.
Cô gái trẻ bị con đỉa bám trong mũi gần một tháng trời mà chỉ nghĩ đó là một cục máu đông
Thứ 5 tuần trước, ngày 9/10, trong lúc đang tắm, cô giật mình phát hiện ra khối màu đen ngoe nguẩy trong mũi là một con ký sinh trùng chuyên hút máu.
Trả lời phỏng vấn đài BBC của Scotland, cô gái trẻ cho biết: “Dĩ nhiên là hơi nước và nhiệt độ cao khiến mũi tôi nở ra, con đỉa cũng bị tuột ra khỏi mũi một khoảng khá xa, gần chỗ miệng. Tôi có thể nhìn thấy nó bằng mắt. Tuy nhiên, tôi không thể tưởng tượng đấy là một con vật bởi nó trông giống như là một cục máu đông. Hôm thứ năm, tôi quyết định nhảy ra khỏi phòng tắm, lau làn hơi nước che phủ kính và nhìn rõ những cái rãnh trên mình con vật”. Lúc đó, cô gái trẻ mới biết cục máu đông trong mũi cô thực ra là một con đỉa.
Video đang HOT
Cô đến bệnh viện ngay lập tức, và các bác sỹ nhanh chóng lôi con vật ra khỏi mũi cô. Họ đã phải cố gắng giữ bình tĩnh bởi hiếm khi họ được chứng kiến những trường hợp như cô Liverani.
Cô gái tin mình bị con đỉa bám theo ở đâu đó tại Việt Nam hoặc Campuchia.
Liverani đã mang con đỉa về nhà theo gợi ý của các bác sỹ, tuy nhiên nó đã chết vào đêm hôm đó.
“Tôi vứt nó vào thùng rác. Nó đã chết rồi. Trước đấy thì tôi luộc nó”. Cô gái trẻ nói.
Theo Khampha
Viêm đại tràng - Điều trị ngay khi có dấu hiệu
Viêm đại tràng có biểu hiện là rối loạn tiêu hoá kéo dài, bụng trướng hơi, căng tức, đau ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng, đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện. Bệnh thường xuyên tái phát và dễ trở thành mãn tính, ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt và công việc.
Viêm đại tràng là một bệnh ở hệ tiêu hóa thường gặp, tỷ lệ mắc bệnh cao ở những nước đang và kém phát triển. Ở Việt Nam, cứ 5 người thì có 1 người gặp vấn đề về đại tràng (chiếm tỷ lệ khoảng 20% dân số).
Bệnh khởi phát từ một đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do nhiễm khuẩn hay các ký sinh trùng trong ăn uống, tạo ra những tổn thương trên niêm mạc đại tràng. Lại thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, nên niêm mạc đại tràng trở nên dễ bị kích ứng và làm bệnh tái phát trở lại. Đây chính là "mầm mống" của bệnh viêm đại tràng mãn tính.
Triệu chứng thường gặp
Rối loạn tiêu hóa kéo dài, người bệnh đi ngoài phân lúc bón, lúc lỏng, đi từ 2 đến 6 lần một ngày. Người bệnh cảm thấy không thoải mái khi đi đại tiện, hay có cảm giác mót, muốn đi nữa mặc dù vừa đi xong. Trướng bụng, đầy hơi khu trú dọc khung đại tràng, bệnh nhân luôn cảm thấy bụng căng tức, khó chịu. Đau bụng, đây là triệu chứng thường gặp, đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng. Đau tăng sau khi ăn và trước khi đi đại tiện hoặc lúc đói. Đau bụng thường ở hố chậu trái hoặc phải. Trường hợp nặng hơn có thể bị chảy máu trực tràng, đi ngoài phân có nhày và có thể có máu...
Điều trị ngay khi có dấu hiệu
Cần tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời; giữ vệ sinh ăn uống, nên ăn điều độ và cân đối khẩu phần, giảm tối đa những chất gây kích ứng như: đồ ăn sống, chua cay, bia rượu và café. Hết sức hạn chế sử dụng kháng sinh khi chưa cần thiết, cần chú ý đến các yếu tố cơ bản để chữa khỏi bệnh một cách tự nhiên, không lệ thuộc thuốc là: tăng cường sức đề kháng, phục hồi niêm mạc đại tràng và cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Khi đã mắc bệnh viêm đại tràng mãn tính, việc chữa trị trở nên rất khó khăn, vì khi ấy đã xuất hiện những tổn thương sâu và rộng trên niêm mạc đại tràng, nhiều bệnh nhân phải chấp nhận "sống chung" với bệnh trong nhiều năm, thậm chí suốt đời. Nguy hiểm hơn, viêm đại tràng mãn tính sẽ có nguy cơ xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như: giãn đại tràng cấp tính, thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng và ung thư đại trực tràng. Bệnh có thể nặng thêm nếu người bệnh có những vấn đề về tâm lý như: trầm cảm, lo âu... Vì vậy, người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh, yoga...
Một số người có thói quen tự chữa bệnh bằng cách mua các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống tiêu chảy... khi thấy đau bụng, đi đại tiện ra nhiều nước, bụng trướng, căng tức... và khi thấy bệnh có biểu hiện giảm thì thôi không sử dụng thuốc nữa. Cách dùng thuốc và điều trị như vậy không có tác dụng chữa dứt bệnh viêm đại tràng, do người bệnh đã dùng thuốc không đúng cách, có thể uống thuốc chưa đủ liều, nhất là với các loại kháng sinh, dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc; hay do người bệnh đã uống quá nhiều thuốc lại gây ra loạn khuẩn ruột, làm mất đi hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc, cả Đông y và Tây y, chữa bệnh viêm đại tràng. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng, để tránh các tác dụng phụ gây hại.
Theo Đông y, viêm đại tràng thuộc phạm trù "phúc thống" (đau bụng) hoặc "đại tràng ung" (viêm đại tràng), do can tỳ bất hòa, thấp nhiệt uất kết, chức năng của can tỳ suy giảm. Để điều trị viêm đại tràng, phải dùng phép thanh nhiệt, tiêu độc, lưu thông khí huyết, ổn định tiêu hóa.
Các loại dược liệu như Vàng đắng có hoạt chất chính là berberin có tính kháng virut, diệt amib và trực khuẩn; Ngô thù du tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, lợi tiêu hóa: Mộc hương làm giảm đau, kiện tỳ, kích thích tiêu hóa; Bạch thược có tính kháng khuẩn, giảm đau, trị tiêu chảy... Các dược liệu này phối hợp tạo nên bài thuốc có tác dụng trị liệu hiệu quả các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm đại tràng mà không gây tác dụng phụ có hại
Theo TPO
Nang gan có nguy hiểm? Bố tôi 62 tuổi. Mới đây, đi khám bệnh định kỳ và phát hiện bị nang gan. Tôi nghe nói nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra nên rất lo lắng. Xin hỏi điều đó có đúng không? Bố tôi cần điều trị như thế nào? Bệnh có nguy hiểm không? Nguyễn Hà Anh (Lào Cai) Nang gan xuất phát...