SCIC phân trần về lương thưởng “khủng” trên 100 triệu đồng/tháng của các sếp
Năm 2015, các lãnh đạo chủ chốt tại SCIC đều có thu nhập trên 1 tỷ đồng; trong khi đó, thu nhập bình quân của người lao động cũng lên tới 37 triệu đồng/tháng. SCIC khẳng định, việc chi trả tiền lương, thưởng cho viên chức quản lý và người lao động SCIC tuân thủ đúng quy định của pháp luật và phù hợp kết quả hoạt động kinh doanh của SCIC.
Chiều ngày 6/7, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) phát thông cáo chính thức lý giải thông tin thu nhập của viên chức quản lý tại SCIC lên tới hơn 100 triệu đồng/tháng.
Theo đó, SCIC khẳng định, việc chi trả tiền lương, thưởng cho viên chức quản lý và người lao động SCIC tuân thủ đúng quy định của pháp luật và phù hợp kết quả hoạt động kinh doanh của SCIC. Thực tế, trong năm 2015, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của SCIC thực hiện vượt mức so với kế hoạch kinh doanh được phê duyệt.
Tại SCIC, lãnh đạo thu nhập trên 100 triệu đồng/tháng còn nhân viên cũng nhận về 37 triệu đồng/tháng
Nói về khoản thu nhập “khủng” của viên chức quản lý lên tới trên 100 triệu đồng/tháng, SCIC cho biết, khoản thu nhập của viên chức quản lý bao gồm tiền lương, tiền thưởng và thù lao, tất cả đều được chi trả tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
Trong tổng thu nhập của viên chức quản lý, có một số khoản thù lao, tiền thưởng được hình thành từ năm 2014 nhưng chi trả trong 2015 do Quy chế tài chính của SCIC được ban hành theo Quyết định số 3369/QĐ-BTC ngày 31/12/2014 của Bộ Tài chính áp dụng cho năm tài chính 2014 trở đi (bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm) nên SCIC đã gộp cả nguồn của 2014 và 2015 để chi trả trong năm 2015.
“Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư số 19/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và xã hội , việc quyết toán tiền thưởng cho viên chức quản lý được thực hiện theo nhiệm kỳ của viên chức quản lý được tính theo nhiệm kỳ của Chủ tịch HĐTV nên SCIC cũng dồn chi trả một số khoản các năm trước sang năm 2015 (là năm cuối nhiệm kỳ”, đại diện SCIC lý giải.
SCIC cũng giải thích thêm, thu nhập của người lao động tại SCIC bao gồm nhiều khoản như tiền lương, BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, tiền ăn ca, tiền điện thoại…. và cả tiền lương dự phòng cho năm sau (là khoản người lao động chưa được hưởng trong năm 2015).
Các khoản thu nhập này đều là những khoản thu nhập trước thuế, khi chi trả cho viên chức quản lý và người lao động, SCIC thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Video đang HOT
Hiện nay, SCIC đang báo cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này và chúng tôi sẽ có các thông tin chi tiết tiếp theo trên cơ sở kết quả báo cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Theo báo cáo quản trị của SCIC, trong năm 2015, 6 lãnh đạo chủ chốt của “siêu tổng công ty” này có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Trong đó, ông Lai Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC, nhận về hơn 1,4 tỷ đồng; bình quân mỗi tháng, ông Đạo có hơn 119 triệu đồng.
Bốn Phó Tổng giám đốc, gồm: ông Lê Song Lai, ông Hoàng Nguyên Học, ông Nguyễn Quốc Huy, bà Nhữ Thị Hồng Liên, cũng nhận về mỗi người gần 1,3 tỷ đồng năm 2015. Ngoài ra, Kiểm soát viên Nguyễn Quốc Trị cũng nhận về gần 1,1 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính , năm 2015, SCIC chi tới 121 tỷ đồng để trả chi phí cho nhân viên, trong đó chi phí cho các cấp quản lý là 71,7 tỷ đồng còn nhân viên là 49,3 tỷ đồng. Với số nhân viên khoảng 273 người, ước tính chi phí cho một nhân viên của SCIC lên tới 37 triệu đồng/tháng (con số này năm 2014 là 30,4 triệu đồng/tháng. Chi phí nhân viên bao gồm lương và các khoản trợ cấp khác.
2015 là năm tăng trưởng vượt bậc của SCIC cả về doanh thu và lợi nhuận: doanh thu năm 2015 của công ty đạt 10.595 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 8.004 tỷ đồng.
Bích Diệp
Theo Dantri
Quản trị doanh nghiệp nhìn từ câu chuyện của Sabeco
Gần đây, câu chuyện bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải tại Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận và giới truyền thông.
Để nhìn nhận vấn đề này dưới góc độ quy định của luật pháp và thông lệ quản trị hiện đại, Báo Đầu tư Chứng khoán đã trao đổi với TS. Nguyễn Thu Hiền, Giám đốc Chương trình Cao học Quản trị kinh doanh Maastricht MBA, Đại học Bách khoa TP. HCM, chuyên gia quản trị công ty khu vực ASEAN.
Đã có nhiều ý kiến trái chiều về câu chuyện bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải tại Sabeco, ở góc độ quy định pháp luật có liên quan và thông lệ quản trị hiện đại, quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào?
Nhân sự lãnh đạo và qui định đề cử nhân sự lãnh đạo là các vấn đề lớn tại doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp có sự hiện diện của các cổ đông lớn, cổ đông chi phối.
Trong trường hợp này, Sabeco là công ty cổ phần do Nhà nước nắm vốn chi phối (89%), để tránh vi phạm quyền lợi của các cổ đông khác trong Công ty, vấn đề nhân sự lãnh đạo càng cần được quan tâm đặc biệt. Đó là về khía cạnh mâu thuẫn lợi ích. Về khía cạnh năng lực lãnh đạo và sự phù hợp với vị trí được bổ nhiệm, việc đề cử và biểu quyết chọn các vị trí lãnh đạo cần chú trọng đến năng lực và sự phù hợp của cá nhân được đề cử với chiến lược kinh doanh và tăng trưởng của doanh nghiệp.
Xét trên khía cạnh luật pháp, Luật Doanh nghiệp không qui định cụ thể việc không cho phép thành viên HĐQT là người có quan hệ huyết thống với cán bộ quản lý cơ quan nhà nước trực tiếp quản lý vốn tại công ty. Cần lưu ý là, Luật Phòng chống tham nhũng, Điều 37 có quy định, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp. Nếu áp dụng cho trường hợp của Sabeco, cơ quan quản lý trực tiếp là Bộ Công thương, người đứng đầu là Bộ trưởng Bộ Công thương không được để con của mình kinh doanh hoặc tham gia điều hành kinh doanh trong phạm vi mình quản lý trực tiếp.
Xét trên khía cạnh thông lệ tốt, qui trình đề cử thành viên HĐQT phải được nêu rõ trong điều lệ công ty. Một qui trình đề cử thành viên HĐQT theo thông lệ tốt phải được thực hiện bởi Ủy ban nhân sự nằm trong HĐQT. Ủy ban nhân sự phải có chủ tịch là thành viên độc lập hoặc không điều hành, và có đa số thành viên là thành viên độc lập/không điều hành. Ủy ban nhân sự sẽ có quan điểm độc lập và ít bị ảnh hưởng bởi các thành viên đại diện cổ đông lớn. Ý kiến của Ủy ban nhân sự đóng vai trò chi phối trong quyết nghị đề cử nhân sự của HĐQT. Cá nhân được Ủy ban nhân sự đề cử chọn lựa phải được xem xét dựa trên một bộ tiêu chí chọn lựa nhân sự mà được gắn liền với chiến lược phát triển của công ty, đảm bảo cá nhân được chọn sẽ có năng lực phù hợp để lãnh đạo công ty.
Tại Sabeco, ông Võ Thanh Hà, người được Bộ Công thương ủy quyền đại diện đối với 23% vốn Nhà nước hiện là Chủ tịch HĐQT Sabeco kiêm Tổng giám đốc từ ngày 1/1/2016. Điều này có đúng quy định hay không? Trong trường hợp này, nếu không đúng, doanh nghiệp phải làm gì?
Luật Doanh nghiệp 2014 qui định đối với trường hợp công ty cổ phần có vốn nhà nước trên 50% thì chức danh chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc phải do hai cá nhân khác nhau nắm giữ để đảm bảo vai trò giám sát của HĐQT đối với ban điều hành trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Trường hợp Chủ tịch HĐQT của Sabeco hiện cũng là đại diện cổ đông lớn trong doanh nghiệp, đang kiêm luôn chức danh Tổng giám đốc, nếu xét về mặt luật pháp thì đã vi phạm quy định.
Nếu xét về thông lệ quản trị hiện đại, ngay cả khi chủ tịch HĐQT không phải là đại diện cổ đông lớn thì việc kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc cũng đã là điều đáng quan ngại.
Theo thông lệ tốt, tại các doanh nghiệp có sự hiện diện của cổ đông lớn, việc bổ nhiệm tổng giám đốc phải do Ủy ban nhân sự trực thuộc HĐQT xem xét, đánh giá dựa vào bộ tiêu chí cụ thể do Ủy ban nhân sự soạn thảo. Với cơ cấu độc lập của Ủy ban nhân sự như được nêu rõ ở trên, cũng như tiếng nói quan trọng của Ủy ban nhân sự trong vấn đề bổ nhiệm chức danh điều hành thì mục tiêu chọn lựa tổng giám đốc không có tiềm năng mâu thuẫn lợi ích, đồng thời có đủ năng lực sẽ được đảm bảo.
Không riêng vấn đề của Sabeco, đã khá nhiều lần nhà đầu tư nước ngoài than phiền về quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối. Bà nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Quản trị doanh nghiệp hiện nay được các doanh nghiệp nhìn nhận theo quan điểm chỉ đảm bảo thực thi tối thiểu, nhằm tránh việc vi phạm pháp luật. Cách nhìn nhận này không phù hợp với sự phát triển của khu vực và thế giới về các chuẩn mực quản trị tốt. Quản trị tốt là hướng đến đảm bảo công bằng, minh bạch, chính trực và trách nhiệm. Nếu giữ vững được các giá trị này thì mới có thể thu hút được vốn đầu tư của nhà đầu tư tốt.
Nhà đầu tư nước ngoài đa phần là các quỹ đầu tư giàu kinh nghiệm, đến từ các thị trường tài chính phát triển, với các chuẩn mực quản trị cao, họ chắc chắn sẽ kỳ vọng được tôn trọng. Việc không vi phạm luật về quản trị doanh nghiệp mới chỉ là bước khởi đầu để lọt vào mắt nhà đầu tư tốt, bởi các nhà đầu tư tốt cần nhiều hơn mức đó.
Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được kỳ vọng của nhà đầu tư về quản trị doanh nghiệp, việc nhà đầu tư thất vọng, than phiền và bãi đầu tư là điều không khó đoán, không riêng gì với nhà đầu tư nước ngoài mà các nhà đầu tư trong nước cũng vậy.
Có thể nói, nếu doanh nghiệp muốn tự thân tồn tại thì cần biết phải làm gì cho tốt. Tuy nhiên, khi vẫn còn nhiều doanh nghiệp được hưởng các đặc quyền đặc lợi tự nhiên, việc họ không tích cực rời bỏ các đặc quyền này, hay tranh thủ bằng mọi cách kéo dài việc hưởng lợi là điều không khó hiểu.
Theo bà, chúng ta cần có những giải pháp gì để cải thiện quản trị doanh nghiệp cho khu vực doanh nghiệp này?
Những điểm mới liên quan đến vấn đề đề cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt tại Luật Doanh nghiệp 2014 được đánh giá là đã cải thiện hơn nhiều so với các quy định trước đó. Đây là nỗ lực của nhà quản lý trong việc nâng cao ý thức quản trị doanh nghiệp tại các công ty.
Doanh nghiệp cần tích cực áp dụng các mô hình quản trị tốt mà Luật Doanh nghiệp 2014 đã đề xuất, hoặc theo các thông lệ tốt trên thế giới, ví dụ thành lập Ủy ban nhân sự, Ủy ban lương thưởng chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đề đề cử nhân sự, quyết định mức thù lao các chức danh lãnh đạo. Các ủy ban này phải có chủ tịch là các thành viên độc lập, và có đa số thành viên trong ủy ban là thành viên độc lập. Các ủy ban này chịu trách nhiệm và có tiếng nói chính đại diện cho HĐQT trong vấn đề đề cử nhân sự.
Đối với các doanh nghiệp có nhà nước nắm sở hữu chi phối, vai trò và tinh thần chính trực càng cần được nâng cao hơn để gây dựng lòng tin của nhà đầu tư và công chúng, khi cổ đông nhà nước vừa cầm cân nảy mực, vừa có tiếng nói áp đảo.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ông "trùm" cổ vật Đỗ Hùng: "Mua của người chán, bán cho người chơi" Điều hành cùng lúc nhiều công ty thuộc nhiều lĩnh vực, nhưng ông Đỗ Hùng, Chủ tịch HĐQT Kim Group lại có niềm đam mê đặc biệt với cổ vật. Vì thế Công ty CP Thương mại Kim Cổ ra đời phần nào thỏa mãn mong muốn tìm lại những giá trị lịch sử - văn hóa tưởng chừng bị lãng quên của...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Ưu tiên gắn kết, khám phá và tận hưởng
Du lịch
Mới
Bố mẹ ly hôn khi tôi lên 5, ông chu cấp và không để cho tôi thiếu thốn bất kỳ thứ gì với điều kiện mẹ con tôi không bao giờ được xuất hiện trước mặt ông
Góc tâm tình
1 phút trước
Cận cảnh laptop màn hình gập, chạy hệ điều hành tự phát triển của Huawei
Đồ 2-tek
3 phút trước
Rò rỉ cơ sở dữ liệu khổng lồ: 184 triệu tài khoản bị lộ thông tin đăng nhập
Thế giới
14 phút trước
SUV Xiaomi YU7 trình làng: Tăng tốc như siêu xe, công nghệ tối tân, phạm vi hoạt động 800km/lần sạc
Ôtô
17 phút trước
Tranh cãi vụ Nhà tù Hoả Lò tuyển dụng yêu cầu "thử việc" 75 ngày, quyền lợi mông lung: Ban quản lý lên tiếng
Netizen
33 phút trước
Top 10 môtô hạng sang đáng mua nhất năm 2025: Vinh danh Honda Gold Wing
Xe máy
34 phút trước
Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm
Thế giới số
55 phút trước
Siêu phẩm thế giới mở hay nhất mọi thời đại giảm giá 90% trên Steam, khó có cơ hội thứ hai cho game thủ
Mọt game
1 giờ trước
5 MV đạt 200 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Hoà Minzy được "quốc dân độ" vươn lên Top 1, Sơn Tùng xếp sau nhân tố tranh cãi
Nhạc việt
1 giờ trước