“SCIC mong muốn đầu tư nhiều nghìn tỷ vào Vietnam Airlines”
Thông tin này được Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cho biết khi trao đổi với báo chí sáng nay (11/6).
Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)
Cụ thể, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết, đầu mối này đang phối hợp với Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), cũng như đã báo cáo lên Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước về kế hoạch đầu tư vào Vietnam Airlines.
Kế hoạch này sẽ phải trình các đầu mối chức năng, cũng như tùy thuộc vào phương án tăng vốn, tái cơ cấu của hãng hàng không này để vượt qua khó khăn hiện nay, sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Cho rằng khó khăn của Vietnam Airlines hiện nay đã được đề cập rõ thời gian qua, Chủ tịch SCIC nhấn mạnh rằng hãng sẽ khó nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường như trước dịch nếu đơn độc, mà cần đến các giải pháp đồng bộ. Đó là tăng vốn, đi vay, tái cấu trúc tài sản, đàm phán cơ cấu lại các khoản vay…
Về giải pháp tăng vốn, ông Chi cho biết SCIC mong muốn tham gia, kỳ vọng có thể thực hiện được trong quý III tới.
Video đang HOT
“Hiện tại SCIC không theo đuổi những khoản đầu tư mới vài trăm tỷ, mà chúng tôi mong muốn, theo đuổi kế hoạch đầu tư vào Vietnam Airlines với nhiều nghìn tỷ đồng. Quy mô cụ thể còn tùy thuộc vào phương án và mức độ tăng vốn của Vietnam Airlines, cũng như qua phối hợp, xem xét của các đầu mối chức năng…”, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC nói, cũng như xem đây là một hướng giải pháp nếu thực hiện sẽ góp phần nhanh chóng hỗ trợ hãng hàng không này sớm vượt qua khó khăn.
Đó cũng là mong muốn, kế hoạch dự kiến sẽ là trọng điểm trong hoạt động đầu tư của SCIC năm nay, một năm mà “siêu tổng công ty” này dự kiến sẽ không hạ các chỉ tiêu kinh doanh dù bối cảnh hoạt động và thị trường chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Đức Chi khẳng định, dù dịch Covid-19 có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của Tổng công ty nhưng năm nay không hạ các chỉ tiêu kinh doanh, thậm chí vẫn đặt mục tiêu vượt các chỉ tiêu chính đã đề ra.
Cập nhật dự kiến qua nửa đầu năm 2020, các chỉ tiêu chính như bán vốn, thu cổ tức, lợi nhuận… của SCIC đều đã đạt trên mức 50% so với kế hoạch cả năm.
"Sếp" SCIC: Nhiều doanh nghiệp thuộc diện khó bán, bán mãi vẫn "ế"
Ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết, trong danh mục của SCIC còn nhiều doanh nghiệp thuộc diện khó bán, bán nhiều lần không thành công.
Năm 2019, "siêu" Tổng công ty SCIC tiếp nhận 13 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước hơn 7.160 tỷ đồng.
Tại cuộc gặp gỡ báo chí chiều ngày 10/1, ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch SCIC đã thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp này.
Theo đó, ông Chi cho biết kết thúc năm 2019, doanh thu SCIC đạt 6.760 tỷ đồng, trong đó doanh thu cổ tức đạt 4.407 tỷ đồng, còn lại doanh thu tài chính đạt 2.026 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 4.067 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2019, "siêu" Tổng công ty SCIC tiếp nhận 13 doanh nghiệp với tổng vốn nhà nước hơn 7.160 tỷ đồng.
Đề cập đến công tác bán vốn tại doanh nghiệp, ông Chi cho biết có 12 doanh nghiệp bán thành công.
Tuy nhiên, theo vị này, ngoài khó khăn về cơ chế thị trường, trong danh mục của SCIC có nhiều doanh nghiệp thuộc diện khó bán, bán nhiều lần không thành công.
Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp lớn như Vocarimex, Domesco... có cơ cấu cổ đông không thuận lợi (cổ đông lớn khác chiếm 51% trở lên) nên không hấp dẫn nhà đầu tư khi bán vốn.
Như vậy, đến tháng 12/2019, danh mục doanh nghiệp SCIC quản lý là 147 doanh nghiệp với giá trị vốn nhà nước 29.366 tỷ đồng trên tổng số vốn điều lệ là 99.894 tỷ đồng.
Sang năm 2020, Chủ tịch SCIC cho biết sẽ đẩy nhanh tiến độ bán vốn, trong đó ưu tiên bán vốn tại các doanh nghiệp có nguy cơ thua lỗ hoặc doanh nghiệp giám sát đặc biệt.
Ông Nguyễn Đức Chi cũng cho biết thêm, năm 2019, SCIC nghiên cứu gần 30 cơ hội đầu tư.
Trong đó có 1 dự án được phê duyệt chủ trương nhưng chưa thực hiện được vì nhiều lý do như tham gia đấu thầu dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.
Ngoài ra, SCIC cũng nghiên cứu cơ hội đầu tư lĩnh vực nước sạch, lĩnh vực tái tạo điện, BOT đường cao tốc, lĩnh vực bất động sản...
Riêng trong lĩnh vực bất động sản, ông Chi cho biết nghiên cứu cơ hội đầu tư dự án tại lô đất 262 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Theo Dân trí
Mục tiêu trở thành "Nhà đầu tư chuyên nghiệp của Chính phủ", SCIC sẽ mạnh tay giải ngân 13.000-16.000 tỷ đồng mỗi năm "Hiện SCIC đang tiếp cận, nghiên cứu khả năng đầu tư vào một số dự án trọng điểm của nhà nước có nhu cầu vốn như sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc-Nam, Vietnam Airlines, PVGas, đầu tư mua cổ phần tại một số ngân hàng, doanh nghiệp lớn", lãnh đạo SCIC cho biết. Để hiện thực mục tiêu trở thành "nhà...