SCIC lần thứ 2 đấu giá trọn lô gần 18 triệu cổ phiếu AFX
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) tiếp tục ra thông báo bán đấu giá cổ phần tại CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (AFX).
Theo đó, SCIC dự kiến chào bán hơn 17,85 triệu cổ phần AFX (tương ứng 51% vốn điều lệ) thông qua phương thức đấu giá công khai cả lô với giá khởi điểm là 18.900 đồng/cp.
SCIC cho biết lô cổ phiếu này chỉ được rao bán cho nhà đầu tư trong nước. Nếu giao dịch thành công, SCIC dự kiến thu về ít nhất 337 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu AFX hiện đang giao dịch quanh mức giá 8.300 đồng/cp, chỉ bằng 1/2 giá mà SCIC đưa ra để thoái vốn.
Trong tháng 8, SCIC đã có lần đấu giá toàn bộ lô cổ phần trên, tuy nhiên đến ngày 7/9, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) đã hủy phiên đấu giá cổ phiếu AFX do tại thời điểm kết thúc kết thúc thời hạn nộp hồ sơ năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phần của SCIC tại AFX, không có nhà đầu tư nào tham gia.
AFX được thành lập năm 1990, dựa vào thế mạnh nông nghiệp của Tỉnh là cây lúa vàng. Là doanh nghiệp có quy mô hoạt động đa ngành nghề trong đó chủ lực là 3 lĩnh vực then chốt: chế biến và xuất khẩu lương thực, thủy sản; sản xuất và tiêu thụ thức ăn chăn nuôi thủy sản.
Cùng với các lĩnh vực then chốt này, Công ty còn hoạt động trong chế biến thực phẩm, nhập khẩu và kinh doanh nguyên liệu TĂGS, tổ chức chăn nuôi và hoạt động dịch vụ chăn nuôi…
Video đang HOT
Trong cơ cấu cổ đông của AFX, ngoài SCIC nắm 51% vốn, cổ đông lớn còn lại chính là TCT Lương thực Miền Nam – Công ty TNHH MTV nắm 20,52% và Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết An Giang nắm 8,63%.
Về kết quả kinh doanh quý 3, doanh thu thuần của AFX ghi nhận gần 163 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ và lỗ ròng gần 4 tỷ đồng.
Theo AFX, nguyên nhân là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho tình hình thị trường tiêu thụ xuất khẩu cũng như nội địa cá tra thịt gặp nhiều khó khăn, giá cá tra nguyên liệu ở mức thấp kéo dài nên việc tiêu thụ phát sinh lỗ.
Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt từ 6 tháng đầu năm do việc mua dự trữ nguyên liệu thức ăn với giá thấp đã góp phần làm giảm giá thành sản phẩm thức ăn đưa đến kết quả hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm của AFX hiệu quả hơn so với cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, AFX ghi nhận 598 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ so với cùng kỳ và lãi ròng gần 8 tỷ đồng trong khi cùng kỳ còn số này chỉ ở mức hơn 101 triệu đồng.
Bước đệm thoái vốn của Viettel Post
Kế hoạch thoái vốn của Tập đoàn Viettel tại Viettel Post được đánh giá là động lực thúc đẩy giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
Biển quảng cáo dịch vụ của Viettel Post tại TP.HCM. Ảnh: Quý Hòa
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, mã VTP) là công ty con trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel), hoạt động trong lĩnh vực chuyển phát hàng hóa và các dịch vụ có liên quan. Theo số liệu của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), Viettel Post hiện là doanh nghiệp có thị phần đứng thứ 2 toàn ngành sau Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), đạt 18% tổng doanh thu toàn ngành năm 2019.
Kế thừa từ công ty mẹ
Là 1 trong 4 trụ cột trong kế hoạch phát triển của Tập đoàn Viettel giai đoạn 2021-2025, Viettel Post đang nhận được sự hỗ trợ toàn diện về các công nghệ hiện đại và mạng lưới cơ sở hạ tầng toàn quốc từ Tập đoàn Viettel. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VNDirect, đây cũng là những lợi thế cạnh tranh lớn của Viettel Post trong việc chiếm lĩnh thị phần ngành chuyển phát trong các năm tới.
Viettel Post có thể phát triển các sản phẩm công nghệ cao và giải quyết những vấn đề như xử lý khối lượng lớn các đơn hàng, rút ngắn tổng thời gian giao hàng và cung cấp nhiều loại hình dịch vụ và nguồn doanh thu. Theo số liệu được KBSV cập nhật trong báo cáo ngày 21.10, Viettel Post cung cấp dịch vụ chuyển phát trên khắp cả nước, sở hữu mạng lưới giao nhận trên 63 tỉnh thành với hơn 2.500 bưu cục và 6.000 điểm giao nhận hàng hóa, có quy mô và thị phần lớn thứ 2 cả nước, sau Vietnam Post.
Ngoài triển vọng nhận thêm cơ sở hạ tầng sắp tới, VNDirect cho rằng Viettel Post có thể tận dụng hệ thống hạ tầng rộng lớn sẵn có của Tập đoàn Viettel để bán chéo dịch vụ của mình. Bên cạnh thế mạnh về mạng lưới bưu chính phủ rộng đến tận các khu vực hẻo lánh, Viettel Post còn sở hữu công suất vận chuyển lớn với 800 xe tải và 12 toa hàng trong tổng số 22 toa của chuyến tàu 40 giờ Bắc - Nam nhằm cải thiện tốc độ vận chuyển và nâng cao chất lượng phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.
"Đây là lợi thế rất lớn của Viettel Post so với các đối thủ khác khi đối thủ có thể phải mất nhiều năm để đạt được cơ sở hạ tầng và công suất như Viettel Post hiện nay", VNDirect nhận định.
Theo chia sẻ của ông Trần Trung Hưng, Tổng Giám đốc của Viettel Post, để công nghệ hóa hoạt động bưu chính chuyển phát, tháng 7.2019 Viettel Post chính thức đưa vào vận hành hệ thống băng chuyền chia chọn bưu phẩm tự động. Hệ thống này có công suất tối đa lên tới 36.000 bưu phẩm/giờ, lớn nhất Việt Nam hiện nay, phù hợp với mục tiêu phát triển của Viettel Post trong 5 năm tới.
"Với hệ thống này, Viettel Post đã hoàn thành mục tiêu rút ngắn thời gian toàn trình của bưu phẩm từ 4-6 giờ, giảm tỉ lệ sai sót, hư hỏng trong chia chọn bưu gửi, giảm chi phí nhân công", ông Hưng cho biết.
Bước đệm thoái vốn
Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, việc thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chính là động lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán. Giai đoạn 2007-2008 và 2015-2016 hoạt động thoái vốn, cổ phần hóa được Nhà nước đẩy mạnh, khoảng thời gian sau đó thanh khoản thị trường chứng khoán trung bình năm 2009 đạt 1.623 tỉ đồng/phiên (tăng 226% so với năm 2008), năm 2018 đạt 5.259 tỉ đồng/phiên (tăng 28% so với năm 2017).
Quy định các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa bắt buộc phải niêm yết lên sàn sẽ là động lực khiến số lượng doanh nghiệp niêm yết trên sàn tăng lên. Ngoài ra, với việc Nhà nước thoái vốn đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết, việc tư nhân vận hành và quyết định đưa lên sàn sẽ dễ dàng hơn khi còn thuộc sở hữu nhà nước.
Nguồn ảnh: enternews.vn
Tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2020 và triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo diễn ra đầu tháng 8, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo bộ, ngành, tổng công ty, tập đoàn đẩy nhanh tiến độ thoái vốn, cổ phần hóa trong thời gian còn lại của năm. Theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn tại 124 doanh nghiệp trong năm 2020.
Hiện tại, Viettel sở hữu 68,083% vốn điều lệ của Viettel Post nhưng đã lên kế hoạch thoái 6% vốn cổ phần tại đây (tương đương 4,98 triệu cổ phiếu) vào tháng 11.2020. Giao dịch được thực hiện thông qua hình thức đấu giá công khai tại sàn HNX vào tháng 11.2020 với giá khởi điểm 104.800 đồng/cổ phiếu. Theo Viettel, lộ trình thoái vốn tiếp theo là giảm tỉ lệ sở hữu của Tập đoàn tại Viettel Post xuống 51% và sẽ được thực hiện trong giai đoạn tái cơ cấu tiếp theo của Tập đoàn Viettel (2021-2025). Viettel cũng có kế hoạch niêm yết cổ phiếu VTP trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong giai đoạn 2021-2025.
VNDirect cho rằng việc thoái vốn của Tập đoàn Viettel là một cơ hội ngắn hạn đối với cổ phiếu VTP cùng với khả năng được nhìn nhận lại giá trị. Đặc biệt khi Viettel Post đang bắt đầu chuyển mình thành một công ty logistics, công nghệ cao thay vì là một công ty bưu chính truyền thống, dẫn đến định giá cao hơn nhờ vào bội số so sánh thu nhập cao của các doanh nghiệp công nghệ. Theo đó, VNDirect đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu VTP trên thị trường.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã bán toàn bộ 2,65 triệu cổ phiếu EVF với giá cao hơn 115% giá trên sàn Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo kết quả đấu giá tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (Mã chứng khoán: EVF - UPCoM). Theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã bán ra toàn bộ 2,65 triệu cổ phiêu EVF, tương ứng 1% vốn điều lệ....