SCIC ‘giục’ An Quý Hưng trả nốt 6.823 tỷ đồng tiền mua 57,71% cổ phần Vinaconex
“Đề nghị Quý Công ty thanh toán số tiền còn lại: 6.823.703.821.700 đồng vào tài khoản của SCIC theo đúng quy định trong Quy chế đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Vinaconex để đảm bảo SCIC nhận được tiền thanh toán mua cổ phần, muộn nhất trong ngày 4/12/2018″, văn bản của SCIC gửi An Quý Hưng cho biết.
SCIC ‘giục’ An Quý Hưng trả nốt 6.823 tỷ đồng tiền mua 57,71% cổ phần Vinaconex
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa có văn bản thông báo nộp tiền mua cổ phần của Nhà đầu tư trúng giá trong phiên đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Tổng công ty Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), gửi tới Công ty TNHH An Quý Hưng.
Theo văn bản trên, căn cứ Biên bản xác định kết quả đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Vinaconex, SCIC thông báo kết quả đấu giá cổ phần của Công ty TNHH An Quý Hưng.
Cụ thể, số lượng cổ phần đăng ký mua của An Quý Hưng là 254,9 triệu cổ phần; số lượng cổ phần được quyền mua là 254,9 triệu cổ phần. Mức giá mua phải thanh toán là 28.900 đồng/cổ phần; tổng giá trị thanh toán là 7.366 tỷ đồng. Số tiền đã đặt cọc là 542,9 tỷ đồng; số tiền còn phải thanh toán là 6.823 tỷ đồng.
“Đề nghị Quý Công ty thanh toán số tiền còn lại: 6.823.703.821.700 đồng (bằng chữ: sáu nghìn, tám trăm hai mươi ba tỷ, bảy trăm linh ba triệu, tám trăm hai mươi mốt nghìn, bảy trăm đồng) vào tài khoản của SCIC theo đúng quy định trong Quy chế đấu giá cả lô cổ phần của SCIC tại Vinaconex (ban hành kèm theo Quyết định số 398/ĐTKDV-ĐT 2 ngày 22/10/2018 của Tổng giám đốc SCIC) để đảm bảo SCIC nhận được tiền thanh toán mua cổ phần muộn nhất trong ngày 4/12/2018“, văn bản của SCIC gửi An Quý Hưng cho biết.
Video đang HOT
Văn bản của SCIC gửi Công ty An Quý Hưng
Cùng với việc “thúc giục” An Quý Hưng thanh toán tiền, SCIC cũng gửi văn bản thông báo đã hoàn trả tiền cọc đến 2 nhà đầu tư tham gia đấu giá là ông Nguyễn Văn Đông và Công ty TNHH Đầu tư Star Invest. Theo đó, SCIC đã hoàn trả lại 542,9 tỷ đồng tiền đặt cọc cho 2 nhà đầu tư này trong ngày 26/11/2018.
Công ty TNHH An Quý Hưng thành lập năm 2001. Doanh nghiệp này đăng ký kinh doanh tại xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội, vốn điều lệ 360 tỷ đồng do ông Nguyễn Xuân Đông và bà Đỗ Thị Thanh góp vốn. Hiện, ông Nguyễn Xuân Đông là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Kết thúc năm 2017, công ty An Quý Hưng có tài sản ngắn hạn gần 550 tỷ đồng, dài hạn 450 tỷ đồng và tổng nguồn vốn gần 1.000 tỷ đồng. Năm 2017, công ty đạt 956 tỷ đồng doanh thu thuần và 62,4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Sức hút bí ẩn Xi măng Cẩm Phả trong thương vụ 7.400 tỷ đồng ở Vinaconex
Vinaconex đang có hy vọng thu được đầy đủ 2.000 tỷ đồng khoản nợ từ Xi Măng Cẩm Phả đồng thời hoàn nhập gần 500 tỷ đồng đã dự phòng cho khoản đầu tư 30% cổ phần tại nhà máy xi măng này.
Mới đây một nhà đầu tư đã quyết định chi gần 7.400 tỷ đồng để mua lại 58% cổ phần Vinaconex từ SCIC. Mức giá này cao hơn 35% so với giá khởi điểm mà SCIC đưa ra đấu giá và cao hơn 56% so với giá thị trường của Vinaconex trong ngày đấu giá.
Điều ngạc nhiên là công ty trúng thầu được cho An Quý Hưng chỉ là một doanh nghiệp xây dựng ít tên tuổi với năng lực tài chính không mạnh. Ngoài số tiền đặt cọc khoảng 550 tỷ đồng, mới đây công ty này đã cầm cố thêm các tài sản để vay ngân hàng nhằm mục đích huy động thêm gần 7.000 tỷ đồng nữa thanh toán cho SCIC trong tuần tới.
Quan sát thương vụ đấu giá này nhiều nhà đầu tư tỏ ra ngạc nhiên về mức giá mà đơn vị trúng giá đã đưa ra. Thậm chí nghi ngờ khả năng huy động đủ số tiền để thực hiện chuyển nhượng cổ phần từ SCIC.
Tuy nhiên, việc nhà đầu tư trúng thầu "bỏ cọc" với số tiền lên đến gần 550 tỷ đồng là điều khó xảy ra hơn. Sau khi nắm quyền điều hành Vinaconex, ông chủ mới có thể sử dụng các tài sản của Vinaconex để giảm nghĩa vụ nợ đã vay để thực hiện thượng vụ thâu tóm.
Theo báo cáo tài chính mới nhất của Vinaconex, công ty mẹ đang có khoảng 1.500 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra Vinaconex đang thực hiện bán cổ phần tại nhiều công ty con sẽ mang về nguồn tiền đáng kể trong tương lai.
Đặc biệt, Vinaconex đang có hy vọng lớn từ Xi Măng Cẩm Phả, dự án từng là "cục nợ" khiến công ty này điêu đứng trong quá khứ. Đây là dự án đi vào hoạt động từ năm 2008 với số vốn đầu tư khoảng 6.000 tỷ đồng. Nhưng trong vài năm đầu đi vào hoạt động Xi Măng Cẩm Phả lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ đồng, đồng thời tạo ra áp lực trả nợ rất lớn cho Vinaconex.
Cuối năm 2013, Vinaconex đã bán 70% cổ phần cho Viettel kèm theo các điều khoản tái cấu trúc nợ. Theo đó, Vinaconex cho Xi Măng Cẩm Phả vay 90 triệu USD lãi suất 1,5% và trả gốc, lãi hàng quý kéo dài 8 năm đến 2021.
Sau khi về tay Viettel, Xi Măng Cẩm Phả bắt đầu làm ăn có lãi. Năm 2014 nhà mày này lãi gần 100 tỷ, năm 2016 lãi 211 tỷ đồng. Nhờ đó, khoản vay của Vinaconex bên trên cũng bắt đầu được thanh toán từ năm 2016.
Đến giữa năm 2018, Vinaconex đã thu được khoảng 600 tỷ đồng và còn ghi nhận phải thu từ Xi Măng Cẩm Phả 1.422 tỷ đồng. Theo kế hoạch trong 3 năm tới, toàn bộ khoản vay này sẽ được hoàn trả cho Vinaconex.
Ngoài ra, với 30% cổ phần còn nắm giữ tại Xi Măng Cẩm Phả, tương đương 600 tỷ đồng Vinaconex đang từng bước hoàn nhập dự phòng đã trích lập trước đây. Cụ thể, từ năm 2015, sau trích lập dự phòng đến 495 tỷ đồng (tương đương 83% khoản đầu tư), Vinaconex bắt đầu hoàn nhập dự phòng do kết quả kinh doanh của Xi Măng Cẩm Phả có tín hiệu tích cực.
Đến cuối năm ngoái, công ty đã hoàn nhập 122 tỷ đồng và còn 373 tỷ đồng nữa sẽ được hoàn nhập trong các năm tới.
Trong khi Xi Măng Cẩm Phả có thể trở thành một phần sức hút lý giải thương vụ thâu tóm cổ phần Vinaconex giá cao của nhà đầu tư thì dự án Khu đô thị Bắc An Khánh (Splendora), nơi Vinaconex nắm giữ 50% cổ phần, lại là "khúc xương khó nhằn" dù gây nhiều chú ý trong thời gian qua.
Dự án rộng 264 ha này do Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị An Khánh làm chủ đầu tư, trong đó Vinaconex góp 50%, phần còn lại do Posco E&C nắm và đã được chuyển nhượng cho Công ty Địa ốc Phú Long.
Sau khi triển khai xong giai đoạn I, dự án hầu như ngừng trệ từ năm 2014, trừ việc xây thêm cụm biệt thự mới. Tình hình kinh doanh của liên doanh không mấy khả quan, khiến Spledora trở thành gánh nặng đối với Vinaconex. Liên doanh đã lỗ vượt vốn điều lệ 680 tỷ đồng và Vinaconex phải dự phòng toàn bộ khoản đầu tư này. Ngoài ra, liên doanh được cho là đang gánh các khoản nợ lên đến gần 6.000 tỷ đồng, trong đó nợ chính Vinaconex gần 1.000 tỷ đồng.
Ngay cả khi đạt thỏa thuận bán 50% cổ phần trong liên doanh này, Vinaconex nhiều khả năng chỉ thu về 600 tỷ đồng, tương đương với con số mà Phú Long đã trả để mua số cổ phần từ Posco E&C.
Theo theleader.vn
Sắp chào bán gần 225 triệu cổ phần Vinaconex Thông tin từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, SCIC se triển khai bán cổ phần tại Tổng công ty cô phân Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), mã giao dịch chứng khoán VCG. Gần 255 triệu cổ phân...