SCIC dự thu hơn 1.200 tỷ đồng từ đấu giá hơn 51 triệu cổ phiếu Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP)
Giá đấu khởi điểm được đưa ra là 23.800 đồng/ cổ phiếu, gấp khoảng 2 lần so với thị giá cổ phiếu QTP đang giao dịch trên sàn UpCOM.
Ảnh minh họa.
Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa thông báo bán đấu giá trọn lô hơn 51 triệu cổ phiếu, tương ứng 11,42% vốn của CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (mã QTP).
Giá đấu khởi điểm được đưa ra là 23.800 đồng/cổ phiếu, gấp khoảng 2 lần so với thị giá cổ phiếu QTP đang giao dịch trên sàn UpCOM, tương ứng số tiền thu về hơn 1.223 tỷ đồng.
Trong cơ cấu cổ đông của Nhiệt điện Quảng Ninh, SCIC hiện là cổ đông lớn thứ 3 sau Tổng Công ty Phát điện 1 (EVNGENCO 1) với 42% và CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC) với 16,35%. 2 cổ đông lớn còn lại baao gồm Tổng Công ty Điện lực TKV với 10,62% và CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) với 9,35%.
Về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, Nhiệt điện Quảng Ninh ghi nhận 7.384 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 13% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 264 tỷ lợi nhuận trước thuế, khả quan hơn rất nhiều so với khoản lỗ hơn 35 tỷ đồng 9 tháng đầu năm ngoái. Dù vậy, tính đến hết thời điểm 30/9/2019, Nhiệt điện Quảng Ninh vẫn còn lỗ lũy kế hơn 230 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu QTP đang có đà tăng mạnh sau thông tin được bán đấu giá được công bố. Hiện cổ phiếu này đã leo lên mức 12.900 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 40% so với thời điểm đầu năm 2019. Ước tính với mức thị giá hiện tại, vốn hóa của Nhiệt điện Quảng Ninh đã vượt hơn 5.800 tỷ đồng.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Quý III thua lỗ, cổ phiếu Nhiệt điện Quảng Ninh vẫn được chào bán với giá gấp đôi thị giá
Ngày 15/11, SCIC vừa thông báo đấu giá trọn lô 51 triệu cổ phiếu tại CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP).
Nguồn: QTP.
Theo thông tin Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cung cấp, Nhiệt điện Quảng Ninh là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
Tổng số lượng cổ phiếu QTP được SCIC đưa ra đấu giá là hơn 51,4 triệu cổ phiếu, tương đương với 11,42 % vốn điều lệ. Thời gian dự kiến diễn ra vào 05/12/2019 tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Hiện tại, Nhiệt điện Quảng Ninh có 5 cổ đông lớn, sở hữu trên 5% vốn cổ phần. Trong đó, sở hữu 42% vốn cổ phần tại Nhiệt điện Quảng Ninh là Tổng công ty Phát điện 1.
Mức giá khởi điểm để đấu giá là 23.800 đồng/cổ phiếu, gấp hơn 2 lần thị giá cổ phiếu QTP tại thời điểm hiện tại. Cụ thể, kết phiên giao dịch 15/11, cổ phiếu QTP đóng cửa ở mức giá 11.200 đồng/cổ phiếu.
Nhìn về kết quả kinh doanh trong 7 quý gần nhất của Nhiệt điện Quảng Ninh, có 2 quý Công ty báo lỗ h-àng tỷ đồng. Đặc biệt là trong quý III/2018 khi khoản lỗ lên tới hơn 311 tỷ đồng.
Giải trình về khoản thua lỗ nặng nề này, Nhiệt điện Quảng Ninh cho biết do sản lượng điện hợp đồng (Qc) trong quý III/2018 giao thấp, làm cho doanh thu không đủ để bù đắp chi phí. Ngoài ra, quý III là giai đoạn mùa mưa, giá thị trường thấp, cùng với đó là việc đại tu tổ máy số 2 nên sản lượng điện phát và sản lượng điện giao nhận quý III/2018 không cao. Nguyên nhân cuối cùng được Nhiệt điện Quảng Ninh đưa ra để lý giải kết quả kinh doanh thua lỗ này đến từ biến động mạnh của tỷ giá giữa VNĐ/USD. Cụ thể, giai đoạn cuối quý III/2018, tỷ giá tăng mạnh làm tăng chi phí chênh lệch tỷ giá.
Trong 7 quý gần nhất, có 2 quý QTP báo lỗ. Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Kết quả kinh doanh của QTP được cải thiện kể từ quý IV/2018 đến quý II/2019. Tuy nhiên, trong quý III/2019, Công ty lại tiếp tục báo lỗ hơn 5,5 tỷ đồng, con số này nhỏ hơn nhiều so với khoản lỗ cùng kỳ 2018.
Giải trình về kết quả kinh doanh quý III/2019, QTP cho biết mặc dù trong kỳ sản lượng điện thương phẩm tăng so với cùng kỳ năm trước, tác động tích cực làm tăng doanh thu. Tuy nhiên biên lợi nhuận vẫn ở mức thấp, chỉ hơn 5,2% trong quý III/2019. Do đó, sau khi trừ các khoản chi phí, đặc biệt là hơn 117 tỷ đồng chi phí tài chính thì QTP đã lỗ gần 4,3 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động khác cũng ghi nhận lỗ hơn 1,2 tỷ đồng. Do vậy, tổng kết quý III/2019, QTP báo lỗ hơn 5,5 tỷ đồng sau thuế. Dù vậy, lũy kế 9 tháng, QTP vẫn lãi ròng 264 tỷ đồng, cải thiện mạnh so với con số lỗ 35 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Về diễn biến chung đối với các nhà máy nhiệt điện than, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, việc thiếu nguồn nguyên liệu than đã làm cho nhiều nhà máy nhiệt điện than không đủ nguyên liệu để tận dụng công suất phát khi giá trên thị trường phát điện cạnh tranh tăng cao, thậm chí một số nhà máy phải tạm dừng phát ở một số tổ máy. Để giải quyết cho bài toán thiếu than và thiếu điện, Thủ tướng chính phủ và Bộ Công thương đã cho phép TKV và Tổng Công ty Đông Bắc nhập khẩu than về trộn với than trong nước phục vụ cho mục đích phát điện. Điều này đã giúp cho đa số các nhà máy đủ nguồn nguyên liệu than để phát điện.
Giá than nhập khẩu có xu hướng giảm. Nguồn: BVSC.
Theo dự báo được Bloomberg tổng hợp thì giá than dự kiến sẽ ổn định quanh mức hiện tại trong năm tới. Giá than nhập khẩu có độ trễ do thời gian đấu thầu nên giá than nhập khẩu trong giai đoạn vừa qua không giảm nhanh như giá than thế giới nhưng dự kiến sẽ giảm trong thời gian tới. Điều này sẽ giúp cho các nhà máy nhiệt điện than gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường phát điện cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.
Theo Nhipcaudautu.vn
SCIC đấu giá toàn bộ vốn tại Nhiệt điện Quảng Ninh với giá khởi điểm gấp đôi thị giá, dự thu hơn 1.223 tỷ đồng SCIC là cổ đông lớn thứ 3 tại Nhiệt điện Quảng Ninh, xếp sau Tổng Công ty Phát điện 1 (sở hữu 42%) và Nhiệt điện Phả Lại (sở hữu 16,35%). 2 cổ đông lớn còn lại là Tổng Công ty Điện lực TKV (sở hữu 10,62%) và Cơ điện lạnh - REE (sở hữu 9,35%). Tổng Công ty Đầu tư và Kinh...