SCIC có dễ thoái vốn tại phồng tôm Sa Giang?
Là một trong những doanh nghiệp trong danh sách thoái vốn năm 2019, việc thoái vốn tại CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (Mã CK: SGC) dự kiến mang về khoảng 400 tỷ đồng.
Mới đây, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang vừa thông báo Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sẽ thoái toàn bộ 3,56 triệu cổ phiếu, tương đương 49,89% vốn điều lệ nhằm mục đích cơ cấu danh mục đầu tư.
Đợt thoái vốn tổ chức theo hình thức đấu giá cả lô, tức mỗi nhà đầu tư phải đăng ký mua toàn bộ số cổ phần chào bán. Phiên đấu giá dự kiến ngày 15/7 tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM. Đơn vị trúng đấu giá có thời hạn một tuần để thanh toán tiền mua cổ phần.
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang.
Giá khởi điểm là 111.700 đồng mỗi cổ phần. Nếu phiên đấu giá thành công, ước tính SCIC thu về hơn 400 tỷ đồng.
Được biết, Sa Giang là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm từ gạo như phồng tôm, hủ tiếu, phở, bún gạo lứt, bánh tráng…Trong đó, phồng tôm là sản phẩm chủ lực và đóng góp trên 90% doanh thu mỗi năm của công ty.
Những năm qua, kết quả kinh doanh của Sa Giang đạt được khá tích cực với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều, bất chấp những giai đoạn kinh tế gặp khó khăn. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân (CAGR) giai đoạn 2010 – 2018 của Sa Giang lên tới 8%. Trong đó, doanh thu năm 2018 đạt 288 tỷ đồng, lợi nhuận ròng 23 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sa Giang hiện đã xuất khẩu sản phẩm tới hơn 40 quốc gia và tỷ trọng xuất khẩu chiếm 55% cơ cấu doanh thu. Tại ĐHCĐ thường niên mới diễn ra, lãnh đạo Sa Giang cho biết sẽ chú trọng hơn thị trường trong nước bởi đây là thị trường có biên lợi nhuận tốt hơn.
Cơ cấu cổ đông Sa Giang khá cô đặc khi SCIC hiện chiếm xấp xỉ 50% cổ phần. Các cổ đông nội bộ của công ty chiếm hơn 30% cổ phần. Trong năm 2018, các cổ đông nội bộ của Sa Giang đã liên tục gia tăng tỷ lệ sở hữu của công ty.
Theo báo cáo tài chính năm 2018 đã kiểm toán, tính đến ngày 31/12/2018, SCIC nắm giữ 49,89%; bà Trần Thị Thanh Thúy nắm giữ 21,08%; ông/bà Phạm Thanh Hoa nắm giữ 4,90%; ông/bà Phạm Hồng Thịnh nắm giữ 3,27%; ông Phạm Thanh Hùng nắm giữ 3,33% và các cổ đông khá nắm giữ 17,53%.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 1/2019 của SGC, tổng doanh thu quý 1 của SGC đạt 85,79 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ bánh phồng tôm đạt 57,49 tỷ đồng; doanh thu tài chính đạt hơn 118 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt hơn 12 tỷ đồng – tăng hơn 52,34% so với cùng kỳ.
Chia sẻ trên Báo Đầu tư, ông Phạm Xuân Anh, Giám đốc Khối Dịch vụ ngân hàng đầu tư CTCP Chứng khoán MB – đơn vị tư vấn thương vụ này cho biết, tài sản chiến lược của Sa Giang là sở hữu bí quyết làm bánh phồng tôm, thương hiệu uy tín, mạng lưới khách hàng đa dạng trên toàn thế giới, khách hàng truyền thống ổn định… Đây có thể coi là nguyên nhân cổ phiếu của Sa Giang được định giá gấp 11 lần mệnh giá.
Tuy nhiên, với mức định giá cao như vậy, việc đấu giá cổ phần Sa Giang của SCIC được dự báo sẽ không dễ dàng. Trong vòng nửa nay nay, cổ phiếu SGC của Sa Giang tăng “đột biến” 85%, lên gần 120.000 đồng/đơn vị, nhưng thanh khoản chỉ vài trăm cổ phiếu.
Nha Trang
Theo enternews.vn
Chứng quyền ngày T+3: Cảnh báo các mã tăng quá cao
Sau khi đi vào vận hành, chứng quyền có bảo đảm (CW) giao dịch khá sôi động, cho thấy sự quan tâm lớn của giới đầu tư với sản phẩm mới này. Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất, các công ty chứng khoán đang phát đi cảnh báo không nên mua vào các chứng quyền đã tăng quá cao.
Thứ Ba (2/7) là ngày T 3, các CW giao dịch mua trong ngày đầu tiên vận hành chứng quyền có bảo đảm đã về đến tài khoản của nhà đầu tư. Trong 3 ngày này, nhiều CW đã tăng giá mạnh nên áp lực chốt lời diễn ra.
Hầu hết các mã chứng quyền đã có lúc giảm sâu sau đó phục hồi trở lại vào cuối phiên, ngoại trừ CHPG1902 và CHPG1903 đóng cửa ở giá thấp nhất phiên. Theo Công ty Chứng khoán SSI, CFPT1901 giảm 23,2% sau khi tăng 200% sau 3 phiên. Kết thúc phiên, chỉ có CMBB1901 tăng điểm.
Bên cạnh đó, việc thị trường cơ sở có thêm một phiên điều chỉnh đã có tác động xấu tới các mã chứng quyền, chưa kể áp lực chốt lời tăng mạnh trong phiên T 3.
Theo ghi nhận kết quả, dòng tiền tập trung vào các mã CPFT, CVNM và 2 mã CMWG, chiếm hơn 70% tổng thanh khoản toàn thị trường. Tổng giá trị giao dịch chứng quyền đạt 9,82 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,1% so với phiên trước.
Công ty Chứng khoán MB tổng kết ngày giao dịch T 3, kết thúc vòng quay đầu tiên với chứng quyền. Theo đó, khối lượng CW tăng 18,6%, trong khi giá trị giao dịch tăng 5,1% so với phiên giao dịch trước đó. Phiên này chỉ có duy nhất mã CMBB1901 tăng giá, đây cũng là mã CW có 3 phiên tăng liên tiếp với mức tăng đạt 43,94% sau T 3. Các mã có mức tăng tốt sau 1 vòng quay là: CFPT1901 (tăng 62,22%), CMWG1901 (tăng 53,85%), CPNJ1901 (tăng 52,05%). Ở chiều ngược lại, chỉ có 1 mã duy nhất giảm điểm là CHPG1902 (giảm 12,35%).
Như vậy, có nhiều mã CW đã tăng giá vài chục phần trăm so với giá IPO, đem lại cho nhà đầu tư mức lời khủng. Lợi thế cho chứng quyền vừa được phát hành là giá cổ phiếu cơ sở tại thời điểm phát hành ở mức thấp, ít có rủi ro giảm sâu như MBB, MWG. Trong khi đó, CW của HPG giảm mạnh cũng là điều dễ hiểu khi giá cổ phiếu HPG trong phiên thứ Tư (3/7) giảm xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 22.500 đồng/cổ phiếu. Theo phân tích kỹ thuật, đáy gần nhất của cổ phiếu này là ở mức 21.200 đồng/cổ phiếu, thậm chỉ có thể xuống dưới 20.000 đồng/cổ phiếu nếu thị trường diễn biến xấu.
Trong khi đó, SSI cảnh báo, sau phiên chốt lời ngày T 3, thị trường nhiều khả năng sẽ phân hóa rõ nét hơn. Nhà đầu tư cần lưu ý tới vận động của chứng khoán cơ sở, trong đó FPT và MWG đều đang hình thành mẫu hình cảnh báo giảm giá, đồng thời hạn chế mua vào các chứng quyền đã tăng quá cao so với định giá.
Đáng chú ý, thị trường phái sinh mở cửa ngày hôm qua với lệnh mua và bán của nhà đầu tư ngoại chênh lệch không nhiều. Theo thông lệ, dấu hiệu này phản ánh thực tế thị trường không rõ xu hướng. Vì thế diễn biến của giá cổ phiếu cơ sở chứng quyền trong giai đoạn tới khó đoán định. Trong khi MWG hình thành mẫu hình cảnh báo giảm giá thì nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng cổ phiếu này tăng lên hơn mức 100.000 đồng/cổ phiếu bởi MWG được định giá ở mức 120.000 đồng/cổ phiếu. MBB vẫn đang giao dịch ở mặt bằng giá thấp đã tích lũy trong hơn 2 tháng qua, mức giá được coi là tiềm năng trong trung hạn.
Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất, thị trường Việt Nam nhiều khả năng đồng pha với thị trường thế giới, diễn biến theo hướng leo dốc, giúp các cổ phiêu có thể kéo dài chuỗi ngày tăng điểm. Khi đó, CW sẽ tiếp tục tăng giá và những nhà đầu tư mua chứng quyền trong phiên T 3 đầu tiên sẽ có lời.
Nếu xu hướng này thành hiện thực, câu chuyện "thành công" của những người tiên phong mua chứng quyền sẽ lan truyền nhanh, giúp thu hút thêm nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường CW.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng thị trường diễn biến theo chiều ngược lại là giảm điểm, khi giai đoạn thiếu vắng thông tin tốt ở phía trước. Theo đó, giới chuyên gia dự báo, kết quả kinh doanh quý II/2019 của các doanh nghiệp không có nét nổi bật, thiếu lực đỡ hỗ trợ giá cổ phiếu.
Hiện tại, xu hướng 50/50 của thị trường khiến chứng quyền có kỳ hạn 3 tháng rủi ro hơn. Vì thế, xu hướng bán trước ngày đáo hạn thanh toán chứng quyền là tác nhân khiến CW giao địch sôi động hơn.
Thu Hương
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thị trường chứng khoán 28/6: Xuất hiện tín hiệu hồi phục Trong phiên giao dịch ngày 28/6, các ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn có thể sẽ thúc đẩy thị trường xuất hiện một nhịp hồi phục kỹ thuật. Diễn biến thị trường chứng khoán ngày 27/6 Đóng cửa phiên giao dịch 27/6, chỉ số VN-Index giảm 16,02 điểm (1,67%) còn 943,11 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 159 triệu cổ phiếu, trị giá...