SCIC chuyển 17.000 tỷ đồng về Bộ Tài Chính, báo lãi gần 2.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2018
Tại thời điểm cuối quý 2, tổng tài sản SCIC giảm khoảng 20.000 tỷ đồng so với đầu năm xuống còn 41.749 tỷ đồng. Tài sản SCIC giảm mạnh chủ yếu đến từ việc từ 1/1/2018, SCIC đã bàn giao xấp xỉ 17.000 tỷ đồng quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp về Bộ Tài Chính theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2018 với doanh thu thuần 2.289 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ cổ tức và lợi nhuận được chia là 1.152 tỷ đồng, giảm 38%; doanh thu từ bán các khoản đầu tư tăng hơn 2 lần lên 401 tỷ đồng; doanh thu lãi tiền gửi và lãi đầu tư trái phiếu tín phiếu 731 tỷ đồng, tăng 23%.
Sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, SCIC ghi nhận 1.942 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm 2018, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm cuối quý 2, tổng tài sản SCIC giảm khoảng 20.000 tỷ đồng so với đầu năm xuống còn 41.749 tỷ đồng. Tài sản SCIC giảm mạnh chủ yếu đến từ việc từ 1/1/2018, SCIC đã bàn giao xấp xỉ 17.000 tỷ đồng quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp về Bộ Tài Chính theo quy định tại Nghị định số 126/2017/NĐ-CP.
SCIC hiện có 419 tỷ đồng tiền và tương đương, ngoài ra còn có 19.833 tỷ đồng gửi ngân hàng kỳ hạn trên 3 tháng. Như vậy, tổng số dư tiền và tương đương của SCIC hiện chiếm một nửa tổng tài sản.
Về danh mục đầu tư, SCIC đang dành khoảng 7.500 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu ngắn hạn (bao gồm cả niêm yết và chưa niêm yết). Trong khi đó, doanh mục đầu tư tài chính dài hạn của SCIC vào các công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác hiện có giá trị 13.515 tỷ đồng.
Video đang HOT
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Không kỷ luật được lãnh đạo HUD, Bộ Xây dựng nói vướng quy định
Từ năm 2015, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra những sai phạm tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị (HUD) nhưng đến nay, Bộ Xây dựng vẫn chưa thi hành kỷ luật những cán bộ vi phạm của doanh nghiệp này.
Thanh tra Chính phủ vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về việc xử lý sau thanh tra tại Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HUD).
Kết luận thanh tra những sai phạm tại Tổng HUD được Thanh tra Chính phủ công bố từ năm 2015.
Năm 2016, Bộ Xây dựng đã thành lập hội đồng kỷ luật đối với 1 cá nhân là Thành viên HĐQT, kiêm Tổng giám đốc và 1 thành viên HĐQT, kiêm trưởng ban kiểm soát nội bộ, không xem xét kỷ luật đối với 2 cá nhân (còn đang công tác) là thành viên Hội đồng thành viên vì không liên quan đến những vi phạm khuyết điểm được nêu tại kết luận thanh tra; chưa xem xét, kỷ luật đối với các cá nhân đã nghỉ hưu và 3 cá nhân đã chuyển công tác. Tuy nhiên, Hội đồng kỷ luật của Bộ lại chưa kiến nghị để cấp có thẩm quyền kỷ luật các cá nhân trên theo quy định.
Đến năm 2017, lãnh đạo Chính phủ đã phải có yêu cầu Bộ Xây dựng kiểm điểm trách nhiệm với các trường hợp cán bộ có vi phạm, khuyết điểm nhưng đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác.
Từ năm 2015, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra sự thiếu trách nhiệm của Ban lãnh đạo Tổng HUD trong việc quyết định đầu tư, kinh doanh dự án đô thị (Ảnh: Trụ sở mới của Tổng HUD).
Về việc kiểm điểm, xử lý các cán bộ tại Tổng HUD, theo Bộ Xây dựng
, quy định về quản lý người giữ chức vụ tại doanh nghiệp là Công ty TNHH MTV mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (2015) nêu rõ thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ khi doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật, cho đến ngày cấp có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản xem xét, kỷ luật. Bộ này cho rằng, vi phạm trong giai đoạn 2010-2012, trong khi kết luận thanh tra được ban hành vào tháng 4/2015.
"Như vậy, tính đến khi xem xét xử lý, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cá nhân có vi phạm đã hết nên không đủ căn cứ pháp lý để xem xét thi hành kỷ luật" - Bộ Xây dựng nêu.
Bộ Xây dựng cũng lý giải thêm pháp luật hiện chưa có quy định xử lý kỷ luật đối với các trường hợp nghỉ hưu.
Với những cơ sở trên, Bộ cho biết đối với 4 cá nhân gồm ông Nguyễn Đăng Nam - nguyên Chủ tịch hội đồng thành viên (HĐTV), ông Nghiêm Văn Bang - Chủ tịch HĐTV, ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc Tổng công ty Viglacera (là HĐTV tại HUD) và ông Ngô Doãn - HĐTV kiêm trưởng ban kiểm soát nội bộ thuộc Bộ quản lý chỉ áp dụng hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, trong đó hai cá nhân bị đề nghị khiển trách.
Với những cán bộ do HUD quản lý, doanh nghiệp cũng đã thành lập Hội đồng kỷ luật, họp kiểm điểm trách nhiệm đối với 3 cán bộ thuộc thẩm quyền đơn vị này quản lý với hình thức cảnh cáo, khiển trách. Tuy nhiên, với những trường hợp này, theo Bộ Xây dựng cũng đã quá thời hiệu để xử lý kỷ luật.
Đối với 3 cá nhân (gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên và Thành viên HĐQT) đã nghỉ hưu chưa xem xét kỷ luật.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện việc xem xét, kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân vi phạm của Bộ Xây dựng được nêu tại kết luận thanh tra trước đó.
UBND TP Hà Nội chưa báo cáo việc xử lý tập thể cá nhân liên quan đến vi phạmCũng nêu tại báo cáo này, Thanh tra Chính phủ cho biết, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành có liên quan, phối hợp với Tổng HUD thực hiện kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội chỉ đạo giải quyết chưa dứt điểm việc chuyển trả Tổng HUD số tiền hơn 12 tỷ đồng trên tổng số hơn 35,7 tỷ đồng công ty này chuyển cho Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Hà Đông theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ. Đồng thời, Hà Nội chưa báo cáo về việc kiểm điểm và xử lý tập thể, cá nhân có liên quan đến vi phạm được nêu tại kết luận thanh tra.Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội thực hiện việc điểm điểm và xử lý tập thể các cá nhân liên quan.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ công bố tháng 4/2015 đã chỉ ra sự thiếu trách nhiệm của Ban lãnh đạo Tổng HUD trong việc quyết định đầu tư, kinh doanh dự án đô thị.Cụ thể, từ năm 2011 về trước, HUD đã quyết định các dự án đầu tư vượt xa năng lực tài chính, quản trị dẫn đến chậm trễ và trì trệ trong việc triển khai, sản phẩm dở dang quá nhiều, hàng tồn kho lớn. Điều này đẩy HUD và một số đơn vị thành viên đến tình trạng khó khăn. Nợ phải trả lớn, doanh thu, thu nhập giảm mạnh, kinh doanh kém hiệu quả.Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo Tổng HUD còn có hành vi làm trái và buông lỏng quản lý trong hoạt động ủy quyền kinh doanh dự án cho các đơn vị thành viên với quy mô lớn. Tại các dự án đô thị sau khi đầu tư hạ tầng kỹ thuật, HUD không tiếp tục đầu tư công trình trên đất hoặc chuyển nhượng đất có hạ tầng cho nhà đầu tư thứ cấp mà ủy quyền đầu tư kinh doanh cho các công ty thành viên, trái Điều lệ tổ chức hoạt động và quy chế tài chính của HUD.
Hồng Khanh
Theo_VietNamNet
Kiểm toán NN: Khu đô thị Dương Nội và 3 TCty vào "tầm ngắm" Kiểm toán Nhà nước sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của 3 Tổng công ty (Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội; Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC) và kiểm toán Dự án Khu đô thị mới Dương Nội tại quận Hà Đông, Hà...