SCIC chính thức về Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Sáng 12-11, Bộ Tài chính đã tổ chức bàn giao Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ( SCIC) về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (Siêu Ủy ban). Trong số 19 DN chuyển giao về Ủy ban, SCIC là DN có vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại DN.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2018, vốn điều lệ của SCIC được phê duyệt theo Nghị định của Chính phủ là 50.000 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư đã góp tính đến ngày 30-6 là hơn 22.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của SCIC đến cuối quý II đạt hơn 41.700 tỷ đồng. Hiện nay, SCIC là cơ quan đại diện vốn Nhà nước tại nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán như Vinaconex, Vinamilk, Nhựa Tiền Phong…
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong hơn 12 năm qua kể từ khi đi vào hoạt động, SCIC đã hình thành một tổ chức kinh tế để triển khai một trong những chủ trương quan trọng của Đảng về đổi mới phương thức quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại DN theo mô hình DN.
SCIC đã trở thành công cụ hữu hiệu của Chính phủ để tiếp tục sắp xếp, cổ phần hóa và cơ cấu lại vốn nhà nước (NN), tập trung vốn NN để đáp ứng nhiệm vụ đầu tư theo định hướng của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Lễ ký biên bản bàn giao SCIC về “siêu” Ủy ban.
SCIC được xem là một trong những Tổng công ty đi đầu với công tác tổ chức thoái vốn chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao tại các DN trong danh mục NN không cần nắm giữ hoặc chi phối. Ngoài ra, SCIC cũng đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu vốn NN tại các DN sau khi tiếp nhận. Cơ chế người đại diện phần vốn NN triển khai tại tất cả các DN đã giúp SCIC bảo toàn và phát triển phần vốn NN tại các DN.
Video đang HOT
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, hoạt động của SCIC còn gặp một số khó khăn như: việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN còn chậm, quy mô hạn chế; vai trò đại diện chủ sở hữu gặp nhiều khó khăn do đa số DN khi tiếp nhận còn tỷ lệ vốn nhà nước không đủ chi phối hay phủ quyết, một số DN tiếp nhận hoạt động không hiệu quả, nhiều tồn tại về tài chính từ giai đoạn trước phải xử lý.
Để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của SCIC, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị tiếp tục hoàn thiện Chiến lược phát triển SCIC giai đoạn 2019 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030, củng cố mô hình và năng lực hoạt động để SCIC thực hiện vai trò là nhà đầu tư của Chính phủ để đầu tư vào những dự án, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, đồng thời tiếp tục làm đầu mối thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu NN tại các DN sau cổ phần hóa.
Thứ 2 là tiếp tục đẩy mạnh triển khai tái cơ cấu, cổ phần hóa và bán vốn NN tại các DN theo lộ trình kế hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt. Thứ 3 là đề nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm việc triển khai bàn giao, tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn NN tại các DN thuộc đối tượng bàn giao về SCIC theo quy định.
Thứ 4 là nâng cao hiệu quả quản trị DN và vai trò cổ đông NN tại DN thông qua việc áp dụng các chuẩn mực và biện pháp quản trị DN tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế. Và thứ 6 là kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ chế để nâng cao trách nhiệm và quyền lợi của người đại diện; mở rộng quan hệ với các đối tác trong và ngoài nước, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức tài chính quốc tế.
Theo Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN Nguyễn Hoàng Anh, điều quan trọng là khi thực hiện nhiệm vụ được giao, với điều kiện bộ máy hạn chế, Bộ Tài chính và SCIC đã hỗ trợ tích cực cho Ủy ban thời gian qua để chuẩn bị đủ điều kiện cho Ủy ban hoạt động sau khi có Nghị định của Chính phủ.
Chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh cũng cho hay, trong tuần này, Ủy ban sẽ tiếp tục nhận bàn giao từ Bộ Giao thông, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau khi tiếp nhận SCIC, Ủy ban sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan để chỉ đạo SCIC tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng được vị trí, vai trò, nhiệm vụ được giao, tiếp tục sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu các DN thành viên theo phương án đã được Thủ tướng phê duyệt.
Lệ Thúy
Theo cand.com.vn
Bàn giao 'ông lớn' sở hữu hơn trăm nghìn tỷ về siêu ủy ban
Bộ Tài chính đã chính thức bàn giao SCIC - "ông lớn" sở hữu hàng trăm nghìn tỷ vốn tại các doanh nghiệp Việt về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Sáng 12/11, Bộ Tài chính đã chính thức bàn giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
SCIC chính là doanh nghiệp nắm giữ hàng trăm nghìn tỷ vốn điều lệ tại các doanh nghiệp Việt hiện nay thay cho Bộ Tài chính.
Đơn cử tại Vinamilk VNM 0.0%, SCIC đang là cổ đông lớn nhất nắm giữ tới 36,01% vốn doanh nghiệp, lượng cổ phần này hiện có giá thị trường lên tới gần 73.000 tỷ đồng và là khoản vốn nắm giữ lớn nhất của doanh nghiệp này.
Ngoài ra, SCIC cũng đang sở hữu lượng vốn lớn tại Dược Hậu Giang (43,31%) có giá trị 4.800 tỷ; 57,71% vốn tại Vinaconex giá trị hơn 4.800 tỷ đồng đang được mang ra đấu giá hay 40,36% vốn tại Tổng Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam với giá thị trường vào khoảng 1.100 tỷ đồng...
Theo báo cáo tài chính hợp nhất bán niên 2018, SCIC hiện có vốn điều lệ lên tới 22.000 tỷ đồng, đây là số vốn thực góp trong tổng số vốn 50.000 tỷ đồngmà SCIC được phê duyệt theo Nghị định của Chính phủ. Tổng tài sản doanh nghiệp đến cùng kỳ đạt hơn 41.700 tỷ đồng và đang quản lý trên 100.000 tỷ vốn tại các doanh nghiệp Việt.
Cùng với SCIC, 18 "ông lớn" doanh nghiệp Nhà nước khác sẽ được chuyển giao về Siêu ủy ban quản lý. Ước tính, tổng tài sản của các doanh nghiệp trong danh mục lên tới 1,55 triệu tỷ đồng.
Trước đó, ngà 10/11, Bộ Công Thương cũng đã bàn giao 6 tập đoàn, tổng công ty mình phụ trách về Siêu ủy ban. Theo quy hoạch trước đó, Bộ Công Thương sẽ phải chuyển 7 đơn vị doanh nghiệp về Siêu ủy ban bao gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN (vốn điều lệ 281.500 tỷ); Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN (119.100 tỷ); Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV (vốn 34.350 tỷ); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Vinachem (vốn 11.900 tỷ); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (vốn 12.900 tỷ); Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam - Vinataba (vốn 7.160 tỷ) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - VRG (vốn 40.000 tỷ).
Chỉ tính riêng vốn điều lệ tại 7 doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương này đã lên tới gần 580.000 tỷ đồng.
Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp hay còn được gọi là Siêu ủy ban được thành lập từ tháng 2 và ra mắt vào cuối tháng 9 vừa qua. Trước đó, Thủ tướng đã ký quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng nhiệm kỳ 2015 - 2020, giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban.
Đại diện phần vốn nhà nước tại 18 doanh nghiệp lớn và có thương hiệu mạnh của 4 Bộ gồm Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Bộ Thông tin Truyền thông sẽ chuyển từ những Bộ chủ quản này về đầu mối Ủy ban. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính, cũng đưa về Ủy ban với nhiệm vụ đầu tư kinh doanh vốn tại các doanh nghiệp nhà nước còn lại.
Quang Thắng
Theo news.zing.vn
Vinaconex chốt room ngoại 0%, nhà đầu tư nước ngoài 'lao đao' Với việc chốt room ngoại ở mức 0%, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải bán ra toàn bộ hơn 48 triệu cổ phiếu VCG của Vinaconex. Vinaconex chốt room ngoại 0%, nhà đầu tư nước ngoài 'lao đao' Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) mới đây đã có văn bản công bố thông tin về...