SCIC chính thức tiếp nhận quyền đại diện 36% vốn tại Sabeco
SCIC chính thức tiêp nhân quyên đại diện sở hữu vôn nhà nước tại Tổng công ty Bia – Rượ u – Nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco, SAB) từ Bộ Công thương.
Ngày 28/8/2020, Bộ Công thương và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã tổ chức lễ bàn giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Bia – R ượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) về SCIC.
Ảnh: Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng và Chủ tịch HĐTV SCIC Nguyễn Đức Chi ký Biên bản bàn giao quyền đại diện sở hữu vốn nhà nước tại Sabeco về SCIC.
Theo biên bản bàn giao được ký kết, giá trị vốn đầu tư của nhà nước tại Sabeco chuyển giao về SCIC là hơn 2.308 tỷ đồng, chiếm 36% vốn điều lệ của Sabeco. Tương ứng số cổ phần Nhà nước nắm giữ là 230,87 triệu cổ phần.
Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng cho biết, các công việc liên quan giữa Bộ Công thương và SCIC đã được làm rõ trên tinh thần đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuân thủ các quy định hiện hành.
Bộ Công thương sẽ phối hợp cùng SCIC và đề nghị SCIC tích cực hỗ trợ để doanh nghiệp ngày càng phát triển, qua đó gia tăng giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Chủ tịch HĐTV Nguyễn Đức Chi cho biết, SCIC luôn thực hiện áp dụng quản trị doanh nghiệp một cách tốt nhất gắn liền với việc phối hợp chặt chẽ với các cổ đông dựa trên các nguyên tắc kinh tế thị trường, đảm bảo phần vốn nhà nước được bảo toàn và phát huy.
Việc chuyển giao vốn nhà nước tại Sabeco được thực hiện theo Quyết định số 908/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/06/2020 về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn đến hết năm 2020.
Sabeco là doanh nghiệp đầu tiên theo Quyết định số 908/QĐ-TTg chuyển về SCIC để thực hiện thoái toàn bộ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp này. Tính đến thời điểm hiện nay, SCIC đã tiếp nhận 1.068 doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nước là 21.995,863 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sabeco tiền thân là nhà máy bia Chợ Lớn thuộc hãng bia B.G.I. Ngày 6/5/2003, Sabeco được thành lập trên cơ sở Công ty Bia Sài Sòn và tiếp nhận các thành viên mới: Công ty R ượu Bình Tây; Công ty Nước giải khát Chương Dương; Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ; Công ty Thương mại Dịch vụ Bia Rượ u nước giải khát Sài Gòn.
Vào tháng 12/2017, tỷ phú người Thái Charoen Sirivadhanabhakdi chính thức sở hữu Sabeco khi Bộ Công Thương thoái 53,59% vốn. Tổng giá trị tỷ phú người Thái chi ra là 109.972 tỷ đồng, tương đương mức giá 320.000 đồng/cp.
2 năm sau khi về tay người Thái, Sabeco ghi nhận mức lãi kỷ lục 5.053 tỷ đồng trong năm 2019 nhờ sản lượng, giá bán cùng tăng. Tuy nhiên, sang nửa đầu năm nay, dưới sức ép của dịch Covid-19 và Nghị định 100, lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ Sabeco giảm đến 30% về 2.658 tỷ đồng.
Khách sạn á hậu thua lỗ, đế chế vàng bạc thu đậm
Khi tổ hợp khách sạn của Á hậu Dương Trương Thiên Lý lỗ 100 tỷ vì Covid thì đế chế vàng bạc của bà Cao Thị Ngọc Dung thu đậm.
Tổ hợp khách sạn của Á hậu Dương Trương Thiên Lý lỗ 100 tỷ
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố thông tin tóm tắt tình hình tài chính 6 tháng đầu năm của Công ty Cổ phần Hoàng Gia ĐL. Doanh nghiệp này lỗ sau thuế 103 tỷ đồng sau 2 quý bán niên.
Công ty Hoàng Gia ĐL hiện là chủ sở hữu khách sạn Dalat Palace Heritage, Du Parc Dalat cùng sân golf Dalat Palace Club.
Khách sạn Dalat Palace. Ảnh: Royal DL.
Với tình hình khó khăn chung của ngành du lịch, lữ hành từ đầu năm đến nay vì đại dịch Covid-19, việc thua lỗ của Hoàng Gia ĐL không quá bất ngờ khi nhiều doanh nghiệp kinh doanh khách sạn lớn trên cả nước cũng rơi vào cảnh thua lỗ. Khoản lỗ của tổ hợp khách sạn, sân golf Đà Lạt cũng không quá đột biến khi cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2019, doanh nghiệp này đã lỗ 99 tỷ.
Hoàng Gia ĐL chính thức thành lập năm 1991 với tên gọi cũ là Công ty Cổ phần Khu nghỉ mát Đà Lạt. Tháng 4/2016, bà Dương Trương Thiên Lý đầu tư vào doanh nghiệp này và trở thành chủ sở hữu tổ hợp khách sạn, sân golf Đà Lạt với 78% cổ phần.
Dương Trương Thiên Lý là Á hậu trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam đầu tiên tổ chức vào năm 2008.
Dù một số cổ đông nhỏ thoái vốn và được thay thế bằng các nhà đầu tư mới trong vài năm qua, Á hậu Dương Trương Thiên Lý vẫn giữ nguyên tỷ lệ cổ phần chi phối của mình tại Hoàng Gia ĐL. Vốn điều lệ hiện tại của chủ sở hữu tổ hợp khách sạn, sân golf Đà Lạt thuộc sở hữu của Á hậu Dương Trương Thiên Lý là 848 tỷ đồng.
Giá vàng bùng nổ, "đế chế" của bà Cao Thị Ngọc Dung thu đậm
Cập nhật kết quả kinh doanh tháng 7 của Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho thấy, trong tháng vừa rồi, doanh nghiệp của bà Cao Thị Ngọc Dung hoạt động kinh doanh rất khả quan.
Cụ thể, doanh thu thuần trong tháng của PNJ đạt 1.307 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Điều này có nghĩa là cứ mỗi ngày, PNJ lại thu về hơn 42 tỷ đồng doanh thu thuần. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng 2,3% lên 55,4 tỷ đồng.
Như vậy, 7 tháng đầu năm, doanh thu thuần luỹ kế của PNJ đạt 9.053 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cùng kỳ và lãi sau thuế đạt 495 tỷ đồng, sụt giảm 24%. Với kết quả này, công ty hoàn thành lần lượt 62,5% kế hoạch doanh thu và 59,5% kế hoạch lợi nhuận năm 2020.
Đáng chú ý là trong đợt bùng nổ giá vàng vừa qua, doanh thu vàng miếng của PNJ tăng cực mạnh, tăng tới 59%.
Tuy nhiên, hãng trang sức này chỉ cho biết, biên lợi nhuận gộp trong tháng 7 chỉ đạt 17,6% giảm so với mức 19,5% của cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu là tỷ trọng của mảng kinh doanh vàng miếng tăng mạnh.
Trong cơ cấu doanh thu tháng 7 của PNJ, doanh thu vàng miếng chiếm 27,4% so với con số 19% của năm 2019. Và với dữ liệu này, có thể ước tính mảng doanh thu vàng miếng trong tháng 7 mang về cho PNJ gần 310 tỷ đồng.
Tỷ phú Hồ Hùng Anh chọn CEO ngoại cho Techcombank
Tỷ phú trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam Hồ Hùng Anh trình làng CEO Techcombank mới, là người nước ngoài.
Theo đó, Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank (TCB) vừa ra thông báo về việc thay đổi nhân sự cấp cao. Cụ thể, HĐQT Techcombank chính thức công bố ông Jens Lottner đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Techcombank kể từ ngày 18/8 thay ông Nguyễn Lê Quốc Anh.
Ông Jens Lotter có 28 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính tại các tổ chức hàng đầu thế giới như McKinsey và BCG, trong đó, hơn 2/3 thời gian sự nghiệp của ông gắn bó tại châu Á.
Trước khi gia nhập Techcombank, ông là Giám đốc Tài chính tập đoàn của Ngân hàng Thương mại Siam (Thái Lan) với dấu ấn chuyển đổi số quy mô lớn.
Đây là thông tin khá bất ngờ bởi nhiều dự đoán trước đó cho rằng, CEO mới của Techcombank sẽ do một trong những nhân sự chủ chốt tại ngân hàng này nắm giữ.
Đại gia Thái Lan thất thu vì Sabeco
Thaibev, tập đoàn gián tiếp sở hữu 53,59% vốn Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho biết, doanh thu 9 tháng đầu niên độ tài chính 2019-2020 giảm hơn 7% so với cùng kỳ, quy đổi chỉ đạt khoảng 140.000 tỷ đồng. Bia đóng góp hơn 58.000 tỷ đồng trong số này, phần còn lại là rượu, đồ uống không cồn và thực phẩm.
Trong buổi trao đổi với nhà đầu tư về kết quả bán niên, ban lãnh đạo Thaibev cho biết khó khăn tại Sabeco đang kéo dài chưa từng có. Doanh nghiệp này lần lượt chịu ba "cú đòn" là tin đồn đang tìm người mua lại cổ phần tại Sabeco, Nghị định 100 liên quan đến cấm lái xe khi uống rượu bia và gần nhất là giãn cách xã hội trong một tháng vì chống dịch covid-19.
Điều này buộc công ty phải kiểm soát chặt hàng tồn kho để giảm vốn lưu động, hoãn mở rộng các nhà máy và hoạt động đầu tư không trọng yếu, cắt giảm chi tiêu và tập trung vào các kênh phân phối truyền thống.
Báo cáo tài chính ba quý gần nhất của Sabeco (từ quý IV/2019 đến quý II/2020, tương ứng với chín tháng đầu niên độ của Thaibev) cũng ghi nhận doanh thu xấp xỉ 21.780 tỷ đồng, giảm gần 25% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.022 tỷ đồng, giảm khoảng 20%.
Hai 'ông lớn' ngành bia chật vật xoay xở trong nửa đầu năm Tác động kép của Nghị định 100 và dịch Covid-19 đã làm các doanh nghiệp ngành bia khát kinh doanh chật vật trong nửa đầu năm 2020. Sau khi kinh doanh thua lỗ trong quý I/2020 thì bước sang quý II, Bia Hà Nội đã có lãi ròng và tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Nghị định 100 của Chính...