SCIC báo lãi hơn 18.600 tỷ đồng năm 2016
Với việc bán vốn thành công tại 73 doanh nghiệp trong năm vừa qua (trong đó, riêng thương vụ Vinamilk bán 5,4% cổ phần, thu về 11.286 tỷ đồng, gấp 28 lần so với giá vốn), SCIC ghi nhận mức lãi trước thuế năm 2016 lên tới 18.629 tỷ đồng, bằng 107% so với kế hoạch và gấp 2 lần so với thực hiện năm 2015.
Báo cáo tại hội nghị tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) diễn ra mới đây, Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC – ông Nguyễn Đức Chi cho biết: “Tuy bối cảnh thị trường không thuận lợi nhưng với cơ chế bán vốn phù hợp với, cùng với sự chủ động, quyết liệt trong chỉ đạo triển khai; công tác bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) của SCIC được đẩy mạnh và vượt kế hoạch đề ra về doanh thu”.
Cụ thể, năm 2016, tổng công ty đã bán vốn thành công tại 73 DN (trong đó bán hết vốn tại 71 doanh nghiệp) và có 37 doanh nghiệp trong danh sách khó bán, thu về 16.112 tỷ đồng trên giá vốn 3.083 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 5,2 lần, chênh lệch bán vốn năm 2016 dự kiến ghi nhận là 13.029 tỷ đồng.
So với kế hoạch Hội đồng thành viên đã điều chỉnh đạt 105% về giá trị (13.029/12.468 tỷ đồng) và đạt 47% về số lượng (73/154 doanh nghiệp). So với năm 2015, kết quả bán vốn năm 2016 gấp 4,5 lần về giá trị.
Các chỉ tiêu về kết quả đầu tư kinh doanh của SCIC tăng vọt so với năm 2015
Ngày 12/12/2016, SCIC đã thực hiện bán cổ phần tại Vinamilk theo kế hoạch. Kết quả thực hiện, SCIC bán hết được 5,4% số cổ phần, giá trị thu về là 11.286 tỷ đồng, gấp 28 lần so với giá vốn.
Theo đánh giá của một số tổ chức tài chính trên thị trường, trong điều kiện thị trường trong nước và quốc tế nhiều biến động như hiện nay, việc bán được cổ phần với giá trị lớn nhất (500 triệu USD, giao dịch lớn nhất Đông Nam Á trong năm) với giá cao hơn giá thị trường là một thành công.
Video đang HOT
Tại thương vụ này, SCIC đã thu về giá trị gia tăng tới hơn 800 tỷ đồng do bán được cổ phần tại mức giá 144.000 đồng/cổ phần (cao hơn so với giá thị trường ngày chốt phiên giao dịch là 133.700 đồng). Tổng số tiền thu về từ đợt bán vốn lên tới hơn 11.000 tỷ đồng. Qua đó, đóng góp giá trị rất lớn cho ngân sách nhà nước trong năm 2016, thu hút được dòng vốn ngoại lớn bổ sung vào thị trường chứng khoán Việt Nam, đồng thời góp phần tích cực vào quá trình cổ phần hóa và bán vốn nhà nước.
Về công tác quản trị doanh nghiệp, trong năm 2016, SCIC tập trung thực hiện các biện pháp quản trị thông qua vai trò cổ đông Nhà nước; tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý tồn tại phát sinh tại các doanh nghiệp.
Tính đến 31/12/2016, danh mục doanh nghiệp của SCIC có 146 doanh nghiệp với vốn nhà nước theo giá trị sổ sách là 18.841 tỷ đồng, trên tổng số vốn điều lệ là 88.108 tỷ đồng.
Báo cáo của SCIC cho biết, trong năm 2016, hoạt động đầu tư dự án đã có bước tiến triển hơn các năm trước với một số dự án trọng tâm như: Dự án Tháp Tài chính, Dự án tại khu đất 29 Liễu Giai, Đề án sản xuất vắc xin quy mô công nghiệp, Đề án Nhà máy sản xuất thuốc chữa ung thư. SCIC đã tổ chức xúc tiến đầu tư tại các tỉnh Thái Nguyên, Hòa Bình, Đồng Tháp; nghiên cứu các dự án kêu gọi đầu tư như Nhà máy nước Sông Đà 2, Sân bay Long Thành, Cảng Lạch Huyện – Hải Phòng…
Kết quả, các chỉ tiêu kinh doanh của SCIC đều vượt kế hoạch và tăng so với năm 2015, trong đó, lợi nhuận trước thuế năm 2016 đạt 18.629 tỷ đồng, bằng 107% so với kế hoạch và gấp 2 lần so với thực hiện năm 2015. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 đạt 15.826 tỷ đồng, bằng 107% so với kế hoạch và bằng 197% so với thực hiện năm 2015. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của SCIC năm 2016 đạt 19,9%, bằng 1,24 lần kế hoạch năm.
Giao nhiệm vụ cho SCIC trong năm 2017, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu yêu cầu SCIC cần tiếp tục triển khai tái cơ cấu và đẩy nhanh tiến độ bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được giao tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm: Dự án Tháp tài chính, Dự án tại khu đất 29 Liễu Giai; Dự án nhà máy sản xuất vắc xin quy mô công việc… Tiếp tục triển khai các dự án, cơ hội đầu tư đang nghiên cứu, chuẩn bị đầu tư: Dự án Tháp truyền hình Việt Nam (hợp tác cùng VTV), dự án nhà máy sản xuất thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam…
Bích Diệp
Theo Dantri
SCIC có thể thu về ít nhất 18.300 tỷ đồng từ bán vốn Vinamilk năm nay?
Với thị giá đóng cửa của cổ phiếu VNM là 140.000 đồng/cp thì nếu VNM thoái 9% vốn tại doanh nghiệp này, tức lượng bán ra khoảng 130,6 triệu cổ phần, tại mức thị giá này thì giá trị thu về gần 18.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đại diện SCIC thì giá khởi điểm đưa ra đấu giá sẽ phải cao hơn thị giá giao dịch.
SCIC dự kiến sẽ bán 9% vốn sở hữu tại Vinamilk ngay trong 2016 này
Trong danh sách bán vốn được thông qua hồi tháng 4/2016 của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thì năm nay, đơn vị này sẽ thực hiện thoái vốn tại 120 doanh nghiệp. Trong đó, chỉ có 2/10 doanh nghiệp lớn mà Chính phủ yêu cầu thoái vốn có tên trong danh sách, bao gồm: CTCP FPT (FPT) và CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang (SGC). Tính tới thời điểm cuối năm 2015, SCIC sở hữu gần 24 triệu cổ phần của FPT (tương đương tỷ lệ 6%) và gần 4 triệu cổ phần SGC (tương đương tỷ lệ 50%).
Tuy nhiên, mới đây, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, với tinh thần "Nhà nước không bán sữa, bán bia", SCIC tiếp tục công bố sẽ bán 9% cổ phần nắm giữ tại CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk - VNM) ngay trong 2016 này còn 9 doanh nghiệp còn lại sẽ được SCIC lên kế hoạch thoái vốn trong năm 2017.
Như vậy, ngoài FPT, SGC và VNM thì SCIC còn nắm giữ 51% cổ phần tại Bảo Minh, 50% cổ phần FPT Telecom; 47% cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang (HGM); 40% cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia (VNR); 37% cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền phong (NTP) và 30% cổ phần Nhựa Bình Minh (30%) -thời điểm cuối 2015.
Cổ phần Nhà nước mà SCIC đại diện nắm giữ tại Vinamilk là 541 triệu cổ phiếu tương ứng 45% thời điểm cuối năm 2015, sau khi Vinamilk tăng vốn thì tỉ lệ giảm còn 37,28%. Với kế hoạch trên, đến cuối năm nay, SCIC sẽ chỉ còn 28,28% cổ phần tại Vinamilk.
Với thị giá đóng cửa của cổ phiếu VNM là 140.000 đồng/cp thì nếu VNM thoái 9% vốn tại doanh nghiệp này, tức lượng bán ra khoảng 130,6 triệu cổ phần, tại mức thị giá này thì giá trị thu về gần 18.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo đại diện SCIC thì giá khởi điểm đưa ra đấu giá sẽ phải cao hơn thị giá giao dịch.
Theo một đại diện của Bộ Tài chính, giá VNM trên thị trường biến động từng ngày. Đây là một trong những mã lớn có tính chất dẫn dắt thị trường nên việc bán vốn Nhà nước khỏi VNM phải thận trọng. Tuy nhiên, theo thông lệ thì cứ mỗi lần công bố bán vốn Nhà nước khỏi những doanh nghiệp làm ăn tốt như VNM thì giá cổ phiếu lập tức sẽ tăng. Bằng chứng là với thông tin sẽ bán 9% vốn Nhà nước đưa ra ngày 23/9, đóng cửa phiên đó thị giá VNM đã tăng 2.800 đồng, tương ứng 2%. Vì thế, việc bán vốn khỏi VNM được cho là không nên quá vội vàng.
SCIC mới đây cũng vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó, số liệu kế toán cho thấy, tại ngày 30/6, SCIC có tổng cộng 71.876,9 tỷ đồng tổng tài sản, con số này đã sụt giảm tới gần 1.400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Nguyên nhân sụt giảm tổng tài sản đến từ sự giảm sút của tài sản ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn của SCIC đến cuối tháng 6 là 38.732 tỷ đồng, giảm gần 1.800 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm tới hơn 2.500 tỷ đồng, còn 34.914,8 tỷ đồng.
Đồng thời thì nợ phải trả của SCIC cũng giảm đáng kể gần 2.900 tỷ đồng còn 35.300 tỷ đồng vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là nợ ngắn hạn của "siêu tổng công ty" này lại tăng rất mạnh xấp xỉ 1.500 tỷ đồng lên 1.767,1 tỷ đồng, tương ứng tăng gấp gần 6 lần so với thời điểm cuối năm 2015.
Thể hiện trên số liệu thì sự gia tăng này chủ yếu do thuế và các khoản phải nộp Nhà nước của SCIC tăng, từ 156 tỷ đồng hồi cuối 2015 lên 1.678,5 tỷ đồng sau 6 tháng (tăng hơn 1.500 tỷ đồng).
Trong 6 tháng đầu năm, SCIC thu về từ hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn tổng cộng 5.751,7 tỷ đồng, tăng gần 18% so với cùng kỳ. Lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư và kinh doanh vốn là 4.480,4 tỷ đồng, tăng 21,2%.
Cộng thêm khoản lợi nhuận khác 3,3 tỷ đồng và phần lãi trong công ty liên doanh, liên kết hơn 99,3 tỷ đồng, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của SCIC đạt 4.583 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ. Sau khi thực hiện nghĩa vụ ngân sách, công ty giữ lại 4.067,5 tỷ đồng lãi ròng, tăng 16,7% cùng kỳ 6 tháng 2015.
Bích Diệp
Theo Dantri
Tăng thu 15 tỷ USD từ bán vốn Nhà nước nếu Thủ tướng "mạnh tay" cách chức, kỷ luật? VAFI cho rằng, với chế tài mạnh tay như thay người đại diện và áp hình thức kỷ luật với các lãnh đạo bộ ngành ngăn cản doanh nghiệp Nhà nước niêm yết sau khi cổ phần hóa thì ngân sách có thể thu thêm 15 tỷ USD từ tiến trình bán cổ phần Nhà nước. Sáng nay (5/10), Hiệp hội các nhà...