SCIC bán đấu giá 44 triệu cổ phần Vocarimex, dự thu 1.000 tỷ đồng
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quyết định thoái toàn bộ vốn đang nắm giữ tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Công ty Cổ phần ( Vocarimex, UPCoM: VOC) trong tháng 11/2020.
SCIC bán đấu giá 44 triệu cổ phần Vocarimex, dự thu 1.000 tỷ đồng
Theo đó, SCIC dự kiến chào bán cạnh tranh lô 44.211.900 cổ phần Vocarimex, tương đương 36,3% vốn, vào ngày 4/11 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Với giá khởi điểm 22.690 đồng/cổ phần, nếu thương vụ diễn ra như kỳ vọng, SCIC sẽ thu về hơn 1.000 tỷ đồng.
Vocarimex là một trong những ông lớn của ngành dầu ăn khi sở hữu trực tiếp các thương hiệu dầu ăn như Voca, Soby, Ruby, Sun Go… đồng thời nắm giữ 24% vốn tại Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) – chủ sở hữu thương hiệu dầu ăn đình đám như Neptune, Simply, Meizan và Cái Lân.
Video đang HOT
Vocarimex cũng là cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (26,5% vốn), Công ty TNHH Dầu ăn Kido Nhà Bè của thương hiệu dầu ăn Marvela (49% vốn), Công ty TNHH Mỹ phẩm LG Vina (40% vốn) và Công ty Cổ phần Bao bì dầu thực vật (51% vốn).
Ngoài ra, Vocarimex cũng sở hữu hàng loạt các bất động sản có giá trị lớn trải dài từ Hà Nội cho đến TP. HCM, tọa lạc trên các vị trí đắc địa với tổng diện tích 37.800 m2 như: lô đất số 8 Cát Linh (Hà Nội) có diện tích 334 m2, lô đất 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP. HCM) rộng 3.245 m2, lô đất 509 m2 tại 138-142 Hai Bà Trưng (quận 1, TP. HCM)…
Những năm gần đây, tình hình kinh doanh của Vocarimex có dấu hiệu chững lại, các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận đều trong xu hướng giảm dần. So với sự thành công của năm 2016 khi Vocarimex ghi nhận tổng doanh thu đạt trên 5.571 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 346 tỷ đồng thì đến năm 2019, con số này giảm lần lượt xuống còn 2.548 tỷ đồng và 243 tỷ đồng (giảm 55% doanh thu và 30% lợi nhuận).
Nửa đầu năm 2020, Vocarimex đạt mức doanh thu 1.372 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ 2019. Nhờ mức giá vốn hàng bán được tiết giảm, công ty thu về khoản lợi nhuận gộp 33 tỷ đồng, cao gấp hai lần so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 1,1% lên 2,4%.
Trong kỳ, Vocarimex đạt 148 tỷ đồng doanh thu tài chính (tăng 25 tỷ đồng so với cùng kỳ) đồng thời tinh gọn các chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (giảm 20 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái). Tuy nhiên Vocarimex lỗ 23 tỷ đồng trong các công ty liên kết, trong khi cùng kỳ lãi 29 tỷ đồng.
Điều này đã khiến Vocarimex chỉ thu về 110 tỷ đồng lãi ròng, tăng 11% sau 6 tháng hoạt động. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tăng từ 842 điểm lên 906 điểm.
Tính tại ngày 30/6/2020, tổng tài sản của Vocarimex đạt trên 2.739 tỷ đồng, tăng 4,4% so với thời đểm đầu năm. Hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 0,3.
Trước đó hồi tháng 8/2019, SCIC từng thực hiện phiên đấu giá thoái vốn tại Vocarimex với giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phần, song ế ẩm hoàn toàn khi không có bất kỳ nhà đầu tư nào tham gia. Thị giá khi đó chỉ ở mức 15.600 đồng/cổ phần, tương đương 70% giá khởi điểm. Giới quan sát cho rằng trong bối cảnh bức tranh kinh doanh của Vocarimex thiếu sự khởi sắc, mức giá khởi điểm của SCIC đã không thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tại đợt thoái vốn lần này, thị trường đang phản ứng khá tích cực ngay sau thông báo của SCIC (ngày 12/10). Tính đến 14h ngày 13/10, cổ phiếu VOC đã tăng mạnh 10,6%, lên mức 22.900 đồng/cổ phần, vượt giá khởi điểm mà SCIC đưa ra.
VPK sẽ trả hơn 5.000 đồng/cp cho cổ đông trước khi giải thể
VPK chính thức giải thể, huỷ toàn bộ cổ phiếu và thanh toán 5.070 đồng/cp cho cổ đông vào tháng tới.
CTCP Bao bì Dầu thực vật (VPK) đã có thông báo ngày 20/10 đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông thanh toán 5.070 đồng/cp, tương đương tỷ lệ 50,7% mệnh giá mỗi cổ phiếu trước khi giải thể.
Như vậy với gần 15 triệu cổ phiếu đang lưu hành, VPK sẽ chi khoảng 76 tỷ đồng thanh toán cho cổ đông khi giải thể. Tổng công ty công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex, VOC) là công ty mẹ nắm 51,05% vốn VPK. Theo đó, VOC sẽ nhận về 38,8 tỷ đồng.
Trước đó, Công ty đã có thông báo hủy đăng ký giao dịch toàn bộ gần 15 triệu cổ phiếu VPK trên Sở GDCK Hà Nội từ 15/7/2020. Nguyên nhân do công ty chấm dứt sự tồn tại do giải thể doanh nghiệp.
VPK sẽ giải thể và thanh toán tiền cho cổ đông.
VPK được thành lập năm 2002, chuyên sản xuất các loại bao bì giấy, chai và nắp nút nhựa. Đơn vị đưa cổ phiếu lên giao dịch tại sàn HoSE vào tháng 12/2006. Tuy nhiên, vào 13/1 năm nay, gần 15 triệu cổ phiếu VPK bị hủy niêm yết do ngưng hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 1 năm trở lên.
Sau đó cổ phiếu chuyển xuống giao dịch tại UPCoM và vừa hủy đăng ký giao dịch từ ngày 15/7 vừa qua, giá cổ phiếu tại thời điểm ngừng giao dịch là 4.400 đồng/cp.
Báo cáo tài chính năm 2019 của VPK ghi nhận trong năm không phát sinh doanh thu, nhưng các chi phí hoạt động vẫn phải chi, nên ghi nhận lỗ hơn 5,3 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với số lỗ gần 40 tỷ đồng năm trước đó.
Đến cuối năm 2019, Công ty vẫn lỗ lũy kế hơn 75 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu còn gần 75 tỷ đồng trong khi vốn góp chủ sở hữu xấp xỉ 150 tỷ đồng.
Một số doanh nghiệp hé lộ lãi lớn trước giờ 'khoá sổ' quý 3/2020 Một quý kinh doanh của các doanh nghiệp sắp khép lại, ở thời điểm hiện tại nhiều doanh nghiệp đã hé lộ về kết quả trong 9 tháng qua. Mặc dù có sự quay trở lại của đợt dịch nhưng kết quả ước tính vẫn khả quan. Doanh nghiệp ngành dầu khí: BSR thoát lỗ, PVD báo lãi tăng gấp đôi Mới đây...