SCB trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 2.371 tỷ đồng trong năm 2019
Báo cáo tài chính năm 2019 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB cho thấy ngân hàng này tăng trưởng chủ yếu ở các mảng hoạt động như huy động, cho vay và hoạt động phi tín dụng. Bên cạnh đó SCB cũng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 2.371 tỷ đồng.
Năm 2019 SCB tăng trưởng ở các mảng hoạt động chính đặc biệt là thẻ thanh toán quốc tế tăng mạnh
Theo SCB, tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của ngân hàng này đạt hơn 567.894 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2018, tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu về tổng tài sản trong nhóm các ngân hàng ngoài quốc doanh. Dư nợ cho vay khách hàng của SCB đạt 333.879 tỷ đồng, tăng 10,06% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng đạt 438.287 tỷ đồng, tăng 13,9% so với đầu năm; phát hành giấy tờ có giá đạt 49.804 tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2018.
Đối với các hoạt động phi tín dụng, thu phí dịch vụ tiếp tục là thế mạnh của SCB, đạt 1.227 tỷ đồng, tăng 38,5% so với đầu năm. Trong đó đáng chú ý lĩnh vực thẻ quốc tế tăng mạnh tới 60.4% so với 2018 với số lượng thẻ thanh toán phát hành mới đạt 98.502 thẻ và số lượng thẻ tín dụng phát hành mới đạt 41.653 thẻ. Doanh số thẻ tín dụng quốc tế đạt 10.486 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động thanh toán thẻ quốc tế đạt 152 tỷ đồng, hoàn thành 189,4% kế hoạch năm 2019.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, SCB đã chủ động trích lập dự phòng với chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 2.371 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 2019 đạt gần 198 tỷ đồng. SCB ưu tiên trích lập dự phòng nhằm đảm bảo nền tảng tài chính chắc chắn trong giai đoạn tái cơ cấu.
M.L
theo congthuong.vn
Video đang HOT
SCB: Lợi nhuận năm 2019 'cầm chừng' ở mức trên 170 tỷ, nợ xấu VAMC tiếp tục tăng
Mặc dù là ngân hàng tư nhân có quy mô lớn nhất Việt Nam xét về tổng tài sản nhưng theo báo cáo tài chính vừa công bố, lợi nhuận sau thuế năm 2019 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) chỉ đạt 174 tỷ đồng, tương đương ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản) chỉ 0,03%. Năm 2019, nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng tại VAMC của SCB đều tăng cả về quy mô lẫn tỷ lệ.
SCB: Lợi nhuận năm 2019 'cầm chừng' ở mức trên 170 tỷ, nợ xấu VAMC tiếp tục tăng
Gánh nặng về chi phí huy động đối với SCB vẫn rất lớn. Năm 2019, bất chấp mảng tín dụng đem về tới 39.581 tỷ đồng thu nhập lãi nhưng do chi phí huy động quá lớn, thu nhập lãi thuần của ngân hàng này chỉ đạt 4.029 tỷ đồng - tương đương thu nhập lãi thuần của một ngân hàng cỡ trung.
Dù vậy, mức này vẫn là đáng khích lệ khi tăng 39% so với năm 2018.
Với các hoạt động phi tín dụng, mảng dịch vụ ghi nhận tăng trưởng tốt trong năm 2019 với mức tăng trên 30% về lãi thuần, đạt gần 1.694 tỷ đồng. Trong khi đó, mảng mua bán chứng khoán đầu tư đem về 453 tỷ đồng lãi thuần, tăng trưởng 7,1%.
Các hoạt động khác đem về 1.150 tỷ đồng lãi thuần, giảm 39%.
Các mảng ngoại hối hay mua bán chứng khoán đầu tư đem về lãi thuần không đáng kể.
Tựu trung chốt năm 2019, tổng thu nhập hoạt động thuần của SCB ở mức 7.403 tỷ đồng, tăng 13,4% so với năm 2018. Sau khi trừ đi chi phí hoạt động, lợi nhuận trước dự phòng còn 2.595 tỷ đồng.
Do lượng nợ xấu tồn đọng còn rất lớn nên SCB tiếp tục phải dành tới trên 90% lợi nhuận để trích lập dự phòng, khiến lợi nhuận sau dự phòng (trước thuế) năm 2019 chỉ còn 224 tỷ đồng. Sau khi trừ thuế còn lại 174 tỷ đồng.
Năm 2018, tình hình cũng tương tự khi SCB dành ra trên 90% lợi nhuận để trích lập dự phòng. Lợi nhuận sau thuế ở mức 176 tỷ đồng.
Về nợ xấu, số liệu cho thấy những tín hiệu khá xấu khi cả nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng tại VAMC đều tăng cả về quy mô lẫn tỷ lệ.
Cụ thể, cuối năm 2019, nợ xấu nội bảng của SCB ở mức 1.644 tỷ đồng, tăng 30% sau một năm. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng theo đó tăng từ 0,42% lên 0,49%.
Đáng chú ý, nợ xấu ngoại bảng tại VAMC (hay nợ chưa dự phòng tại VAMC) của SCB tăng năm thứ 3 liên tiếp, lên mức 24.844 tỷ đồng.
Nếu tính cả nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu của SCB ở mức 7,38% chốt năm 2019, tăng so với mức 7,15% thời điểm một năm trước đó.
Một tín hiệu cũng không mấy tích cực nữa là lãi dự thu cũng như các khoản phải thu của SCB tiếp tục tăng trong năm 2019.
Lãi dự thu cuối năm 2019 ở mức 52.913 tỷ đồng, tăng 10% sau một năm và cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại xét về quy mô. Còn các khoản phải thu lên đến 80.911 tỷ đồng, tăng tới 30%, cũng cao nhất trong hệ thống ngân hàng.
Lãi dự thu rất cao như trường hợp của SCB tiềm ẩn áp lực thoái lãi dự thu rất lớn. Trong khi các khoản phải thu quy mô lớn phần nào phản ánh chất lượng tài sản không được tích cực.
Tính đến hết năm 2019, tổng tài sản của SCB ở mức 567.894 tỷ đồng, tăng 11,6% so với hồi đầu năm. Dư nợ cho vay đạt 333.878 tỷ đồng, tăng 10,6%. Tiền gửi khách hàng ở mức 438.287 tỷ đồng, tăng 13,9%.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Ngân hàng đầu tiên gửi sổ tiết kiệm vào mail khách hàng Khách hàng có thể nhận thông tin sổ tiết kiệm online (có QR Code) qua địa chỉ email của mình. Ngân hàng đầu tiên gửi sổ tiết kiệm vào mail khách hàng Hình thức gửi tiền tiết kiệm trực tuyến đang là xu hướng được đa số Khách hàng lựa chọn, đặc biệt là giới trẻ thích trải nghiệm, hoặc giới công sở...