SCB thông qua chủ trương tăng vốn, nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ
Đại hội cổ đông bất thường của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã tổ chức thành công vào sáng 7/12/2020.
Đại hội cổ đông bất thường của SCB được tổ chức thành công vào sáng 7/12/2020
Tại đại hội, các cổ đông của SCB với đa số phiếu tán thành đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lên của ngân hàng này thêm 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030. Riêng trong năm 2020-2021, SCB sẽ tăng thêm 5.000 tỷ đồng, đưa mức vốn điều lệ từ 15.231 tỷ đồng lên 20.231 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo phương án tăng vốn trong thời gian tới, SCB sẽ chào bán 500 triệu cổ phần mới cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ thực hiện là 32,92%. Số vốn tăng thêm sẽ được ưu tiên bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, tập trung vào đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các chi nhánh.
Thời gian thực hiện dự kiến là trong năm 2020-2021, sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ông Hoàng Minh Hoàn – Phó tổng giám đốc thường trực – trình đại hội thông qua tờ trình nội dung sửa đổi, bổ sung điều lệ tổ chức và hoạt động của SCB.
Cùng với đó, đại hội cũng thông qua lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB, với mục tiêu chậm nhất là năm 2025 sẽ chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE). Đại hội nhất trí giao HĐQT SCB đề xuất phương an cụ thể trong từng thời kỳ để đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động của ngân hàng này.
Một nội dung khác được ĐHCĐ bất thường của SCB phê duyệt là giao dịch nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bên vay/bên thế chấp có giá trị lớn hơn 20% vốn điều lệ của SCB.
Quy mô tài sản của SCB tính đến ngày 30/9/2020 đạt 611.694 tỷ đồng. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 553.832 tỷ đồng, tăng 13,3% so với thời điểm đầu năm.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, thu nhập lãi thuần và lợi nhuận trước thuế của SCB lần lượt đạt 2.835 tỷ đồng và 113 tỷ đồng, tương ứng tăng 86% và giảm 55% so với cùng ký năm 2019. Trong 9 tháng, SCB đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 1.963 tỷ đồng, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên hơn 13.000 tỷ đồng.
MSB tất toán toàn bộ nợ xấu tại VAMC, chuẩn bị niêm yết tại HoSE
Tính đến ngày 30/9/2020, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã tất toán toàn bộ trái phiếu đã phát hành, và trở thành thành viên tiếp theo trong hệ thống các ngân hàng không còn nợ xấu tại Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC).
Trụ sở MSB.
Việc tất toán toàn bộ trái phiếu đã phát hành cho VAMC là mục tiêu quan trọng được đặt ra trong Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 của MSB.
Đây cũng là tiền đề quan trọng để MSB hiện thực hóa các chỉ tiêu kinh doanh 2020. Thực tế, sau 8 tháng đầu năm, MSB đã ghi nhận những kết quả ấn tượng khi tổng tài sản cán mốc gần 162 nghìn tỷ - tăng trưởng 3.3% so với cuối năm 2019 và đạt hơn 95% kế hoạch 2020, lợi nhuận trước thuế trên 1.404 tỷ đồng, đạt gần 98% kế hoạch của cả năm 2020 (1.439 tỷ đồng), lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.205 tỷ đồng, bằng 115% tổng lợi nhuận sau thuế của cả năm 2019.
Bên cạnh đó, MSB cũng đang tiến hành việc nộp hồ sơ niêm yết cổ phiếu MSB tại Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE).
Đây là mục tiêu quan trọng tiếp theo để MSB nâng cao vị thế trên thị trường, đảm bảo quyền lợi tối đa của cổ đông, đối tác, khách hàng và cán bộ nhân viên.
SCB chuẩn bị họp bất thường bàn về tăng vốn điều lệ và niêm yết HoSE Ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 15.000 tỷ trong giai đoạn 2020-2023, trong đó riêng năm 2020-2021 tăng 5.000 tỷ. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) mới đây thông báo về nội dung họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020, dự kiến tổ chức vào sáng 7/12/2020. Nội dung chính của của cuộc họp là về chủ...