SCB thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng
Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tổ chức mới đây, đa số cổ đông đã tán thành thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ lên 15.000 tỷ đồng và lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB trên sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).
Cụ thể, với việc thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030, theo SCB thì riêng năm 2020-2021 sẽ tăng thêm 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, Đại hội cũng thông qua lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB, mục tiêu chậm nhất năm 2025 chính thức niêm yết cổ phiếu SCB trên HOSE. Đại hội cũng nhất trí giao Hội đồng quản trị SCB đề xuất phương án cụ thể trong từng thời kỳ, đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Theo phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng trong năm 2020-2021, SCB sẽ chào bán 500 triệu cổ phần (tương ứng với 5.000 tỷ đồng) cho cổ đông hiện hữu. Trên cơ sở tổng vốn điều lệ tăng thêm, SCB sẽ ưu tiên bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, tập trung vào đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các Chi nhánh phù hợp với định hướng kế hoạch hàng năm để đáp ứng yêu cầu về nền tảng phát triển của SCB.
Video đang HOT
Việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng đối với SCB, giúp SCB nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cũng như tạo tiền đề để SCB bứt phá và phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả, thu hút thêm các cổ đông chiến lược.
Hội đồng quản trị SCB đã trình Đại hội thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCB. Đây là việc cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế tại SCB và sự thay đổi của quy định pháp luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán…
Kết thúc ba quý đầu năm 2020, hoạt động kinh doanh của SCB ghi nhận kết quả khả quan từ mảng thu dịch vụ. Tính đến 30/9/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 611.694 tỷ đồng, duy trì vị thế Top 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam và là Ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 553.832 tỷ đồng, tăng 65.125 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13,3% so với đầu năm. Trong 9 tháng đầu năm, SCB đã ưu tiên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, SCB đã trích lập 1.963 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên hơn 13.000 tỷ đồng, tạo đệm dự phòng tài chính, giúp cho hoạt động kinh doanh của SCB ổn định trong thời gian tới.
SCB nhận cấn trừ nợ lô đất "khủng" huyện Bình Chánh, giá trị gần 14.000 tỷ đồng
Ngân hàng cho biết, tài sản nhận cấn trừ nợ nằm ở vị trí thuận lợi, mặt tiền đường lớn, có tính thanh khoản cao và có lợi thế kinh doanh. Việc nhận tài sản để cấn trừ nợ sẽ giúp SCB chủ động hơn trong việc xử lý, khai thác tài sản sau này và không phụ thuộc vào khách hàng so với phương án thu giữ tài sản hoặc khởi kiện ra tòa án để phát mãi tài sản.
Hôm nay (7/12), Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2020. Cuộc họp cổ đông đã thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Trong đó, ĐHĐCĐ đã đồng ý phê duyệt giao dịch nhận tài sản để thay thế nghĩa vụ trả nợ của bên vay/bên thế chấp có giá trị lớn hơn 20% vốn điều lệ của ngân hàng.
Ngân hàng cho biết, khách hàng vay/bên thế chấp tài sản đề nghị chuyển giao cho SCB toàn bộ tài sản thế chấp là 116 Quyền sử dụng đất tại Khu dân cư 5/2 tại khu chức năng số 5 - Đô thị nam thành phố (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM) để thay thế toàn bộ nghĩa vụ trả nợ, bao gồm toàn bộ số dư nợ gốc cộng nợ lãi/phí/phạt phát sinh tại SCB. Giá trị tài sản lên tới gần 14.000 tỷ đồng, thời điểm định giá hồi tháng 8/2020. Giá trị gốc, lãi vay và phí/phạt phát sinh tính đến thời điểm thực hiện giao dịch cấn trừ nợ tối đa bằng Giá trị tài sản.
Sau khi hoàn tất thủ tục giao tài sản cấn trừ nợ, SCB có toàn quyền sở hữu, quản lý, sử dụng, chiếm hữu và định hoạt đối với tài sản.
Ngân hàng đánh giá, tài sản nhận cấn trừ nợ nằm ở vị trí thuận lợi, mặt tiền đường lớn, có tính thanh khoản cao và có lợi thế kinh doanh. Việc nhận tài sản để cấn trừ nợ sẽ giúp SCB chủ động hơn trong việc xử lý, khai thác tài sản sau này và không phụ thuộc vào khách hàng so với phương án thu giữ tài sản hoặc khởi kiện ra tòa án để phát mãi tài sản (thời gian trung bình khi thực hiện xử lý bằng biện pháp tố tụng thông qua khởi kiện tại Tòa án là không dưới 2 năm).
Đại hội cũng đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030, trong đó, riêng năm 2020-2021 tăng thêm 5.000 tỷ đồng. Về lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB, mục tiêu chậm nhất năm 2025 chính thức niêm yết cổ phiếu SCB trên HOSE. Đại hội giao Hội đồng quản trị SCB đề xuất phương án cụ thể trong từng thời kỳ, đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Theo phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng trong năm 2020-2021, SCB sẽ chào bán 500 triệu cổ phần (tương ứng với 5.000 tỷ đồng) cho cổ đông hiện hữu. Trên cơ sở tổng vốn điều lệ tăng thêm, SCB sẽ ưu tiên bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, tập trung vào đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các Chi nhánh phù hợp với định hướng kế hoạch hàng năm để đáp ứng yêu cầu về nền tảng phát triển của SCB.
Tính đến 30/09/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 611.694 tỷ đồng, là ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 553.832 tỷ đồng, tăng 65.125 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13,3% so với đầu năm.
SCB chuẩn bị họp bất thường bàn về tăng vốn điều lệ và niêm yết HoSE Ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 15.000 tỷ trong giai đoạn 2020-2023, trong đó riêng năm 2020-2021 tăng 5.000 tỷ. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) mới đây thông báo về nội dung họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020, dự kiến tổ chức vào sáng 7/12/2020. Nội dung chính của của cuộc họp là về chủ...