SCB thay ‘ghế nóng’ lần thứ ba trong vòng 10 tháng
Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vừa bổ nhiệm ông Trương Khánh Hoàng làm Quyền Tổng giám đốc từ ngày 15/5, thay cho ông Jeremy Chen.
Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vừa công bố quyết định của Hội đồng quản trị (HĐQT) về việc bổ nhiệm nhân sự cấp cao. Theo ngân hàng, việc bổ nhiệm này nhằm góp phần củng cố thêm nguồn nhân lực giúp ngân hàng tiến xa hơn với chiến lược đã đề ra.
Theo đó, ông Trương Khánh Hoàng sẽ đảm nhận vị trí Quyền Tổng giám đốc của SCB từ ngày 15/05/2021 thay cho ông Jeremy Chen.
Trước đó, ông Jeremy Chen được bổ nhiệm làm Quyền Tổng giám đốc SCB vào tháng 10/2020.
Quyền Tổng giám đốc Ngân hàng SCB Trương Khánh Hoàng.
Trước khi đảm nhận vị trí mới, ông Trương Khánh Hoàng trải qua nhiều vị trí tại SCB như: Phó tổng giám đốc phụ trách khối tái thẩm định, Phó tổng giám đốc phụ trách điều hành khối phê duyệt tín dụng và xử lý nợ, Phó tổng giám đốc thường trực.
Video đang HOT
Ông Hoàng cũng từng làm giám sát phụ trách thị trường vốn và quan hệ đầu tư của Công ty cổ phần Tập đoàn Nova; Giám đốc phụ trách tài chính dự án cấp cao Công ty cổ phần Phát triển bất động sản Alpha King…
Như vậy, đây là lần thứ ba trong vòng 10 tháng qua, SCB có quyết định thay đổi nhân sự đứng đầu ban điều hành.
Trước đó, tháng 7/2020, ông Võ Tấn Hoàng Văn – người giữ chức Tổng giám đốc SCB suốt 7 năm qua xin từ nhiệm. Ông Hoàng Minh Hoàn – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Quản trị tài chính & Nguồn vốn – lên làm Quyền Tổng giám đốc kể từ ngày 29/7/2020.
Hơn 2 tháng sau, ngày 10/10/2020, ông Hoàn bất ngờ nhường ghế cho ông Chen Yi-Chung (Jeremy Chen) giữ vị trí Quyền Tổng Giám đốc để về giữ chức Phó Tổng giám đốc thường trực.
Ông Dương Công Minh: 'Sacombank như con dâu nên tôi rất quý'
"LienVietPostBank được ví như "con đẻ" và đã được tôi "gả đi", còn Sacombank tôi xem như con dâu và rất yêu quý vì sẽ đẻ ra con mang họ nhà mình" - ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank chia sẻ.
Trong năm 2020, Sacombank có lợi nhuận vượt 30%, đạt 3.339 tỷ đồng
Ngày 23/4, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - Mã: STB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm tài chính 2020.
Một trong những vấn đề tiếp tục nhận được sự quan tâm tại ĐHĐCĐ năm nay của Sacombank đó chính là vấn đề về cổ tức. Theo các cổ đông, do ngân hàng tái cấu trúc nên họ đã chờ đợi suốt 4 năm qua.
Liên quan đến vấn đề này, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho biết, bản thân cũng muốn chia cổ tức vì giá cổ phiếu đang tốt nhưng vẫn phải chờ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và tái cơ cấu thành công.
"HĐQT hứa cố gắng 5 năm tái cơ cấu thành công. Hy vọng năm 2022, Sacombank trở về trạng thái bình thường sẽ được quyền xin NHNN chia cổ tức, dự kiến đến 2022 hoặc đầu 2023 có thể chia cổ tức" - ông Dương Công Minh nói và cho biết thêm, ngân hàng đang cố hắng hết sức, làm sao đẩy quá trình tái cơ cấu thành công, đến hôm nay Sacombank đã lấy lại vị thế của mình, hoạt động ổn định và phát triển mạnh mẽ.
Năm 2021, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 20%, đạt 4.000 tỷ đồng
Về nợ xấu nội bảng là 1,62%, nghĩa là hoạt động tín dụng tốt, đạt quy định của NHNN dưới 3%. Phần lãi dự thu còn lại là 43.000 tỷ đồng, Sacombank sẽ cố gắng thực hiện thu hồi lãi dự thu trong năm 2022.
Đối với mối quan hệ giữa LienVietpostBank và Sacombank, ông Dương Công Minh thừa nhận, đây là 2 ngân hàng hoàn toàn độc lập. "LienVietPostBank được ví như "con đẻ" và đã được tôi "gả đi". Trong khi đó, Sacombank là "con dâu" nên được quý hơn "con đẻ". Tôi yêu cả 2 nhưng quý "con dâu" hơn, vì con dâu sẽ sinh ra con mang họ nhà tôi. Toàn bộ công việc của tôi hiện giờ tập trung cho Sacombank" - ông Dương Công Minh nhấn mạnh.
Tại ĐHĐCĐ, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Sacombank cho biết, năm 2020 là năm đầy thách thức, khó khăn do ảnh hưởng từ thiên tai, dịch bệnh, nhưng năm qua ngân hàng đã hoàn thành kế hoạch về lợi nhuận khi vượt 30% kế hoạch, tăng gần 4% so với năm trước đó, đạt 3.339 tỷ đồng.
Năm 2020, Sacombank đã cho vay ra tăng 15%, đạt 340.572 tỷ đồng. Với quy mô tín dụng ở mức trên 300.000 tỷ đồng, Sacombank đứng thứ 6 về quy mô tín dụng trong năm qua. Nguồn vốn huy động tiền gửi cũng tăng 8%, đạt 447.369 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng 9%, đạt 492.516 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,64%. Tổng số dư dự phòng 13.026 tỷ đồng, tăng gần 44% so với năm 2019. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) hợp nhất là 9,53%, cao hơn mức quy định là 8%.Trong năm qua, Sacombank đã cơ cấu nợ, miễn, giảm lãi, phí hơn 8.300 tỷ đồng theo Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước.
Về tình hình kinh doanh quý I, bà Thạch Diễm thông tin, lợi nhuận 3 tháng đầu năm 2021 đã đạt 25% kế hoạch lợi nhuận trước thuế 4.000 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng tăng 5,8%, huy động vốn tăng 3%. Trong 4 tháng đầu năm, ngân hàng đã xử lý thành công 2.280 tỷ đồng nợ xấu.
Theo Sacombank, kinh tế thế giới năm 2021 được kỳ vọng sẽ hồi phục tích cực khi đại dịch đang từng bước được kiểm soát, các gói kích thích kinh tế sẽ phát huy tác dụng thúc đẩy tăng trưởng.
Do đó, ngân hàng lên kế hoạch kinh doanh cho năm nay với dự kiến lợi nhuận trước thuế tăng 20%, đạt 4.000 tỷ đồng. Theo đó, tổng dư nợ tín dụng tăng 9%, đạt 372.000 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động đạt 485.500 tỷ đồng, tăng 9%. Trong đó, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 478.300 tỷ đồng, tăng 9%. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
SCB triển khai chào bán 500 triệu cổ phần tăng vốn điều lệ trong năm 2021 Ngân hàng Sài Gòn (SCB) vừa công bố kết quả hoạt động kinh doanh quý I/2021, và triển khai phương án chào bán cổ phần ra công chúng để tăng thêm vốn điều lệ. Hiện tổng tài sản của SCB tiếp tục nằm trong Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất nước. Tính đến ngày 31/3/2021, quy mô tài sản...