Sberbank đóng cửa văn phòng UAE do sức ép từ các lệnh trừng phạt
Sberbank – “đại gia” ngành ngân hàng của Nga – ngày 26/12 thông báo sẽ buộc phải đóng cửa văn phòng tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất ( UAE) vào đầu năm tới, viện dẫn áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Chi nhánh ngân hàng Sberbank. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong thông báo, Phó Chủ tịch thứ nhất Alexander Vedyakhin cho hay Sberbank đang phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng đối với văn phòng SberInvest chi nhánh Trung Đông đặt tại Abu Dhabi. Giữa bối cảnh phải hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt, ngân hàng này sẽ buộc phải đóng cửa chi nhánh trên vào quý I/ 2023.
Ông Vedyakhin khẳng định Sberbank sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng tại thị trường UAE, trong khi ngân hàng đang tích cực liên lạc với các cơ quan quản lý Trung Quốc về việc mở văn phòng tại thị trường này. Phó Chủ tịch Sberbank bày tỏ hy vọng về việc mở chi nhánh tại Trung Quốc vào cuối năm 2023, song nhấn mạnh thông thường việc này mất từ 1 năm rưỡi đến 2 năm.
Các quốc gia phương Tây đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt nhắm vào hệ thống tài chính của Nga, sau khi căng thẳng giữa nước này và Ukraine bùng phát thành xung đột quân sự vào ngày 24/2. Sberbank là một trong số các ngân hàng lớn của Nga đã bị chặn khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và một số quản lý cấp cao của ngân hàng cũng bị đưa vào danh sách bị trừng phạt.
Video đang HOT
Hồi tháng Ba, chi nhánh châu Âu của Sberbank có trụ sở tại Vienna (Áo) đã bị đóng cửa theo lệnh của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), sau khi ECB cảnh báo rằng ngân hàng này có thể phá sản do khách hàng tiến hành rút tiền gửi hàng loạt.
Ngân hàng Trung ương Nga đã ra lệnh cho các tổ chức tài chính hạn chế tiết lộ thông tin kinh doanh vào đầu năm nay. Sberbank đã nối lại việc công bố một số báo cáo trong quý này, theo đó lợi nhuận ròng của họ từ tháng 1 – 11/2022 đã giảm 84,8% so với cùng kỳ năm ngoái từ. Dù vậy, kết quả này vẫn khả quan hơn so với tình hình chung khi nhiều ngân hàng khác vẫn đang thua lỗ.
Sberbank cho biết lượng khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng đã tăng 3% lên 3 triệu so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2022. Quy mô danh mục cho vay doanh nghiệp của ngân hàng cũng tăng 13,5% lên hơn 18.000 tỷ ruble (263,35 tỷ USD, số liệu chưa tính đến việc đánh giá lại đồng nội tệ).
Ông Vedyakhin từ chối đưa ra dự báo cả năm nhưng cho biết Sberbank tự tin hoạt động có lãi trong tháng 12. Ngoài ra, ông dự báo toàn bộ danh mục cho vay doanh nghiệp của Nga sẽ tăng trưởng 12-14% vào năm 2023. Điều kiện là lạm phát trong khoảng dự báo 5% -7% của ngân hàng trung ương và lãi suất cơ bản quanh mức hiện tại.
Iran - Bên 'hưởng lợi' bất ngờ trong cuộc đối đầu Nga-Mỹ liên quan đến Ukraine
Iran có thể sẽ là bên chiến thắng ngoài mong đợi trong khủng hoảng leo thang liên quan đến tình hình Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Iran Ebrahim Raisi (trái) tại cuộc gặp ở Moskva ngày 19/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Kịch bản Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) áp trừng phạt hà khắc nhằm trả đũa cho bất kỳ hành động quân sự nào của Nga ở Ukraine nhiều khải năng sẽ đẩy Moskva tới chỗ phớt lờ mọi lệnh cấm vận của Mỹ nhằm vào Tehran, từ đó mở rộng hợp tác với Iran. Cùng lúc, đổ vỡ của tiến trình đàm phán giữa Iran với nhóm P5 1 (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) nhằm khôi phục Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) sẽ tạo điều kiện để Iran xích lại gần Nga và Trung Quốc, tạo vùng đệm để hóa giải trừng phạt từ Mỹ.
Giới chức Mỹ và EU gần đây lên tiếng cảnh báo thời gian đàm phán để khôi phục JCPOA không còn nhiều. Họ cho rằng Iran đang ở ngưỡng rất gần để làm chủ bí quyết và tiềm lực công nghệ, đủ để sớm chế tạo ra bom hạt nhân. Điều này đồng nghĩa với việc các bên cần phải đàm phán về một thỏa thuận mới - một lý lẽ mà Iran đến thời điểm này luôn bác bỏ.
Chắc chắn những vấn đề liên quan đến thỏa thuận hạt nhân và sức ép trừng phạt từ phương Tây là điều mà lãnh đạo Nga, Iran tập trung thảo luận khi Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thăm Moskva từ 19-20/1. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa tổng thống hai nước trong 5 năm trở lại đây. Cánh cửa để Nga tăng cường hợp tác thương mại, năng lượng, mua bán vũ khí sẽ mở ra một khi Washington áp trừng phạt hà khắc chống Moskva, bất chấp việc cấm vận của Mỹ nhằm vào Iran còn nguyên hiệu lực.
Một nhà ngoại giao phương Tây am hiểu tiến trình đàm phán khôi phục JCPOA cho rằng Nga là nhân tố "hữu ích" đối với Iran, bởi Moskva muốn gửi đi thông điệp tới chính quyền Tổng thống Joe Biden: Nếu Mỹ gây quá nhiều phiền phức cho Nga trong vấn đề Ukraine, sẽ đến lượt Washington phải đối diện với nguy cơ hủy hoại đàm phán hạt nhân Iran vốn được Mỹ coi là một ưu tiên.
Theo ông Danny Ayalon, cựu Đại sứ Israel tại Liên hợp quốc, mục tiêu bao trùm trong đối sách ngoại giao của Nga về JCPOA là giúp cho Iran có được một thỏa thuận tốt nhất có thể, đồng thời làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực. Nga sẽ làm mọi việc trong khả năng của mình để pha loãng quyền lực Mỹ.
Đương nhiên, đó không phải là cánh cửa hoàn toàn tự do. Tổng thống Nga Putin cũng sẽ phải hành động tinh tế, để cân bằng hợp tác Nga-Iran với quan hệ giữa Nga với Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), hai quốc gia được cho là đối thủ của Iran.
Suy giảm cam kết an ninh của Mỹ đối với vùng Vịnh đã đẩy nhiều nước trong khu vực như Saudi Arabia và UAE đi tới quyết định hài hòa và đa dạng hóa quan hệ với các cường quốc bên ngoài. Nhưng việc Nga hoặc là cả Trung Quốc phớt lờ lệnh cấm vận của Mỹ chống Iran có thể sẽ khiến Saudi Arabia và UAE nhận ra rằng hai đối thủ lớn của Mỹ là những đối tác chưa đủ độ tin cậy để giúp bảo đảm an ninh tại vùng Vịnh.
Nga muốn đàm phán hạt nhân tại Vienna thành công, nhưng đồng thời cũng hậu thuẫn các yêu sách của Tehran về việc Mỹ sẽ không thể một lần nữa đơn phương rút khỏi thỏa thuận, như cách mà chính quyền của ông Donald Trump đã làm năm 2018. Trong bối cảnh như vậy, cả Nga và Iran đều quan tâm đến thỏa thuận hợp tác song phương Nga-Iran có hiệu lực trong 20 năm.
Phía Nga muốn đàm phán về một thỏa thuận tự do thương mại song phương (FTA) giữa Iran với Liên minh kinh tế Á-Âu (EEU) do Nga làm đầu tàu, với bốn thành viên khác bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Dự thảo thỏa thuận với Nga dường như mang lại ưu thế cho Iran. Nó chứng tỏ rằng Iran không bị cô lập như cách mà Mỹ mong đợi và Tehran có thể tìm kiếm được các bệ đỡ giúp giảm thiểu thiệt hại lệnh trừng phạt từ Washington.
Quan chức Nga và Ukraine gặp nhau tại UAE Theo hãng tin Reuters, các đại diện của Nga và Ukraine đã gặp nhau tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vào tuần trước và thảo luận về khả năng trao đổi tù nhân, khơi thông hoạt động xuất khẩu amoniac của Nga sang châu Á và châu Phi thông qua một đường ống của Ukraine. Cuộc đàm phán do UAE...