Say xỉn, giảng viên ĐH đâm liên hoàn rồi cố thủ trong xe
Người đàn ông điều khiển xe con quệt ngã liên tiếp 2 xe máy trên phố, trước khi đóng chặt cửa cố thủ trong xe. Lực lượng CSGT phải rất khó khăn mới &’mời’ được tài xế này về cơ quan để làm việc.
Say rượu, điên cuồng phóng xế hộp gây tai nạn
Sáng 8/4, trung tá Hoàng Duy Hà, Đội trưởng đội CSGT TP. Vinh (Nghệ An) cho biết, lực lượng chức năng đang tạm giữ xe con 4 chỗ BKS 37A – 084.38 để điều tra vụ tai nạn vừa xảy ra trên địa bàn.
Hiện trường vụ tai nạn. Tài xế vẫn cố thủ trong ô tô sau khi gây tai nạn liên hoàn. Đến lúc CSGT có mặt xử lý tài xế vẫn không hợp tác. Ảnh: T.L
Chủ xe cũng là người điều khiển phương tiện tại thời điểm xảy ra tai nạn là ông Phạm Hồng Sơn (SN 1977, trú phường Lê Lợi, TP. Vinh). Ông Sơn hiện là Tổ trưởng tổ Kiến trúc quy hoạch, Khoa Xây dựng, ĐH Vinh.
Trước đó, lúc 15h ngày 3/4, chiếc ô tô nói trên đã va quệt vào xe máy do anh Hoàng Văn Long (trú quán huyện Đô Lương, Nghệ An) điều khiển làm nạn nhân bị ngã. Sau đó, ô tô tiếp tục bỏ chạy và đâm phải 1 xe máy khác mới chịu dừng lại.
Lực lượng CSGT phải dừng phương pháp nghiệp vụ để xử lý hiện trường. Ảnh T.L
Nhận được tin báo, Đội CSGT CA TP. Vinh đã kịp thời có mặt tại hiện trường để xử lý. Tuy nhiên, lái xe đã cố thủ trong xe mà không chịu hợp tác.
Video đang HOT
Mất hơn 10 phút, lực lượng CSGT phải dùng biện pháp nghiệp vụ để &’mời’ tài xế xuống xe. Kiểm tra nồng độ cồn tài xế Phạm Hồng Sơn, tổ công tác có kết quả 1,21 miligam/1 lít khí thở. Ngay sau đó, lực lượng công an đã mời lái xe về trụ sở để làm việc.
“Theo Điều 5, điểm a, khoản 8 (Nghị định 171) với nồng độ cồn 1,21mlg, người điều khiển ô tô sẽ bị xử phạt hành chính 10 – 15 triệu đồng. Ngoài ra tài xế còn bị giữ GPLX 2 tháng” – trung tá Hà cho biết.
Sáng 8/4, ông Vũ Ngọc Sáu, Trưởng khoa Xây dựng, Đại học Vinh cho biết, đang chờ kết luận từ công an để xử lý vụ việc.
“Nếu giảng viên có sai phạm thì lực lượng chức năng sẽ xử lý theo pháp luật, đúng thẩm quyền. Khoa và nhà trường cũng sẽ kiểm điểm” – ông Sáu khẳng định.
Ái Phương
Theo VNN
Học thuê, thi mướn: "Lấy bằng cấp che mắt thế gian"
"Cách tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, nhất là các đơn vị ở khu vực công, còn lỏng lẻo, thậm chí tiêu cực. Bởi vậy, nhiều khi bằng cấp chỉ để che mắt thế gian thôi..".
Sau khi đăng tải loạt bài phóng sự điều tra về học thuê, thi mướn, rất nhiều nhà giáo dục đã lên án mạnh mẽ thực trạng này. GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề này.
"Ngay từ những cấp học dưới cho đến đại học, kỷ cương trong nhà trường bây giờ rất lỏng lẻo. Các trường không dám động đến học sinh, học sinh hư cũng không dám kỷ luật nặng... Tất nhiên, tôi không ủng hộ cách giáo dục đòn roi, dùng điểm số hay uy quyền ông thầy đàn áp học trò, nhưng học trò phải có kỷ cương. Hiện nay, ngành giáo dục đang bị trói chân trói tay, không dám động vào học trò", GS Nguyễn Minh Thuyết nói.
- Thưa GS, chúng tôi vừa thực hiện loạt bài phóng sự điều tra nhập vai phản ánh thực trạng bát nháo trong giáo dục đại học. Có giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể ngờ rằng thị trường học thuê, thi hộ ở đại học lại sôi động đến thế với giá cả chỉ bằng... bát phở. Theo ông, sinh viên thuê người đi học hộ, thi hộ thay mình bắt nguồn từ nguyên nhân nào?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Điều tra kỹ thì có thể biết số sinh viên thuê người học dùng thời gian không phải đến lớp làm gì. Nếu họ bỏ học vì bài giảng của thầy không hấp dẫn, không bổ ích thì họ sẽ đến thư viện đọc tài liệu hoặc đến cơ sở nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh học hỏi từ thực tế. Nhưng tôi tin là số sinh viên này chỉ lông nhông ngoài đường hoặc làm thuê kiếm sống. Bởi vì nếu ham học thì trước hết họ tôn trọng kỷ luật lao động, tôn trọng kế hoạch học tập, chứ không thuê người đi học.
Tôi cũng không hiểu cách nào những sinh viên này đỗ đại học. Có thể do các trường tận thu thí sinh hoặc có tiêu cực trong kỳ thi nên những sinh viên không muốn học mới vào được trường. Qua chuyện học thuê thi mướn, có thể thấy ý thức sinh viên kém; Cách quản lý của các trường đại học cũng sơ hở, đặc biệt trong việc tổ chức các lớp học theo hình thức tín chỉ.
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
- Học đại học chính là thời gian để tích lũy kiến thức, quyết định tương lai, nhưng nhiều sinh viên lại không thích đến trường. Phải chăng họ không cần kiến thức, kỹ năng?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cho rằng, nguyên nhân chính khiến sinh viên coi nhẹ việc học tập xuất phát từ cách tuyển dụng của đơn vị sử dụng lao động bây giờ, nhất là ở khu vực công, còn lỏng lẻo, thậm chí tiêu cực. Bởi vậy, nhiều khi bằng cấp chỉ để che mắt thế gian thôi.
Nếu các đơn vị tuyển dụng chặt chẽ, chính xác thì chắc chắn sinh viên không dám thuê người đi học, đi thi.
- Theo ông, ngoài nguyên nhân trên, còn nguyên nhân nào nữa khiến nhiều sinh viên hiện nay xem mục đích đi học chỉ để thi, để kiếm cái bằng?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Một nguyên nhân quan trọng nữa là học hành bây giờ quá dễ dãi. Học phổ thông thì bất kể kết quả học tập, rèn luyện thế nào, nhà trường cũng phải đùn lên lớp. Bởi trường lớp chật chội, thiếu thốn thế này, nếu lớp trước lưu ban thì lấy chỗ đâu cho lớp sau học? Học trò quậy phá thế nào, các trường cũng phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", không dám đuổi học, Bởi hễ động vào thì dư luận lại kêu ca.
Những học trò này học xong phổ thông lại được "lùa" lên đại học. Xong đại học, nếu chưa có việc làm lại "lùa" tất cả lên thạc sỹ... Tất cả những điều đó đang tạo nên lớp thanh niên coi thường kỷ cương.
Trước đây, giáo dục, đặc biệt giáo dục đại học là nền giáo dục tinh hoa, phát triển theo hình chóp. Ai lên được đến bên trên hình chóp ấy đều là người giỏi giang, chăm chỉ và đều đã trải qua bao khó khăn, vất vả. Cho nên cử nhân ra cử nhân, kỹ sư ra kỹ sư. Bây giờ kéo cả làng lên tiến sỹ thì lấy đâu ra nhiều người giỏi?
- Thưa ông, nếu cứ để "thị trường" học thuê, thi hộ ở đại học diễn ra công khai, rầm rộ, người có tiền không cần đến lớp, chỉ cần bỏ ra số tiền nhỏ thuê người học hộ là... có bằng, như thế này sẽ dẫn đến hậu quả gì?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Dĩ nhiên là nó sẽ làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Đồng thời nó sẽ làm giảm uy tín các trường và uy tín ngành giáo dục trong mắt xã hội. Cứ để tính trạng này tiếp diễn, đất nước không những không phát triển mà có khả năng ngày càng lún sâu vào suy thoái cả về kinh tế lẫn đạo đức xã hội.
Sinh viên nghe nhạc ngay trong giờ học ở ĐH Sư phạm Hà Nội
- Theo ông, ngành giáo dục và cơ quan chức năng phải xử lý thế nào trước hiện tượng này?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi cho rằng, việc này là rất nghiêm trọng. Trước hết, cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục phải có ý kiến chính thức với báo chí, đánh giá mức độ hiện trạng và đề ra hướng giải quyết. Các trường đại học có sinh viên thuê người học hộ, thi hộ mà báo chí đưa tên phải có ý kiến với công luận, xác định đúng sai, nêu biện pháp xử lý. Các trường đại học khác tuy chưa phát hiện được hiện tượng học thuê thi mướn cũng cần rà soát toàn bộ, chấn chỉnh việc dạy và học của trường mình. Từ chuyện này, các trường nói chung cần rút kinh nghiệm, sàng lọc chặt chẽ hơn, với yêu cầu cao hơn trong tuyển sinh và trong quá trình đào tạo, không vì học phí mà hủy hoại uy tín của trường mình.
Các cơ quan Nhà nước bảo vệ pháp luật cũng phải vào cuộc để điều tra, xử lý. Để xảy ra sự việc trầm trọng như thế này mới vào cuộc là chậm, nhưng chậm còn còn hơn không.
- Như ông nói nguyên nhân chính dẫn đến chuyện học hộ, thi hộ là xuất phát từ việc sinh viên chỉ cần bằng cấp sau này chạy chọt xin việc. Vậy, phía các cơ quan tuyển dụng lao động có nên thay đổi phương pháp tuyển dụng chỉ dựa vào bằng cấp không?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Các đơn vị sử dụng lao động, nhất là khối cơ quan Nhà nước, phải cải tiến cách tuyển dụng, sử dụng cán bộ sao cho có chất lượng để tuyển dụng, đề bạt được người có năng lực thực sự. Khi tuyển dụng, đề bạt, phải kiểm tra kỹ càng, đánh giá khách quan, không quá câu nệ, quá tin vào bằng cấp. Muốn vậy, phải có biện pháp chống lại hiện tượng tiêu cực trong tuyển dụng, đề bạt.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Khampha
Học thuê, thi mướn: "Vì giảng viên dạy chán"(?) "Không hẳn là do chúng em không thích học, mà một phần do giảng viên dạy chán nên chúng em không muốn đến lớp". Đó là phản hồi của một sinh viên sau khi đọc loạt bài phóng sự điều tra về tình trạng học thuê, thi mướn. Với những quy định trong giáo dục đại học như không được nghỉ quá 20%...