Say trà có nguy hiểm không, xử lý ra sao?
Tôi nhiều lần bị chóng mặt, muốn ngất, vã mồ hôi, buồn nôn… Nhớ lại những gì ăn uống trước đó, tôi nghi là bị say trà.
Bạn đọc Nguyễn Diệu An (40 tuổi; quận 3, TP HCM) hỏi: Vừa qua vì lý do công việc, tôi đi lại giữa TP HCM và Hà Nội nhiều lần và tôi để ý mỗi lần ra Bắc, tôi hay có những đợt bị các triệu chứng như chóng mặt, muốn ngất, vã mồ hôi, tay lạnh, mệt, buồn nôn…Ban đầu tôi nghĩ do làm việc quá sức hay không quen khí hậu, thực phẩm nhưng xem kỹ lại thì hình như tôi bị sau mỗi lần được mời trà, vì người ở đây có thói quen đó, trà Bắc lại đậm và tôi thích vị đó nên uống khá nhiều, trong khi trước giờ tôi ít khi uống. Bạn tôi bảo có thể tôi bị say trà . Xin hỏi đó có phải là triệu chứng say trà? Tôi nên giải quyết thế nào mỗi lần bị vậy, vì có lần tôi đã suýt ngã xe, tôi rất sợ…
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:
Trong trà có 3 chất có thể khiến bạn “say”: catechin, theanine và caffein. Đây là các chất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một số người do cơ địa lại “không hạp” với 1 trong 3 chất, thậm chí có thể cả 3.
Các biểu hiện bạn mô tả, cộng với việc bạn gặp các triệu chứng đó sau khi uống trà cho thấy bạn quả thật bị say trà. Một số biểu hiện của say trà khá giống say cà phê: buồn nôn, chóng mặt, bồn chồn, tay chân run, vã mồ hôi lạnh… Tuy nhiên, người say trà thường kèm theo hạ đường huyết khá nặng, nên bạn cảm thấy muốn ngất.
Khi bị say trà, bạn cần nghỉ ngơi, uống bù nước, xoa ấm bàn tay, bàn chân, day ấn các huyệt Thái dương (hai bên thái dương), Ấn đường (giữa trán), Bách hội (đỉnh đầu), Phong trì (hõm 2 bên gáy), sẽ bớt khó chịu. Ngoài ra, có thể pha nước gồm 3 món chanh, gừng, đường để ổn định nhịp tim; ăn kẹo, mứt, bánh để khắc phục tình trạng hạ đường huyết.
Video đang HOT
Tôi nhấn mạnh là nên nghỉ ngơi, đừng chạy xe hay cố gắng làm việc vì cơn say trà sẽ lâu khỏi và bạn có nguy cơ bị ngất do hạ đường huyết,
Bạn nên chú ý những lần sau nếu có uống trà thì không nên uống quá đậm và quá nhiều nữa. Ít ai say trà đến mức không uống được, nhưng uống đậm, nhiều thì dễ say, nhất là những người trước đây ít khi uống trà như bạn.
Hãy đặc biệt cẩn thận nếu như bạn có bệnh tim mạch, ví dụ như bệnh về huyết áp vì cơn say trà có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Trường hợp này, bạn nên trực tiếp đi khám.
Anh Thư
Theo Người lao động
Đắp tỏi vào lòng bàn chân để trị ho, được không?
Tôi rất hay bị ho, uống nhiều loại thuốc không khỏi. Có người chỉ đắp tỏi vào lòng bàn chân, tôi làm được 5 hôm thì đỡ nhưng hết làm thì ho lại...
Bạn đọc Lê Thảo, hỏi: Tôi bị ho kéo dài khá lâu rồi, thường xuất hiện khi tôi nằm xuống. Cho tôi hỏi ngoài cách đắp tỏi đó còn cách nào hiệu quả lâu dài hơn không?
Bạn đọc Nguyễn Châu Minh (nam, 51 tuổi, TP HCM), hỏi: Tôi dễ bị ho, trời lạnh một chút cũng ho, không khí có mùi lạ chút cũng ho, có khi vào đợt ho kéo dài vô cớ, đi khám bác sĩ mấy lần không đỡ. Tôi đắp tỏi vào lòng bàn chân theo một người cô chỉ thì đỡ nhưng tôi thắc mắc cách này làm lâu dài có hại không và có thể khỏi được bệnh ho không?
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:
Ho là một triệu chứng xuất hiện trong nhiều bệnh. Đắp tỏi vào huyệt Dũng tuyền nằm ở lòng bàn chân là một trong những cách để giảm bớt những đợt ho xảy ra ở người có hệ hô hấp yếu.
Huyệt Dũng tuyền nằm ở giao điểm của đường kẻ dọc chia đôi bàn chân theo chiều dọc và đường kẻ ngang chia bàn chân thành 1/3 trước và 2/3 sau. Theo Đông y, đây là đầu kinh thận, khi đắp tỏi sẽ tác động tới thận, thận lại tác động tới phế, khiến tạng phế mạnh lên, nhờ vậy bớt ho. Đây là phương pháp an toàn, không có hại gì nếu dùng nhiều.
Vị trí huyệt Dũng tuyền (chấm đỏ) - ảnh: MIRROR
Tuy nhiên, có 2 lưu ý quan trọng:
Thứ nhất, cách này chỉ trị những cơn ho do thể trạng - hệ hô hấp yếu, không trị được cơn ho do viêm hô hấp cấp tính, bao gồm viêm hô hấp trên (như viêm mũi, họng...) lẫn viêm đường hô hấp dưới (như viêm phổi). Vì vậy nếu ho đã kéo dài nhiều ngày, các bạn cần đi khám để loại trừ nguyên nhân này, cũng như các bệnh khác mà ho là một triệu chứng báo hiệu.
Thứ hai, đắp tỏi chỉ là một cách trị triệu chứng nhất thời. Về lâu dài, các bạn cần làm cho hệ hô hấp - tạng phế của mình mạnh lên, nhờ chế độ dinh dưỡng và lối sống.
Nên ăn nhiều thực phẩm bổ phổi - là những rau củ có màu trắng: củ tóc tiên, lan tiên, hành tây, củ cải trắng, súp lơ trắng, bắp cải, bạch quả, hạt sen, củ mài, đậu trắng, đậu ván, một số loại nấm trắng...
Cần tăng cường vận động, tập thêm thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe. Tránh nằm lâu, dù cơ thể có bệnh cũng phải cố vận động, vật lý trị liệu; người nằm liệt giường cũng phải được người nhà thường xuyên xoay trở, xoa bóp, đỡ ngồi dậy, bởi nằm lâu sẽ hại phế.
Người hay bị ho, nhất là người lớn tuổi nên tránh đến vùng cao, có nồng độ oxy thấp vì như vậy phổi sẽ khó khăn hơn khi làm việc. Khi du lịch nghỉ dưỡng, nên chọn vùng biển, vùng đồng bằng nhiều cây xanh. Không khí trong lành hoặc có lẫn muối biển sẽ tốt cho người phổi yếu. Trong cuộc sống hàng ngày cũng nên giữ nhà cửa sạch sẽ, tránh nơi đông đúc, ô nhiễm nếu có thể.
Anh Thư
Theo Người lao động
Mệt tim, đau đầu vì đặt quạt sai vị trí? Để quạt thổi vào vùng đầu khi ngủ thường bị đau đầu và có thể dẫn đến tai biến. Để quạt thổi vào chân thì sẽ gây hại cho tim. Bạn đọc Hoàng Thị Uyên (nữ, 57 tuổi, quận 8, TP HCM), hỏi: Chồng tôi vốn không chịu được nóng nên ngủ không có quạt, máy lạnh là chịu không nổi. Ban đầu...