Sẩy thai vì…tiệm giặt là khô?
PERC gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn; làm suy nhược hệ thần kinh trung ương; tổn thương cho gan, thận; giảm trí nhớ. (Ảnh minh hoạ)
Nước uống có lẫn PERC đã được thấy trong ung thư máu, tụy tạng, cổ tử cung và bọng đái. PERC cũng có ảnh hưởng không tốt cho sự sinh đẻ và kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm trong tiệm giặt khô có nhiều nguy cơ bị hư thai.
Trước thông tin mà một kỹ sư hóa cung cấp rằng hóa chất giặt khô PERC (perchloroethylene) có nguy cơ bị thần kinh, thậm chí có thể bị ung thư, PV đã tìm hiểu thực hư về chất này. Nhiều bạn đọc gọi điện, gửi mail phản ánh về việc sau khi lấy quần áo ở tiệm giặt khô về, quần áo nồng nặc mùi khó chịu. Liệu đó có phải là chất PERC như báo đã nêu? Không ít người “chuộng” sử dụng giặt khô sau khi biết đến thông tin về chất PERC cũng đưa ra những nghi ngờ…
Miễn thắc mắc!
Chị Hương (Trung Hoà, HN) rất ưa xài hàng hiệu. Hễ quần áo bẩn là chị lại mang ra tiệm. Chị quả quyết: “Giặt khô vừa tiện lợi, vừa sạch sẽ lại không làm hại đến quần áo…” Khi được hỏi về hoá chất dùng để giặt khô, chị Hương nói chưa từng nghe thấy. Chỉ bảo: “Để có thể giặt quần áo sạch bong thì đương nhiên tiệm giặt phải sử dụng hoá chất chứ. Ngay cả ở nhiều gia đình cũng sử dụng thuốc tẩy đấy thôi, có sao đâu. Tôi không biết mức độ độc hại của các hoá chất đó ra sao nhưng tôi thấy chẳng vấn đề gì. Độc hại thì thiếu gì thứ còn độc hại hơn”.
Khác với tâm lý “sính” hàng hiệu và “chuộng” giặt khô, là hơi của chị Hương, nhiều người khi được hỏi đều phàn nàn: quần áo mang từ tiệm giặt về luôn nồng nặc mùi hoá chất, không rõ chất đó mức độ nguy hại đến đâu. Chị Xoan (Hồng Hà, HN) kể rằng, vài lần mang quần áo đến tiệm giặt nhưng khi về nhà, mở túi nilông ra chị rất sợ mùi hoá chất có trong quần áo vừa giặt. Chẳng biết mức độ độc hại từ hoá chất đó ra sao nhưng sau đó, chị không tìm đến các tiệm giặt khô nữa. Chị Xoan nói: “Chẳng dại gì mất tiền lại mua bệnh vào người!”.
Video đang HOT
Phần lớn các tiệm giặt là khô chưa ý thức được sự độc hại từ các hoá chất. (Ảnh minh hoạ)
Anh Hoàng cầm bộ vét trên tay vui vẻ nói với vợ: “Mất tiền có khác, quần áo sạch sẽ, phẳng phiu, chẳng tội gì ngồi giặt cho mất thời gian, tốn công”. Nói rồi anh Hoàng đưa cho vợ bộ quần áo cất vào tủ. Ai ngờ, vừa cầm trên tay, chị vợ hét toáng lên: “Mùi gì mà khiếp thế. Toàn mùi hoá chất, ngửi cũng thấy sợ”. Chị quay sang phía chồng cằn nhằn: “Em đã nói với anh bao nhiêu lần rồi, quần áo cứ để nhà em giặt lại cứ thích sang, mang ra tiệm. Quần áo giặt khô, ngửi toàn mùi hoá chất, ai dám đảm bảo không độc hại. Nếu bẩn thì dùng thuốc tẩy của các công ty có ghi thành phần hoá chất và những cảnh báo rõ ràng thì lo gì”. Chị bảo, trước đó đã có lần chị mang chiếc chăn len ra tiệm giặt, nhưng khi về bỏ túi nilông ra thì cả gian phòng toàn mùi hoá chất, nhưng chị nghĩ do giặt máy công nghiệp nên có mùi lạ. Sau lần đó chị đã hạ quyết tâm là không bao giờ mang quần áo đến các tiệm giặt khô nữa. Ai dè, lần này quần áo giặt ngoài tiệm mà anh Hoàng mang về cũng có mùi như vậy. Mùi rất nồng, ngửi cũng thấy sợ và tôi có cảm giác buồn nôn, chị Hải nói.
Một ngày đẹp trời, chị Thu dọn dẹp nhà cửa, mang quần áo mùa đông ra tiệm giặt để tiết kiệm thời gian. Vốn là người cẩn thận, chị để riêng từng loại quần áo và dặn tỉ mỉ chủ tiệm giặt về từng chất liệu vải. 3 ngày sau, chị đến lấy đồ, khi kiểm tra chị sửng sốt: “Mùi gì mà khiếp thế? Sao chiếc chiếc áo khoác trắng của tôi lại chuyển sang sang màu ngà ngà? “. Nghe chị Thu hỏi vậy, chủ tiệm thủng thẳng nói: “Giặt khô có mùi như vậy. áo mang đến như thế nào thì bây giờ vẫn thế, làm gì có chuyện đổi màu”. Nói rồi, ông chủ tiệm đi vào phía sau nhà coi như hết trách nhiệm với khách. Chị Thu bảo, đây là lần đầu tiên mang quần áo ra tiệm nhưng chị cũng không ngờ lại gắp rắc rối. “Chiếc áo của tôi trắng tinh bỗng chốc biến thành màu… nước dư. Tôi thắc mắc thì chủ tiệm cau có: “hỏi gì mà hỏi lắm thế. Miễn thắc mắc, chị Thu nói. ông ta không đưa ra bất kỳ lý do nào giải thích, tôi thì cho rằng họ giặt chung với đồ tối màu và có lẽ dùng hoá chất quá mạnh nên làm mất màu áo”.
Phụ nữ làm trong tiệm giặt khô có nhiều nguy cơ bị sẩy thai
Theo thông tin mà PV tìm hiểu, hiện trong nước chưa có một nghiên cứu chính thức nào về chất PERC, lần giở thông tin trên trang web BS Nguyễn ý Đức, chúng tôi được biết bác sĩ Nguyễn ý Đức, năm nay đã 70 tuổi, tốt nghiệp Đại Học Y Dược Khoa Sài Gòn, đã có nhiều năm làm việc tại Mỹ cũng đã có bài viết liên quan đến chất PERC trong một chuyên đề sức khoẻ cộng đồng. Được biết, ông đã có nhiều bài chuyên đề được đăng tải trên nhiều báo khắp nước Mỹ và ông cũng phối hợp với đài Tiếng nói Hoa Kỳ thực hiện một chương trình phát thanh về sức khoẻ cho Việt Nam. Trong bài viết đó, Bác sĩ ý Đức dẫn giải: “Giặt quần áo ở nhà với máy giặt thì ta dùng nước và xà bông để làm sạch quần áo. Tuy nhiên, có nhiều mặt hàng như tơ lụa, bông sợi không giặt với nước được. Khi đưa quần áo cho tiệm giặt, các cửa tiệm sẽ chăm sóc những bộ quần áo đó bằng cách nhận diện qua nhãn hiệu, tên thêu để tránh lầm lẫn với hàng của người khác; rồi coi có mất khuy, rách xước ở đâu đó kẻo khi giao hàng lại bị mắng là cẩu thả. Nhìn coi có vết dơ dầu mỡ, thực phẩm, để tẩy gội trước khi cho vào máy có dung dịch hóa chất để giặt”.
Phụ nữ làm trong tiệm giặt khô có nhiều nguy cơ bị sẩy thai
Trong bài viết của mình, bác sĩ Đức có nhắc tới một nghiên cứu của ông thợ nhuộm người Pháp về phương pháp giặt khô bằng hóa chất. Nói là giặt khô nhưng thực ra quần áo mà ta vừa giao cho tiệm giặt được nhúng vào một dung dịch hóa chất, 90% các tiệm giặt khô đều dùng hóa chất tổng hợp PERC. Chất này được sử dụng rất nhiều trong việc giặt khô các hàng may mặc, vải vóc cũng như tẩy dầu mỡ trên dụng cụ bằng kim loại.
Trong bài viết của mình, bác sĩ Đức đưa ra những lập luận: “Từ lâu, PERC đã được coi như chất gây ung thư cho súc vật và mới đây hóa chất này đã được xếp vào loại có thể gây ung thư cho loài người. Tác dụng không tốt thường thấy của PERC là: nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn; làm suy nhược hệ thần kinh trung ương; tổn thương cho gan, thận; giảm trí nhớ thoảng qua, mất định hướng; dị ứng và ngứa mắt, mũi, cuống họng; da khô, viêm. PERC được xếp vào nhóm có khả năng gây ung thư. Nước uống có lẫn PERC đã được thấy trong ung thư máu, tụy tạng, cổ tử cung và bọng đái. PERC cũng có ảnh hưởng không tốt cho sự sinh đẻ và kinh nguyệt của phụ nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ làm trong tiệm giặt khô có nhiều nguy cơ bị hư thai. PERC cũng lan vào sữa mẹ. Ngoài ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của nhân viên làm trong nhà giặt, PERC còn mang rủi ro cho dân chúng sống gần tiệm giặt cũng như môi trường xung quanh”.
Ngay sau khi đăng tải thông tin về việc sử dụng giặt khô có nguy cơ bị thần kinh, PV đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia hoá học, những người am hiểu về ngành hoá xung quanh những nghi vấn về mức độ độc hại của chất PERC. Nguyễn Anh Tuấn – một giảng viên hóa cho biết, cách đây vài năm anh đã đọc được một tài liệu về tiêu chuẩn của khí độc PERC. Tuấn kể rằng, từ cuối năm 2005, Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA) đã đề nghị những điều luật mới nhằm cắt giảm nguy cơ cho sức khoẻ gây ra bởi khí PERC trong các tiệm giặt khô. EPA soạn ra đề nghị này dựa vào một cuộc tham khảo về kỹ thuật trong ngành giặt khô cũng như những phân tích gần đây về những nguy cơ cho sức khoẻ vẫn còn tồn tại kể từ năm 1993 khi Cơ quan tiến hành đạo luật cho khí độc PERC trong các tiệm giặt khô. Những khí độc, cũng thường được gọi là những chất ô nhiễm độc hại, đã được kiểm chứng hoặc nghi ngờ gây ung thư hoặc ảnh hưởng tai hại khác cho sức khoẻ và môi sinh. PERC là một dung dịch dùng để giặt khô quần áo và là khí độc duy nhất thải ra khi giặt khô quần áo. Dưới con mắt của một giảng viên, Tuấn phân tích: “PERC ở trạng thái lỏng cũng rất dễ bay hơi và hòa lẫn trong không khí. Nhiệt độ càng lên cao thì sự bốc hơi càng mạnh và tạo ra một mùi khó chịu giống như chất ê te. Hóa chất này xâm nhập môi trường bằng bốc hơi trong không khí khi được sử dụng trong kỹ nghệ hoặc ngấm vào đất, nước khi thất thoát từ máy giặt hoặc từ thùng chứa…”.
Anh Tuấn kể với chúng tôi, theo các tài liệu mà anh biết, ở các nước trên thế giới, các xí nghiệp giặt khô được liệt vào loại nguồn ô nhiễm chính có nghĩa là chúng thải ra hàng trăm tấn PERC mỗi năm. EPA hoàn tất tiêu chuẩn cho chất PERC trong tiệm giặt khô vào 9/1993. Hội đồng cố vấn Khoa học của EPA đã công nhận chất PERC có thể gây ung thư cho người. Tiếp xúc với chất này đã được kiểm chứng có liên hệ với việc tạo ra các khối u trong gan của loài chuột. Các cuộc nghiên cứu về bệnh dịch học cho ra những kết quả khác nhau, một số cho biết trường hợp bị khối u đã tăng lên nhưng một số khác lại không có tường trình gì về những ảnh hưởng gây ung thư. Ngoài ung thư, tiếp xúc với PERC cũng có tác hại lâu dài đến sức khoẻ, chẳng hạn như gan và thận ở loài gậm nhấm và ảnh hưởng đến não bộ ở con người. Tiếp xúc với chất này ở nồng độ cao trong một thời gian ngắn có thể làm mất khả năng điều khiển thân thể, ngứa mắt, mũi và cổ và nhức đầu.
Nhiều bác sĩ cho rằng, đã có nhiều bệnh nhân bị viêm da do sử dụng hóa chất giặt tẩy. Tỷ lệ sử dụng hóa chất ngày càng nhiều nên bệnh da liễu càng hay gặp là chuyện dễ hiểu.
Theo ĐS&PL
Cô dâu ung thư máu hạnh phúc trong ngày cưới
Mắc bệnh ung thư máu đã lâu, mong ước cuối cùng của Shi Lu là được chụp hình cưới cùng bạn trai Jiang Xianjin. Và anh đã biến giấc mơ của người yêu thành sự thật.Shi Lu tươi cười tạo dáng tại bệnh viện Gulou ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô hôm 10/2. Mới 23 tuổi nhưng do mắc bệnh máu trắng lâu ngày, cô gái trẻ này chủ yếu nằm trên giường bệnh và trở bệnh nặng từ tháng 12/2009. Khát khao lớn nhất của Shi Lu là được mặc áo cưới và chụp ảnh bên bạn trai Jiang Xianjin.
Jiang Xianjin đeo khẩu trang giúp bạn gái để đề phòng cô bị nhiễm trùng. Theo lời Jiang, cả gia đình đã hết tiền chạy chữa và bệnh viện cũng ngừng điều trị cho Shi. Anh quyết định gửi một thông điệp lên diễn đàn trực tuyến, kêu gọi mọi người giúp đỡ nhằm biến mơ ước của người yêu thành sự thật và được cư dân mạng nhiệt tình hưởng ứng.
Shi Lu được trang điểm trước khi chụp hình cưới ngay bên cạnh giường bệnh hôm 10/2 tại Nam Kinh.
Shi Lu (phải) và Jiang Xianjin trong lễ cưới cảm động tại bệnh viện.
Shi Lu nhận được lời cầu hôn từ Jiang Xianjin nhưng đã từ chối. Với cô, tình yêu của bạn trai đã đủ nói lên tất cả mà không cần bất kì tấm giấy hôn thú nào.
Theo CFP
Vải nhiễm chất độc gây ung thư máu Phát hiện nhiều lô hàng vải nhập khẩu bị nhiễm formaldehyde là chất gây ung thư máu, phổi, da, vòm họng... Thông tin từ Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Trung tâm 3) chỉ trong tháng 1-2010, các cơ quan chức năng đã phát hiện 6 lô vải nhập khẩu bị nhiễm chất formaldehyde và amin thơm, với hàm lượng...