Say lòng trước những món gỏi thơm ngon của quê hương
Gỏi, hay còn còn được gọi là nộm, là món ăn truyền thống, gắn liền với văn hóa ẩm thực từ lâu đời của người dân Việt Nam.
Để làm món ăn này, người dân thường trộn các loại rau, thêm ít thịt, hải sản cùng với các gia vị và nguyên liệu khác, tùy vào từng vùng miền. Từ những món quen thuộc như nộm sứa, nộm bò khô cho đến những món độc đáo như gỏi măng cụt, gỏi bồn bồn… hãy cũng thưởng thức hương vị của những món gỏi trên khắp đất nước.
Ba khía là một loài giáp xác rất đặc trưng và được chế biến thành rất nhiều món ngon ở khu vực miền Tây Nam Bộ, trong đó có món gỏi ba khía . Ba khía sau khi làm sạch sẽ được trụng qua nước sôi, ướp gia vị để giảm độ tanh và mang đi giã sơ qua trước khi trộn cùng đu đủ xanh bào sợi, cà chua, đậu đũa thêm ít lạc rang, bạc hà, chanh và đương nhiên không thể thiếu mắm ba khía.
Chắc hẳn rất nhiều người lần đầu tiên nghe đến từ “bồn bồn”. Thật ra, đây là một loại cây mọc dại ở khu vực Nam Bộ và thường được người dân sử dụng để làm món gỏi bồn bồn lạ miệng. Sợi bồn bồn có màu trắng nõn, giòn và ngọt kết hợp với tôm, thịt ba chỉ và tai heo, thêm ít chanh, đường và nước mắm chắc chắn sẽ khiến cho thực khách nhớ mãi không quên.
Củ hũ dừa không phải là nguyên liệu quá xa lạ với những người đam mê ẩm thực. Đây là phần lá mầm nằm trên ngọn cây dừa nên khá hiếm bởi muốn có nó người ta thường chặt bỏ cả cây dứa. Độ giòn ngọt của củ hũ dừa, kết hợp với cà rốt ngâm chua ngọt, tôm luộc, rau răm cùng chén nước mắm tỏi ớt sẽ tạo nên món gỏi củ hũ dừa với hương vị đậm đà, bung tỏa trong miệng.
Măng cụt là một loại trái cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam, nhưng món gỏi măng cụt thì có lẽ không phải ai cũng biết. Măng cụt sống bỏ vỏ được thái mỏng, ngâm trong nước chanh để giữ được màu trắng mà lại không bị chát. Sau đó, người ta trộn măng cụt cùng với gà xé sợi, hành tây, cà rốt, rau răm và lạc rang. Đây là món ăn đặc sản của Bình Dương, mộc mạc nhưng lại vô cùng tinh tế bởi sự hòa quyện giữa các thành phần.
Lại thêm một món gỏi lạ miệng là món gỏi sầu đâu thơm mùi đồng quê Nam Bộ. Lá sầu đâu vốn rất chát nhưng khi làm thành món gỏi lại làm siêu lòng biết bao nhiêu người thực khách. Lá sầu đâu sau khi rửa sách thì trụng sơ qua nước sôi, trộn cùng với cà chua, dưa chuột, xoài cùng với nước me chua chua ngọt ngọt. Đặc biệt, để làm nên một món gỏi sầu đâu chuẩn vị thì không thể thiếu cá lóc khô, dai dai, mằn mặn.
Vả là một loại quả cùng họ với sung, nhưng to hơn và có vị bùi, là đặc sản nổi tiếng của Huế. Người dân nơi đây dùng vả để chế biến thành rất nhiều món ăn ngon nhưng nổi bật nhất chính là món gỏi vả . Quả vả được luộc chín, thái mỏng, sau đó vắt khô nước. Hành được phi trên dầu nóng, cho thêm tôm, thịt và ít gia vị vừa ăn, xào qua cho đến khi tôm thịt chín, tắt bếp và cho vả vào trong lúc còn nóng, thêm ít rau răm, vừng rang và trộn đều.
Nộm bò khô có mặt ở khắp phố phường, từ những gánh hàng rong, các quán vỉa hè cho đến các nhà hàng sang trọng. Nộm bò khô được làm từ những nguyên liệu chính như đu đủ xanh bào sợi, thịt bò khô cắt nhỏ thêm chút lạc rang, rau sống và trộn đều với nước mắm chua ngọt. Mỗi nơi sẽ có những bị quyết riêng với cách chế biến khác nhau để thu hút khách hàng.
Nộm hoa chuối là một món ăn dân dã, rất đỗi quen thuộc trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam, vừa đẹp da lại tốt cho hệ tiêu hóa. Bắp chuối được thái mỏng, vừa thái vừa ngâm với nước chanh để bắp chuối không bị đen. Sau đó, bắp chuối được rửa sạch với nước muối, thêm tí lạc rang, vừng và giá đỗ và trộn cùng nước mắm chua ngọt. Có thể nói, đây là một trong những các món ăn mang hương vị dân tộc, mộc mạc và thanh mát nhất.
Vào mùa hoa phượng đỏ, người dân miền Tây lại hái những bông hoa phượng đỏ thắm mang về để làm thành món gỏi hoa phượng thơm ngon. Những cánh hoa phượng có vị chua nhẹ, thanh thanh được trộn cùng với thịt gà xé phay, thêm ít giá đỗ hoặc hoa chuối, tùy sở thích cùng với rau thơm, lạc và các loại gia vị khác là đã có được một địa gỏi thơm ngon và đẹp mắt.
Như tên gọi của nó, nộm sứa sử dụng sứa để làm nguyên liệu chính. Tùy vào từng vùng mà nộm sứa được chế biến khác nhau về nguyên liệu. Nhưng nhìn chung, một số nguyên liệu khác của món nộm sứa bao gồm thịt (sứa, tôm nõn, thịt ba chỉ), rau (ngó sen, củ sen, cà rốt, hành tây, dưa chuột, rau cần, rau húng, rau răm) và gia vị trộn (dấm thanh, tỏi, ớt, đường, nước cốt chanh, nước mắm).
10 món ăn chống ngán, giải cứu vị giác trong ngày Tết
Các món ăn chống ngán ngày Tết có rất nhiều, từ gỏi, canh cho đến các món ngâm chua ngọt... vô cùng hấp dẫn, dễ ăn.
Các món ăn chống ngán ngày Tết ngon phải kể đến như gỏi tôm thịt, bắp bò ngâm chua ngọt, cá chép om dưa, canh chua, nộm... vô cùng hấp dẫn lại dễ làm ai cũng thích.
Ngày Tết ăn quá nhiều thịt, bánh chưng, các đồ nóng và bia rượu dễ gây ngán, ăn không còn cảm giác ngon. Các món ăn chống ngán ngày Tết là một lựa chọn giải cứu vị giác của mỗi gia đình. Các món ngon chống ngán ngày Tết có rất nhiều, từ gỏi, canh cho đến các món ngâm chua ngọt... vô cùng hấp dẫn, dễ ăn. Để giúp các gia đình có thêm những lựa chọn, Bếp Eva gửi đến những món ăn chống ngán ngày Tết dễ làm sau đây.
1. Nộm hoa chuối
Nộm hoa chuối có vị thanh mát, vị chua chua ngọt ngọt hấp dẫn. Đây là một trong những món ăn chống ngán ngày Tết ngon có cách làm đơn giản và ai cũng thích ăn.
Nguyên liệu:
- 1 cái hoa chuối tươi
- 500g tôm tươi
- Đậu phộng rang, vừng rang
- Chanh tươi, tỏi băm, ớt băm, đường, nước mắm, muối, bột ngọt
- Rau húng quế, rau mùi
Cách làm gỏi nộm hoa chuối
Bước 1: Hòa tan muối vào chậu nước sạch, thái hoa chuối thành sợi mỏng theo hình tròn. Thái xong cho vào chậu nước muối loãng ngâm 15 phút cho ra hết nhựa. Sau đó rửa sạch nhiều lần với nước, để ráo nước hoàn toàn.
Bước 2: Tôm tươi lột bỏ vỏ, đầu, chỉ lưng. Cho vào nồi luộc chín rồi bổ làm đôi theo chiều dọc.
Bước 3: Rau thơm nhặt rửa sạch. Cắt khúc nhỏ. Tỏi, ớt băm nhỏ. Đậu phộng rang chín đập dập.
Bước 4: Chuẩn bị 1 bát riêng, thêm vào 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa cafe bột ngọt, 2 thìa canh đường, 2 thìa canh nước cốt chanh rồi khuấy cho tan hết. Tiếp đến cho tỏi băm, ớt băm khuấy đều.
Bước 5; Cho tôm chín, bắp chuối vào tô lớn, thêm vào rau thơm thái khúc và cho toàn bộ phần nước mắm chua ngọt vừa pha vào, bóp đều cho nộm hoa chuối, tôm ngấm đều gia vị. Cho thêm đậu phộng, mè rang vào, đảo đều rồi gắp ra đĩa.
Video đang HOT
Nộm hoa chuối tôm tươi là món ngon giải ngán ngày Tết hấp dẫn
Nộm hoa chuối tôm tươi thanh mát, vị chua ngọt, cay nhẹ dễ ăn là món ăn giải ngán đơn giản, dễ làm và ai cũng thích.
2. Gỏi chân gà ngó sen
Chân gà ngó sen trộn gỏi vị chua ngọt, thanh đạm rất thích hợp cho dịp Tết đến xuân về. Cách làm gỏi chân gà ngó sen cũng rất đơn giản.
Nguyên liệu:
Muốn làm mứt dừa thành công không thể bỏ qua bí quyết này
- 5 cái chân gà công nghiệp
- 150g ngó sen
- 1 củ cà rốt
- Gừng tươi băm nhuyễn, tỏi băm, ớt băm
- Nước mắm, đường, muối, giấm trắng, chanh
- Rau răm, rau thơm
Cách làm gỏi chân gà ngó sen
Bước 1: Chân gà làm sạch, bóc hết màng bẩn, móng. Bóp chân gà với muối tinh và gừng đập dập để khử mùi hôi. Sau đó rửa sạch lại.
Bước 2: Cho chân gà vào nồi, thêm vào chút gừng rồi luộc 10 phút cho chín. Sau đó vớt ngay ra âu nước đá lạnh ngâm cho nguội rồi vớt ra để ráo nước.
Bước 3: Dùng mũi dao tách riêng phần da và gân chân gà, bỏ phần xương chân gà đi.
Bước 4: Cà rốt rửa sạch, bào sợi rồi cho 1 thìa cafe muối vào bóp cho mềm.
Bước 5: Ngó sen rửa sạch, xé sợi, cho vào xíu đường, muối bóp đều. Rau răm, rau thơm nhặt sạch thái nhỏ.
Bước 6: Chuẩn bị 1 bát con, cho vào 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh nước lọc, 2 thìa canh đường rồi khuấy đều cho đường tan hết thì cho ớt, tỏi băm và nước cốt chanh vào khuấy đều.
Bước 7: Cà rốt, ngó sen vắt sạch phần nước tiết ra, cho vào bát tô to. Cho chân gà đã rút xương vào rồi đổ toàn bộ phần nước trộn gỏi vào, bóp đều cho hỗn hợp gà, ngó sen ngấm đủ gia vị. Cuối cùng cho thêm rau thơm, rau răm, đậu phộng vào bóp đều và gắp ra đĩa.
Gỏi chân gà ngó sen có độ giòn sần sật, gia vị thấm đủ, vị chua cay vừa phải rất thanh mát.
Với cách làm gỏi này, các gia đình có thể thay chân gà thành thịt gà, thịt lợn... đều có được món gỏi giải ngán ngày Tết hấp dẫn.
3. Gân bò trộn xoài chua
Gân bò trộn xoài chua làm đơn giản, vị chua chua đặc trưng kích thích vị giác là món ăn chống ngán ngày Tết nên làm.
Nguyên liệu:
- 2 quả xoài xanh
- 300g gân bò
- Muối, đường, nước mắm giấm, tỏi, ớt, gừng, sả
Cách làm gân bò trộn xoài xanh
Bước 1: Gân bò rửa sạch với nước muối loãng rồi cho vào nồi luộc 30 phút cho chín. Sau đó vớt ra ngâm vào bát nước đá 30 phút cho giòn. Vớt ra để ráo nước, cắt miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Xoài rửa sạch, gọt vỏ, bào sợi rồi ngâm vào nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo nước.
Bước 3: Gừng, tỏi, ớt băm nhỏ, sả băm nhỏ.
Bước 4: Chuẩn bị 1 bát riêng, cho vào 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường, 2 thìa canh giấm rồi khuấy đều cho tan hết. Tiếp đến cho gừng, tỏi, ớt, sả băm vào khuấy đều.
Bước 5: Cho gân bò, xoài xanh vào tô, đổ nước trộn gỏi vừa pha vào, bóp cho gân bò và xoài ngấm gia vị. Có thể thêm đậu phộng rang để ăn có vị bùi và thơm.
Nộm gân bò trộn xoài xanh hấp dẫn
Nộm gân bò xoài xanh có độ giòn, dai, chua ngọt đặc trưng. Đây là một món ăn giải ngán ngày Tết hấp dẫn không thể bỏ qua.
4. Gỏi cuốn tôm thịt
Gỏi cuốn tôm thịt là một món ăn thanh đạm thích hợp cho dịp Tết. Những miếng gỏi cuốn có tôm, có thịt, có rau sống vừa thanh đạm lại dễ ăn ai cũng thích. Đây là một món ăn chống ngán ngày Tết dễ làm.
Nguyên liệu:
- 700g thịt ba chỉ ngon
- 500g tôm tươi
- 500g bún tươi
- 1 cuộn bánh tráng
- Xà lách, rau thơm, hẹ, đồ chua
- Tương hột xay, lạc rang giã nhuyễn, chanh, muối, đường, tỏi băm
Cách làm gỏi cuốn tôm thịt
Bước 1: Thịt ba chỉ rửa với nước muối loãng, cạo sạch lông và bẩn. Rửa lại với nước sạch rồi cho vào nồi luộc chín. Vớt thịt ra thái lát mỏng xếp vào đĩa.
Bước 2: Tôm cho vào luộc chín rồi vớt ra, để nguội bớt bóc hết vỏ, đầu, bỏ chỉ đen. Sau đó bổ đôi con tôm theo chiều dọc. Để vào đĩa riêng.
Bước 3: Rau sống nhặt rửa sạch để ráo nước.
Bước 4: Cho 2 thìa canh nước mắm, 2 thìa canh đường và 2 thìa canh nước lọc khuấy tan đường. Thêm vào tỏi băm, ớt băm, 2 thìa canh nước cốt chanh là có được nước mắm chua ngọt chấm gỏi.
Bước 5: Gói gỏi cuốn tôm thịt: Trải 1 miếng bánh tráng, xếp rau, tôm, thịt, bún lên và cuộn tròn lại. Xếp lên đĩa và thưởng thức cùng nước chấm chua ngọt và đồ chua.
Gỏi cuốn tôm thịt là món ăn chống ngán ngày Tết dễ làm
Gỏi cuốn tôm thịt là một món ngon chống ngán ngày Tết ai cũng thích và cách làm đơn giản.
5. Bắp bò ngâm mắm chua ngọt
Bắp bò ngâm mắm chua ngọt đặc biệt dễ ăn. Thịt bắp bò mềm, ngấm đủ gia vị tạo nên hương vị đặc biệt. Đây là món ngon giải ngán ngày Tết hiệu quả, có thể đãi khách rất lịch sự.
Nguyên liệu:
- 300g bắp bò
- Nước mắm, đường, giấm
- Gừng, tỏi, hoa hồi
Cách làm bắp bò ngâm mắm chua ngọt
Bước 1: Bắp bò rửa sạch với nước muối loãng. Cho vào nồi cùng với hoa hồi, gừng, 2 thìa giấm ăn và luộc chín. Sau đó vớt bắp bò ra âu nước lạnh ngâm cho nguội hoàn toàn, vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Chuẩn bị 1 tô riêng, cho 2 chén nhỏ nước mắm, 2 chén nhỏ nước lạnh, 4 thìa canh đường vào nồi khuấy đều rồi đun sôi, tắt bếp để nguội.
Bước 3: Cho bắp bò vào hũ thủy tinh, cho thêm vài lát gừng, tỏi vào và đổ ngập nước mắm. Có thể thêm ớt nếu thích ăn cay. Đậy kín hũ thủy tinh lại để 4 - 5 ngày là dùng được. Khi ăn thái bắp bò thành từng miếng nhỏ.
Bắp bò ngâm mắm chua ngọt có vị thanh, bắp bò mềm, thơm rất dễ ăn.
6. Miến gà trộn
Miến gà trộn làm đơn giản, miến mềm, thịt gà ngấm đủ gia vị vô cùng hấp dẫn. Đây là món ăn chống ngán ngày Tết dễ làm không nên thiếu.
Nguyên liệu:
- 300g thịt gà
- 100g miến
- Hành, giá đỗ, rau mùi, rau húng
- Chanh, nước mắm, gừng, hạt nêm, ớt
Cách làm miến gà trộn
Bước 1: Thịt gà rửa sạch với gừng và nước muối loãng cho bớt hôi. Cho vào nồi luộc chín. Sau đó vớt ra ngâm vào nước lạnh cho nguội. Xé thành sợi nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Miến cho vào nồi nước luộc gà trụng cho chín tới, vớt ra để nguội, thái thành khúc dài.
Bước 3: Giá đỗ rửa sạch. Rau mùi, rau húng nhặt rửa sạch thái khúc nhỏ. Ớt thái nhỏ.
Bước 4: Chuẩn bị 1 bát riêng, cho vào 1 chén con nước dùng gà, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cafe bột ngọt, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh nước cốt chanh khuấy đều.
Bước 5: Cho thịt gà, miến, giá đỗ, rau thơm vào tô, đổ nước trộn vào và bóp cho đều. Có thể thêm một chút đậu phộng rang lên trên và gắp ra đĩa.
Miến gà trộn đơn giản, vị chua ngọt đậm đà ăn mãi không ngán.
Miến gà trộn đơn giản, có thể thêm chút dầu điều tạo màu vàng đẹp mắt
Với cách làm này, các bạn có thể thay thế thịt gà thành thịt bò, thịt lợn... là có thêm món miến trộn ngon ăn chống ngán ngày Tết.
7. Cá chép om dưa
Cá chép om dưa là một món ăn ngon, đãi khách ngày Tết vừa lịch sự lại dễ làm. Đây là một trong những món ăn chống ngán ngày Tết các gia đình có thể làm.
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép
- 1 miếng nhỏ thịt mỡ
- Dưa chua
- Cà chua, dấm bỗng
- Gừng, hành khô, hành lá, ớt, thì là
Cách làm cá chép om dưa chua
Bước 1: Cá chép đánh vẩy, mổ rửa sạch với muối hột. Cho lên chảo rán xơ để cá bớt tanh.
Bước 2: Mỡ lợn rửa sạch, thái miếng nhỏ rồi cho lên chảo rán cho vàng.
Bước 3: Cà chua rửa sạch bổ múi cau. Gừng, ớt thái nhỏ. Hành lá, thìa là nhặt rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 4: Cho 1 xíu dầu ăn vào nồi, đun nóng rồi cho cà chua vào xào, tiếp đến cho dưa chua đã rửa sạch vào xào cùng, nêm xíu hạt nêm, bột canh cho đậm vị. Dưa chua đã săn lại thì cho một ít dấm bỗng hòa nước vào. Đổ sâm sấp mặt nước đun sôi, sau đó cho cá chép, tóp mỡ, gừng và om. Nếu nước cạn quá có thể thêm một ít nước sôi vào để om cho chín cá. Cá chép chín thì nêm nếm lại gia vị vừa ăn, thêm vào hành và thì là. Tắt bếp múc cá ra khay đựng đồ ăn chuyên dụng, đun nóng trong quá trình ăn.
Cá chép om dưa chua đơn giản, dễ ăn và là một món ngon đãi khách rất lịch sự ngày Tết. Các gia đình có thể chuẩn bị thêm một chút hoa chuối, rau sống để nhúng vào nồi cá chép đang sôi khi ăn.
8. Canh chua cá diêu hồng
Một món canh cá ngon, thanh mát giải ngán ngày Tết nữa đó là canh chua cá diêu hồng. Món canh cá này thơm, vị thanh mát, chua chua đậm đà rất thích hợp cho mâm cơm ngày Tết.
Nguyên liệu:
- 1 con cá diêu hồng
- Cà chua, đậu bắp, giá đỗ, dứa chua, hành lá, rau mùi
- Dầu ăn, nước mắm, tỏi, hạt nêm
Cách nấu canh chua cá diêu hồng
Bước 1: Cá diêu hồng rửa sạch, cắt khúc. Rán xơ cá để khử bớt mùi tanh.
Bước 2: Cà chua rửa sạch bổ múi cau. Dứa gọt vỏ, gọt hết mắt, thái miếng nhỏ. Hành, rau mùi nhặt rửa sạch, cắt khúc nhỏ. Giá đỗ rửa sạch. Đậu bắp cắt bỏ cuống, rửa sạch, bổ khúc nhỏ.
Bước 3: Cho dầu ăn vào nồi, phi thơm tỏi rồi cho cà chua vào xào trước, nêm xíu hạt nêm cho đậm. Sau đó cho dứa vào xào cùng, thêm 1 bát con nước vào đun sôi. Cho cá vào đun cùng, nêm gia vị cho cá đậm đà. Nấu sôi một lúc thì cho đậu bắp và nước sôi đổ ngập cá vào nấu. Nấu đến khi cá chín thì nêm nếm lại gia vị, thêm vào giá đỗ, hành, rau mùi, ớt đun sôi lại rồi tắt bếp.
Canh chua cá diêu hồng nên cho thêm vài cọng dọc mùng ăn sẽ rất ngon. Đây là một trong những món ngon giải ngán ngày Tết vô cùng hấp dẫn.
9. Các món salad rau củ
Ngoài những món ăn chống ngán trên thì các gia đình cũng có thể thêm các món salad rau củ như salad gà, salad bắp cải, salad trái cây... vừa dễ làm, lại dễ ăn và ai cũng thích.
10. Các món muối chua
Dưa hành muối, củ kiệu muối... là những món ăn kèm giải ngán ngày Tết nên có trên mâm cơm. Những món dưa muối này giúp kích thích vị giác bởi vị chua chua đặc trưng. Món ăn này thường ăn cùng với bánh chưng, bánh tét không gây ngán.
Ngoài những món ăn chống ngán trên thì còn có các món nộm như nộm sứa, nộm tai heo, nộm dưa chuột... cũng đều là những món ăn giải ngán ngon và dễ làm ngày Tết.
Bò khô là món ăn vặt không thể thiếu mỗi dịp Tết, chỉ cần thêm vài nguyên liệu này, chị em sẽ có ngay món nộm ngon không kém ngoài hàng! Nộm bò khô vừa dễ làm, vừa thơm ngon vô cùng. Ngoài bánh chưng, giò chả hay các loại mứt kẹo, thịt bò khô cũng là món ăn được không ít các chị em "săn lùng" mỗi dịp Tết. Ở nhà nhiều dễ buồn miệng, gà khô và bò khô là những đồ ăn vặt không thể thiếu. Nếu trong nhà đã có...