Say lòng canh cá leo chua
Ở xứ Huế, người ta thường chế biến chột nưa (bẹ cây nưa) cùng với các loại cá đồng như cá rô, các tràu, cá trê, cá leo… thành nhiều món ăn dân dã, thơm ngon.
Đặc biệt, với tiết trời “mưa dầm xứ Huế”, món canh chột nưa nấu với cá leo nguồn (cá leo theo lũ trên nguồn về) ăn với cơm nóng sẽ làm say lòng những ai thưởng thức bởi hương vị đậm đà, ngon ngọt rất đặc trưng của món này. Canh cá leo nấu với chột nưa trở thành nỗi nhớ “khôn nguôi” của người dân xứ Huế xa quê.
Tô canh chua chột nưa nấu với cá trê thơm ngon, nhiều dinh dưỡng và chống suy nhược cơ thể.
Chột nưa là loại cây “đặc sản” thích hợp nơi đất ruộng khô hoặc đất bãi bồi ven sông Bồ. Nhưng chột nưa ngon có tiếng là chột nưa trồng ở xã Quảng Thọ (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế). Theo Đông y, cây chột nưa còn là một dược liệu có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, giải độc…, vì thế, trong quan niệm dân gian thì chột nưa là thức ăn rất lành (hiền).
Thân cây nưa được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như món dưa chua chột nưa muối với cây kiệu, ăn kèm thịt heo luộc… Chột nưa còn được dùng nấu nhiều món canh độc đáo như canh chua cá lóc, canh chua cá leo, canh chột nưa nấu với tôm, chột nưa hầm thịt, chột nưa còn được dùng kèm trong các loại lẩu như một loại rau. Nhưng đặc biệt là món canh chột nưa nấu cá leo nguồn là “món ăn vị thuốc” rất đậm đà, tạo nên “hồn cốt” hương vị quê hương, ai đã một lần ăn sẽ nhớ mãi.
Còn cá leo thuộc loại cá da trơn, da có màu xám hoặc hơi nâu, chuyên sống ở thác hoặc nơi nước chảy xiết. Cá có thân dài, dẹp ngang. Đầu tương đối to, dẹp đứng ở phần mõm. Miệng rộng, có hai đôi râu ở hàm trên và hàm dưới. Vào tháng 9, tháng 10, cá leo ăn rất bùi, béo bởi nguồn thức ăn dồi dào vào mùa nước lũ sông Bồ. Một lão ngư chuyên bắt cá leo cho hay, loài cá này có đặc tính rất kỳ lạ, mỗi khi chúng “bắt cặp” là leo nơi khe cạn hoặc leo lên ruộng nước đùa giỡn. Những đêm trăng sáng, cá leo tưng bừng giỡn nước. Có người cho rằng cá leo mùa sinh sản là món ăn rất bổ dưỡng của đấng mày râu. Cá leo có thể chế biến nhiều món ăn ngon như nấu lẩu, nấu canh chua, nướng, chiên, kho lá nghệ, lá gừng…
Cách chế biến món canh chột nưa nấu cá leo khá đơn giản. Chột nưa gọt sạch vỏ, dùng cán dao dần qua cho dập các “thớ thịt” (làm thế thì khi nấu chột nưa sẽ mau mềm và thấm ngon hơn). Sau đó cắt lát dày khoảng 2cm, rửa sạch, để ráo nước. Cá leo làm sạch, rửa nước muối cho sạch nhớt và cũng cắt lát dày 2cm. Ướp cá với hạt tiêu, hành tím cắt lát mỏng kèm theo chút nuớc mắm để khoảng 15 phút cho thấm. Cá trê được tao trong soong dầu nóng cho thơm. Sau đó cho nước dùng vừa đủ nồi canh. Tiếp tục cho chột nưa và các nguyên liệu phụ như khế, chuối chát, dứa, cà chua, măng chua vào nấu khoảng 10 phút là nồi canh chín bốc khói thơm lừng.
Không có gì bằng trong tiết đông mưa gió lạnh lùng, cả nhà quây quần bên nồi cơm nóng dẻo với bát canh cá leo chột nưa thơm lừng bốc khói mà ăn, cái lạnh sẽ tiêu tan. Thịt cá leo tính ôn ăn rất tốt cho người đang ốm, người già, trẻ con, thai phụ… và trứng cá leo khi nấu chín có màu vàng nghệ, tuy nhỏ mà dai, vừa thơm vừa bùi và beo béo, bạn đã ăn một lần, hương vị của nó khó quên. Cho nên có người cho rằng món ăn có cá leo rất bổ dưỡng của đấng mày râu, bởi vì khi ăn loài cá này sẽ kích thích người ăn “siêng leo” nơi “khe cạn” giống như cá leo vậy!
Video đang HOT
Món canh sẽ ngon hơn khi nấu canh chột nưa mà thêm chút ruốc Huế thì sẽ đậm đà, “thăng hoa” hơn. Múc canh ra tô thêm chút hành lá, ngò tây, rau ngổ sẽ có một món canh thơm ngon hấp dẫn mà ai đã một lần thưởng thức sẽ không bao giờ quên! Chả thế mà nguời xứ Huế xa quê, khi nhớ về quê huơng yêu dấu sẽ rất thèm được ăn món canh chột nưa nấu cá leo nguồn. Bởi vậy, người dân quê tôi có câu ca: “Chột nưa nấu với cá leo / Ông ăn một chén, ông trèo núi non”, hay là “Chột nưa nấu cá leo nguồn / Anh ăn một chén có buồn cũng vui…”.
Bí kíp nấu canh chua ngon, chuẩn vị chua ngọt đậm đà
Canh chua là món ăn yêu thích của người Việt, thế nhưng không phải ai cũng biết cách nấu canh chua ngon đúng vị và giữ được màu canh đẹp mắt như lúc vừa mới nấu nữa.
Nguyên liệu chuẩn bị:
Cá diêu hồng: 1 con khoảng 500 gram
Dứa, cà chua, dọc mùng, giá đỗ, đậu bắp, hành lá, hành tím, ớt, rau ngổ, me.
Gia vị: nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm
Cách làm:
Bước 1 : Sơ chế sạch cá và các loại rau. Cá sau khi để ráo thì bỏ lên chảo rán 2 mặt cho vàng đều. Việc làm này giúp cá ngon hơn và khi nấu canh sẽ không bị nát cá.
Bước 2 : Cho me ra bát, thêm nước ấm vào rồi khuấy cho me tan.
- Bắc nồi lên bếp, cho một chút dầu ăn vào, phi hành tím đã đập dập cho thơm rồi đổ cà chua vào, nêm chút gia vị cho cà chua nhanh mềm.
- Đổ lượng nước sôi vừa đủ vào nồi, rồi cho thêm một thìa đường nhỏ. Lọc lấy nước me đã chuẩn bị đổ vào nồi.
- Sau đó, thả dứa vào nước canh. Khi sôi lại, trút cá vào nấu đến lúc cá chín hoàn toàn rồi vớt cá ra để riêng.
- Thêm đậu bắp, dọc mùng vào nước dùng rồi đun thêm khoảng 3 phút thì cho tiếp giá vào và tiếp tục đun sôi. Khi canh sôi, bạn cho lại cá vào nồi, rắc hành, rau ngổ lên và tắt bếp.
Bước 3: Thành Phẩm
Bạn có thể nấu canh chua với cá diêu hồng để ăn kèm bún hay ăn với cơm trắng đều rất ngon nhé. Nếu là người ăn đậm thì bạn có thể pha nước chấm mắm gừng để chấm cùng.
Để canh có màu đẹp mắt khi ăn:
- Cách đầu tiên để canh có màu đẹp, bắt mắt là các bạn nên ăn bao nhiêu thì nấu bấy nhiêu. Ăn bữa trưa thì nấu bữa trưa, bữa tối sẽ nấu bữa tối. Các bạn có thể chia nước làm 2. Rau để riêng 2 phần. Một phần trước bữa trưa sẽ cho vào nấu rồi ăn trưa. Tối cũng vậy, gần ăn mới bỏ rau vào nấu. Như vậy canh vừa nóng hổi, vừa đẹp mắt.
- Khi nấu rau thì không đậy nắp nồi, sẽ làm rau ngả màu kém đẹp mắt.
- Hãy cho rau lâu chín vào trước rau mau chín. Không nên bỏ cùng lúc. Ví dụ cho khóm cứng vào trước, tiếp đến cho đậu bắp vào và đợi chín rồi mới cho dọc mùng vào. Khi cho dọc mùng vào thì phải đảo nhanh rồi cho giá vào đảo 1 lượt nhẹ, tắt bếp liền. Sau khi tắt bếp xong mới cho rau ngổ lên. Như vậy rau có độ chín vừa chuẩn mà màu vẫn đẹp mắt nhé!
Chúc các bạn thành công và ngon miệng.
Cá trê chiên giòn chấm mắm gừng Cá chiên giòn tan, thịt cá dai ngọt mà không bị tanh, chấm kèm nước mắm gừng đậm vị thơm lừng, ăn cùng cơm nóng rất hợp. Nguyên liệu: - 4-5 con cá trê nhỏ - 1 nhánh gừng - 2 trái ớt hiểm đỏ - Bột chiên giòn - Chanh hoặc giấm Cách làm: Bước 1: Sau khi làm sạch mang, ruột...