Sauerkraut: Món ngon của ẩm thực truyền thống Đức
Sauerkraut – bắp cải muối chua là món ăn truyền thống nổi tiếng nhất của ẩm thực Đức bên cạnh ly bia sảng khoái hay xúc xích danh tiếng.
Món ăn bình dị này không chỉ có mặt thường xuyên trong bữa cơm của người dân Đức mà vị ngon của nó còn chinh phục rất nhiều quốc gia lân cận.
Ẩm thực nước Đức vốn đa dạng và thay đổi theo từng vùng. Đơn giản trong trình bày, trang trí nhưng lại ngon miệng khi thưởng thức chính là đặc trưng của đồ ăn thuộc đất nước nằm ở vùng Trung Âu này. Áp dụng chính xác tiêu chuẩn đó, Sauerkraut Đức được cho là đặc sản độc đáo không thua kém bất kỳ món ngon nào. Món bắp cải này đã chinh phục được rất nhiều thực khách trên toàn thế giới.
Sauerkraut Đức vốn là món dưa cải truyền thống, có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Đức. Những du khách nước ngoài, đặc biệt là ở vùng nói tiếng Anh, thường nhắc đến Sauerkraut khi nhớ tới ẩm thực Đức, một phần cũng vì Đức nằm hơi thiên về phía Bắc Âu nên cần những món ăn cần chứa đủ chất dinh dưỡng để người dân nạp nhiều năng lượng, sẵn sàng đối phó với thời tiết giá lạnh.
Video đang HOT
Món Sauerkraut của người Đức có thể ăn kèm với thịt quay, Salami nhưng ngon nhất vẫn là khi ăn cùng thịt heo. Sauerkraut ăn với thịt heo sẽ mang đến cho thực khách nhiều cảm nhận hương vị khác nhau, từ ngọt, bùi tới chua, béo. Ở mỗi vùng khác nhau, người ta sẽ chế biến Sauerkraut theo khẩu vị riêng, tuy nhiên ở đâu cũng đều tuân theo những nguyên tắc chung đặc trưng của nền ẩm thực nơi đây. Nếu chưa có dịp du lịch đến đất nước này, bạn cũng có thể tự tay chế biến Sauerkraut để nếm thử.
Cách làm món Sauerkraut Đức khá đơn giản. Người ta sẽ cắt đôi bắp cải, ngâm rửa sạch rồi thái sợi, cho vào lọ, rắc muối, đảo đều lên cho muối ngấm sâu vào cải, sau đó dùng vật nặng đè lên. Chỉ sau một ngày đêm là có thể đem ra dùng kết hợp với món giò heo béo ngậy. Bắp cải muối của người Đức thường được để trong tủ lạnh và ăn trong vòng một tháng kể từ khi muối. Mỗi lần sử dụng bắp cải chua để nấu món ăn, người ta sẽ lấy ra một số lượng cần dùng rồi đem nấu chín, tùy khẩu vị mỗi người có thể thêm một ít dầu, muối hoặc bia giúp tăng thêm hương vị cho món ăn. Người dân Đức có thể chế biến rất nhiều món ăn từ bắp cải muối chua như súp, canh, hầm, salad…
Bắp cải muối có màu vàng hấp dẫn, vị hơi chua, mềm và thơm. Không chỉ ngon mà món Sauerkraut Đức còn là đồ ăn rất tốt cho sức khoẻ. Người dân Đức thường dùng ăn kèm với xúc xích hay các món quay, chiên giúp tăng thêm sự ngon miệng và giảm đi độ béo, dễ tiêu hoá. Vị chua từ những sợi bắp cải xắt mỏng ngấm vào từng miếng thịt heo béo bùi, ngọt lừ rất thú vị, cứ một miếng thịt heo người ta lại gắp ăn kèm với nhúm cải thảo, khi nhai có vị chua, ngọt, béo hoà quyện vào nhau. Giò heo bắp cải muối chua (Schweinshaxe) là món ăn truyền thống có từ lâu đời của người dân Đức.
Món rong cau vùng nước lợ
Nếu bạn có dịp về vùng đất An Hòa, Cửa Lở hoặc sông Bến Ván của huyện Núi Thành, hãy thử một lần thưởng thức những món ăn bình dị được người dân nơi đây chế biến bằng chính thứ nguyên liệu thiên nhiên có sẵn từ rong cau.
Gỏi rong cau là món ăn đặc sản vùng nước lợ Núi Thành.
Rong cau là một loài cây thảo thân mềm mọc ở những đầm nước lợ hay trên các khúc sông gần cửa biển. Từ một bụi nhỏ trong vòng năm ba tháng có thể lan tràn cả một vùng. Rong câu trải dài vươn từng đám lá màu nâu nhạt. Khi triều xuống, nó nằm bẹp xuống mặt bùn, lặng lẽ.
Rong cau có thể dùng nấu xoa xoa để ăn giải nhiệt mùa hè, hoặc có thể ăn sống... Nhưng có lẽ ngon nhất và khoái khẩu nhất là món rong cau trộn gỏi. Rong cau sau khi được ngâm nước gạo, rửa sạch, để cho ráo nước. Thịt heo ba chỉ xắt nhỏ, tôm lột vỏ cắt đôi đem xào với dầu phụng rồi cho vào rong cau kèm với đậu phụng rang giã nhỏ, hành phi, rau thơm các loại rồi trộn đều cho thấm. Cầu kỳ hơn thì cho thêm xoài và cà rốt xắt sợi để món ăn thêm hấp dẫn. Nêm nếm gia vị vừa ăn, thêm một chút ớt tỏi giã nhuyễn và vắt khoảng nửa trái chanh và thêm một ít đậu phụng rang giã nát là đã có một món gỏi tuyệt hảo. Món này ăn kèm với bánh tráng nướng thì không gì bằng bởi rong cau vừa giòn lại thêm mùi thơm của dầu phụng quê, của rau thơm hòa quyện với vị béo của thịt, vị ngọt của tôm, vị bùi của đậu phụng rang.
Ngoài ra, trong bữa cơm hằng ngày bà con còn sử dụng rong cau để ăn với cơm rất "bắt", đó là món rong cau trụng chấm với nước kho hoặc nước sốt cá, mà phải là cá sông nước lợ hoặc cá biển mới hợp gu. Rong cau trụng sơ qua nước sôi cho vừa chín tới, trộn với lá ngò gai xắt mỏng rồi chấm với nước kho hoặc sốt cá. Khi ăn món này sẽ cho cảm giác giòn giòn, ngọt nhẹ nơi đầu lưỡi...
Rong cau - món quà thiên nhiên ban tặng cho vùng nước lợ An Hòa, Cửa Lở, sông Bến Ván đã trở thành món ăn thanh mát của người dân trong vùng, là đặc sản dân dã đãi khách để rồi ăn một lần sẽ nhớ mãi không quên...
Sung muối chua ngọt Sung muối chua ngọt là món ăn bình dị, thân quen trong bữa cơm thời xưa, ăn kèm các món chiên nướng cũng rất hợp. Nguyên liệu: - Sung tươi (sung nếp): 500 gr - Đường cát vàng - Giấm tỏi, ớt (nếu thích) Cách làm: Bước 1: Sung gọt bỏ phần cuống, ngâm nước muối loãng một giờ rồi rửa sạch lại...