Saudi Aramco và Reliance đàm phán về thỏa thuận trị giá 25 tỷ USD
Dựa trên định giá thị trường của Saudi Aramco là khoảng 1.900 tỷ USD, giao dịch trên sẽ mang lại cho Reliance khoảng 1% cổ phần tại tập đoàn năng lượng quốc doanh Vùng Vịnh.
Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia. (Ảnh: Reuters)
Các nguồn thạo tin mới đây cho hay Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco của Saudi Arabia đang tiến hành các cuộc đàm phán về việc mua lại 20% cổ phần trong hoạt động kinh doanh hóa chất và lọc dầu của Reliance Industries Ltd (Ấn Độ) bằng lượng cổ phiếu trị giá khoảng 20-25 tỷ USD của mình.
Nguồn tin cho hay các bên có thể đạt được một thỏa thuận trong những tuần tới. Các bên vẫn đang đàm phán những chi tiết cụ thể của giao dịch. Song nguồn tin cũng lưu ý vẫn có khả năng các cuộc đàm phán có thể kéo dài hơn hoặc đổ vỡ.
Hồi năm 2019, Reliance đã thông báo bán 20% cổ phần trong lĩnh vực kinh doanh dầu mỏ và hóa chất của mình cho Saudi Aramco với giá 15 tỷ USD.
Video đang HOT
Song thỏa thuận này đã bị đình trệ khi giá dầu lao dốc và nhu cầu sụt giảm mạnh vào năm ngoái do tác động của đại dịch COVID-19.
Thị trường năng lượng đã phục hồi kể từ đó, với giá dầu thô tăng khoảng 35% tính từ đầu năm tới nay lên gần 70 USD/thùng.
Trong tuần trước, Saudi Aramco cho biết đang tiến hành quá trình thẩm định thỏa thuận với Reliance.
Vào cuối tháng Sáu, Chủ tịch Mukesh Ambani của Reliance cho biết ông hy vọng sẽ chính thức hóa quan hệ đối tác với Saudi Aramco trong năm nay.
Khi đó, Chủ tịch Yasir Al-Rumayyan của Saudi Aramco sẽ tham gia hội đồng quản trị của tập đoàn năng lượng Ấn Độ với tư cách là một giám đốc độc lập.
Nếu thành công, giao dịch này sẽ thúc đẩy doanh số bán dầu thô của Saudi Aramco sang Ấn Độ.
Đối với Reliance, nó sẽ giúp đảm bảo nguồn cung cấp dầu ổn định cho các nhà máy lọc dầu khổng lồ của họ và đưa tập đoàn Ấn Độ này trở thành cổ đông của Saudi Aramco.
Dựa trên định giá thị trường của Saudi Aramco là khoảng 1.900 tỷ USD, một giao dịch như trên sẽ mang lại cho Reliance khoảng 1% cổ phần tại tập đoàn năng lượng quốc doanh Vùng Vịnh.
Saudi Aramco khởi động lại các dự án để tăng năng lực sản xuất
Công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới Saudi Aramco đã mở lại hoạt động đấu thầu và phát triển các dự án mở rộng khai thác dầu ngoài khơi, được cho là sẽ mang về cho Ả Rập Xê-út thêm 1,15 triệu thùng dầu/ngày vào năm 2024.
Sau khi giá dầu và nhu cầu sụt giảm vào năm ngoái, mà chính Ả Rập Xê-út đã đóng góp vào điều này bằng cách phá bỏ hiệp ước OPEC trong một tháng, Aramco đã tạm ngừng hoạt động các giàn khoan ngoài khơi và hoãn khởi động mở rộng một số dự án.
Hồi tháng 6 năm ngoái, hai nhà thầu khoan dầu khí ngoài khơi Noble Corporation và Shelf Drilling cho biết, họ đã được Saudi Aramco thông báo rằng các giàn khoan của họ ở ngoài khơi Vương quốc này sẽ bị đình chỉ hoạt động trong tối đa một năm.
Tuy nhiên, Aramco hiện đang thay đổi với việc tái khởi động các dự án đã bị tạm đình chỉ. Ngoài ra, gã khổng lồ của Ả Rập Xê-út cũng mở thầu cho hoạt động khai thác tại mỏ dầu Zuluf ngoài khơi với công suất 825.000 thùng/ngày, theo kế hoạch sẽ tăng thêm 600.000 thùng/ngày.
Theo Argus Media, dự án mở rộng này ban đầu dự kiến khởi động vào năm 2023, dự kiến sẽ chính thức bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Trong khi đó, việc mở rộng hai mỏ dầu ngoài khơi khác, Marjan và Berri, đã bắt đầu vào cuối tháng 3.
Mỏ Marjan 400.000 thùng/ngày sẽ tăng công suất thêm 300.000 thùng/ngày, trong khi mỏ Berri, hiện có công suất 300.000 thùng/ngày, sẽ tăng thêm 250.000 thùng/ngày vào năm 2023.
Được biết, hồi tháng 7/2019, Saudi Aramco đã trao 34 hợp đồng với tổng trị giá 18 tỷ USD để thúc đẩy năng lực sản xuất dầu của hai mỏ này lên tổng cộng 550.000 thùng/ngày, qua đó duy trì sản lượng ở mức 12 triệu thùng/ngày vào đầu những năm 2020.
Liệu Venezuela có thể khôi phục lại hoạt động của ngành công nghiệp dầu mỏ? Theo mạng tin BBC Mundo, vào giữa những năm 1990 của thế kỷ trước, tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) từng được xem là một trong hai công ty dầu khí quan trọng nhất thế giới. Nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco, Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN Vào thời điểm đó, với sản lượng gần...