Saudi Arabia ra điều kiện để Mỹ khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan nêu rõ: “Trước hết, chúng tôi mong chờ được tham vấn đầy đủ về những gì diễn ra liên quan đến cuộc đàm phán với Iran.”
Hình ảnh do đài truyền hình nhà nước Press TV của Iran đưa tin về các máy ly tâm ở cơ sở hạt nhân Natanz. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 5/12, Saudi Arabia tuyên bố các nước vùng Vịnh cần được tham vấn đầy đủ nếu Mỹ khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran, đồng thời cảnh báo đây là con đường duy nhất có thể mang đến một thỏa thuận bền vững.
Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan nêu rõ: “Trước hết, chúng tôi mong chờ được tham vấn đầy đủ, chúng tôi và các nước bạn bè khu vực cần được tham vấn đầy đủ về những gì diễn ra liên quan đến cuộc đàm phán với Iran.”
Cùng ngày, Hội đồng Giám hộ, cơ quan ninh tối cao của Iran , đã kêu gọi đoàn kết về chính sách hạt nhân nước này sau khi chính phủ và quốc hội Iran bất đồng về một dự luật gây tranh cãi. Hội đồng lên án “những tuyên bố và thái độ gần đây… đã hy sinh lợi ích quốc gia vì lợi ích đảng phái, không giúp ích cho đất nước và gửi thông điệp sai tới kẻ địch.”
Video đang HOT
Dự luật “dỡ bỏ trừng phạt và bảo vệ lợi ích của nhân dân Iran” đã được Hội đồng Giám hộ thông qua hôm 2/12 và đang chờ Tổng thống Hassan Rouhani ký thành luật.
Dự luật này bị chính phủ phản đối mạnh mẽ do kêu gọi Tehran chấm dứt cho phép Liên hợp quốc thanh sát các cơ sở hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo cũng như cho phép “sản xuất và dự trữ 120 kg urani làm giàu mức 20% trong một năm.”
Cả hai điều khoản đều vi phạm cam kết của Tehran trong thỏa thuận hạt nhân năm 2015 và sẽ làm phức tạp nỗ lực kéo Washington quay lại bàn đàm phán sau khi Tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump rời bỏ thỏa thuận hồi năm 2018.
Dự luật trên được đẩy nhanh sau vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Mohsen Fakhrizadeh./.
Quan chức Mỹ nói Israel ám sát nhà khoa học Iran
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Israel đứng sau vụ ám sát Mohsen Fakhrizadeh nhưng từ chối cho biết liệu chính quyền Trump có biết trước vụ tấn công hay không.
Nhà khoa học hạt nhân Iran Mohsen Fakhrizadeh, người bị giết hôm 27/11, đã là mục tiêu của Israel trong một thời gian dài, CNN dẫn lời quan chức Mỹ ngày 2/12.
Người biểu tình giơ chân dung Fakhrizadeh để lên án vụ ám sát tại thủ đô Tehran hôm 28/11. Ảnh: Reuters .
Quan chức cho biết trong quá khứ, Israel đã chia sẻ thông tin với Mỹ về các mục tiêu và hoạt động bí mật của họ trước khi thực hiện. Tuy nhiên, ông không nói rõ liệu Israel có làm vậy trong trường hợp này hay không.
Iran đã cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công nhưng không đưa ra bằng chứng. Trong khi đó, Israel không bác bỏ hay nhận trách nhiệm về cái chết của Fakhrizadeh. Tuần trước, tờ New York Times dẫn lời một quan chức Mỹ cùng hai quan chức tình báo khác cho biết Israel đứng sau vụ tấn công, song không nêu chi tiết.
Fakhrizadeh chết trong cuộc phục kích hôm 27/11, khi một xe bán tải chở thuốc nổ được kích nổ trước xe của Fakhrizadeh tại thành phố Absard, phía đông Tehran. Các tay súng trên một chiếc SUV khác sau đó nã đạn. Fakhrizadeh tử vong tại bệnh viện.
Fakhrizadeh từ lâu bị tình báo Mỹ, Israel cùng một số quốc gia phương Tây và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nghi ngờ đứng đầu "chương trình phát triển bom nguyên tử bí mật" của Iran, được cho đã dừng năm 2003. Tuy nhiên, Iran nhiều lần phủ nhận phát triển vũ khí hạt nhân.
Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Fakhrizadeh vào năm 2008 vì "các hoạt động và giao dịch góp phần phát triển chương trình hạt nhân của Iran". Thủ tướng Israel Netanyahu từng mô tả Fakhrizadeh là cha đẻ của chương trình vũ khí hạt nhân của Iran.
Vụ ám sát diễn ra chưa đầy hai tháng trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden nhậm chức và được cho là có thể làm phức tạp bất kỳ nỗ lực nào của Biden nhằm "hạ nhiệt" quan hệ với Iran sau 4 năm Tổng thống Donald Trump cầm quyền. Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2018 và tái áp dụng các lệnh trừng phạt làm tê liệt nước này.
Quốc hội Iran thông qua đạo luật làm giàu uranium lên 20% Quốc hội Iran vừa thông qua đạo luật tăng cường làm giàu uranium lên 20% và khôi phục lò phản ứng nước nặng Arak như trước khi có thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Đạo luật này được gọi là "các biện pháp chiến lược để hủy bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ", với mục đích buộc Mỹ hủy bỏ các lệnh...