Saudi Arabia hứng bão “chỉ trích” vì vụ sát hại nhà báo Khashoggi
Saudi Arabia tiếp tục hứng chịu “cơn bão chỉ trích” từ dư luận quốc tế khi vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi dần được làm sáng tỏ.
Dù Saudi Arabia bác bỏ mạnh mẽ vụ việc có liên quan đến chính quyền Hoàng gia, các nước đã bắt đầu đưa ra các đòn trừng phạt đầu tiên nhằm vào nước này và dự kiến các biện pháp trừng phạt sẽ còn tiếp tục.
Ảnh: Reuters
Nhận định về bài phát biểu trên của người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, đó là những lời lẽ “khá gay gắt” dành cho chính quyền Riyadh. Tuy nhiên, chính nhà lãnh đạo Mỹ cũng phải thừa nhận, đồng minh thân cận bậc nhất của Washington tại khu vực, đã dàn dựng một “vụ che giấu tồi tệ nhất” lịch sử. Theo nhà lãnh đạo Mỹ, cách chính quyền Saudi Arabia đã thực hiện vụ ám sát và che giấu vụ việc là một thất bại hoàn toàn, ngay cả khi nó chưa bắt đầu.Ngày 23/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã lên tiếng bác bỏ toàn bộ câu chuyện được phía Saudi Arabia đưa ra trong vụ giết hại nhà báo Khashoggi, rằng ông này đã chết trong một vụ xô xát bên trong Lãnh sứ quán Saudi Arabia tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Erdogan cho rằng, đây là một kế hoạch được Saudi Arabia chuẩn bị kỹ lưỡng, đồng thời thúc giục chính quyền Riyadh điều tra “từ đầu đến cuối” vụ việc để vạch trần những người có liên quan.
“Tôi cho rằng họ không nên nghĩ về nó. Một khi họ nghĩ về nó, mọi thứ khác cũng sẽ là sai lầm. Họ không nên nghĩ đến điều này cũng như thực hiện chúng. Một khi họ nghĩ về nó, mọi thứ họ làm đều xấu. Việc thực hiện và che đậy vụ việc thật khủng khiếp. Đáng lẽ không bao giờ nên có một cuộc hành quyết hay một sự che đậy nào cả”, Tổng thống Trump nói.
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra biện pháp trừng phạt đầu tiên đối với Saudi Arabia khi Washington đã có thể xác định được 21 đối tượng có liên quan đến vụ việc.
“Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ làm việc với Quốc hội và các quốc gia khác để trừng phạt những người chịu trách nhiệm về vụ việc giết hại nhà báo Khashoggi. Chúng tôi đã xác định được ít nhất một số cá nhân có trách nhiệm bao gồm những người trong cơ quan tình báo, Tòa án Hoàng gia, Bộ Ngoại giao và các bộ khác của Saudi Arabia. Chúng tôi sẽ thu hồi thị thực nhập cảnh và sẽ đưa ra một số biện pháp khác”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết.
Theo ông Pompeo, Mỹ có thể áp dụng Đạo luật Magnitsky Toàn cầu để trừng phạt các cá nhân nước ngoài bằng cách phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh vào nước này. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là động thái cuối cùng của Mỹ.
Video đang HOT
Trước Mỹ, chính phủ Đức ngày 22/10 cũng đã quyết định ngừng hợp tác quân sự với chính quyền Saudi Arabia như một biện pháp trừng phạt. Cường quốc số một châu Âu đã kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đưa ra những hành động tương tự. Trong khi đó, các đại diện, công ty từ nhiều nước phương Tây cũng đã tẩy chay Hội nghị “Sáng kiến đầu tư cho tương lai” đang diễn ra tại Saudi Arabia, khi cho rằng Riyadh phải chịu trách nhiệm về vụ giết hại nhà báo Khashoggi.
Ngày 23/10, Ngoại trưởng các nước thuộc Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới (G7) đã ra tuyên bố “lên án vụ sát hại nhà báo Khashoggi bằng ngôn từ mạnh mẽ nhất”, đồng thời kêu gọi Riyadh phải đảm bảo vụ việc như vậy không bao giờ tái diễn. Trong tuyên bố, các Ngoại trưởng G7 cho rằng những giải thích của Saudi Arabia về cái chết của nhà báo Khashoggi “để lại nhiều câu hỏi không có lời giải đáp”. Các Ngoại trưởng G7 cũng nhắc lại lời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra toàn diện, đáng tin cậy, minh bạch và nhanh chóng.
Trước cơn bão chỉ trích của dư luận và những trừng phạt bước đầu từ các nước đồng minh thân cận, nội các Saudi Arabia hôm qua đưa ra cam kết sẽ “mạnh tay” với những người “không hoàn thành nhiệm vụ” và gây ra cái chết cho nhà báo Khashoggi. Tuy nhiên, cường quốc vùng vịnh này vẫn kịch liệt bác bỏ vụ việc có liên quan đến chính quyền hoàng gia, trong đó có Thái tử Mohammad Bin Salman./.
Tìm thấy thi thể nhà báo Khashoggi trong Lãnh sự quán Saudi Arabia? VOV.VN-Truyền thông Arab cung cấp hình ảnh được cho là thi thể của nhà báo Khashoggi được tìm thấy trong Lãnh sự quán, song những hình ảnh chưa được kiểm chứng.
Theo Đình Nam
VOV1
Saudi Arabia dùng dầu trả đũa Mỹ?
Khi Mỹ đang tính toán trừng phạt, nhiều ý kiến lo ngại Saudi Arabia sẽ dùng đến quyền lực dầu để trả đũa.
Ngày 23-10 xuất hiện thông tin tìm thấy xác nhà báo Khashoggi. Sky News (Anh) dẫn hai nguồn tin cho biết các phần thi thể không nguyên vẹn và biến dạng của nhà báo Jamal Khashoggi được tìm thấy trong vườn nhà riêng của ông Mohammad al-Otaibi, Tổng lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul. Trong khi đó, New York Post (Mỹ) dẫn lời ông Dogu Perincek, lãnh đạo đảng dân tộc cánh tả Ái Quốc của Thổ Nhĩ Kỳ, rằng thi thể nhà báo Khashoggi được phát hiện trong một cái giếng ngoài vườn Tổng lãnh sự al-Otaibi.
Hai thông tin này không khớp lời một số nguồn tin quan chức Saudi Arabia rằng thi thể nhà báo Khashoggi đã bị cuốn trong một tấm thảm và chuyển cho một người dân địa phương cộng tác cho lãnh sự quán mang đi hủy chứng cứ. Thổ Nhĩ Kỳ chưa xác nhận cũng không phủ nhận các thông tin này. Trong khi đó, phát biểu trước Quốc hội hôm 23-10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recept Tayyip Erdogan nói chưa tìm thấy thi thể nhà báo Khashoggi, tiếp tục đề nghị phía Saudi Arabia cung cấp thông tin về "người dân địa phương cộng tác cho lãnh sự quán" đã mang thi thể nhà báo Khashoggi đi.
Thái tử Mohammed bin Salman của Saudi Arabia (phải) đến nhà chia buồn và bắt tay với ông Salah Khashoggi, con trai nhà báo Khashoggi, tại Riyadh (Saudi Arabia) ngày 23-10. Ảnh: AP
Mỹ thu hồi visa, bắt đầu tính toán trừng phạt
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 23-10 thông báo sẽ thu hồi visa vào Mỹ của 21 cá nhân thuộc các cơ quan tình báo, tòa án hoàng gia, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành khác của Saudi Arabia bị nghi ngờ liên quan vụ việc.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Mỹ đang tính toán các phương án trừng phạt Saudi Arabia theo tinh thần Luật Giải trình nhân quyền toàn cầu Magnitsky. Ông Pompeo cho biết Mỹ đã xác định được một số quan chức trong chính phủ Saudi Arabia liên quan vụ việc, tuyên bố cái chết của nhà báo Khashoggi sẽ không bị chìm xuồng "mà không có phản ứng của Mỹ". Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nhắc đến sự có mặt của Giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) Gina Haspel ở Thổ Nhĩ Kỳ vì vụ này. Theo nguồn tin của Reuters thì mục tiêu chính của bà Haspel là cố gắng tìm nghe đoạn băng ghi âm thời điểm nhà báo Khashoggi bị tra tấn và bị giết.
Theo các nguồn tin điều tra của Thổ Nhĩ Kỳ và cả Saudi Arabia, việc giết nhà báo Khashoggi được thực hiện theo chỉ đạo của ông Saud al-Qahtani, trợ lý hàng đầu của thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman và là một trong năm quan chức bị vua Salman sa thải tuần trước. Đoạn băng ghi âm cuộc gọi Skype hiện đang trong tay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhưng ông từ chối cung cấp cho Mỹ dù Tổng thống Mỹ Donald Trump từng yêu cầu chia sẻ chứng cứ. Ngày 23-10, ông Erdogan nói Saudi Arabia đã thiết kế vụ giết người từ trước, mô tả quá trình diễn ra vụ án.
Phía Saudi Arabia ngoài thừa nhận nhà báo Khashoggi bị giết trong lãnh sự quán, bắt giữ 18 người và sa thải năm quan chức liên quan thì chưa phát ngôn gì thêm.
Quyền lực dầu Saudi Arabia
Saudi Arabia đã tuyên bố sẽ đáp trả bằng "những biện pháp mạnh hơn" khi nhiều nghị sĩ Mỹ hối thúc ông Trump trừng phạt Saudi Arabia. Và hiện đang có nhiều ý kiến lo ngại đến quyền lực dầu của Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Trang tin tài chính Mỹ CNBC đề cập đến khả năng Saudi Arabia sẽ viện đến dầu mỏ để trả đũa. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn NPR, nữ nhà báo Vivian Nereim của Bloomberglàm việc tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia cũng lo ngại khả năng Saudi Arabia dùng đến quyền lực dầu của mình. Nhà báo Nereim cho biết đồng nghiệp của bà ở kênh truyền hình nhà nước Saudi Arabia Al Arabiya nói rằng nếu Mỹ không cẩn thận, Saudi Arabia có thể sẽ khiến giá dầu tăng lên trên 200 USD/thùng. Chưa hết, nếu Mỹ mạnh tay, Saudi Arabia có thể xích lại gần các đối thủ của Mỹ trong khu vực.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn TASS (Nga) đầu tuần, khi được hỏi liệu Saudi Arabia có lặp lại cấm vận dầu như năm 1973 không, ông Khalid al-Falih, Bộ trưởng Năng lượng-Công nghiệp và Khoáng sản Saudi Arabia, khẳng định nước này "không có ý định".
Cấm vận dầu năm 1973 là bước đi bất thường của các thành viên Ả Rập trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm kiểm soát, thắt chặt thị trường dầu. Lệnh cấm vận này áp dụng lên các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến Yom Kippur xảy ra cùng năm giữa Israel và bảy nước Ả Rập. Hậu quả là Mỹ phải chịu cảnh thiếu hụt dầu thô và giá dầu tăng lên gấp bốn lần.
Nói với TASS, ông al-Falih thể hiện quan điểm hòa giải rằng "chuyện này sẽ qua, Saudi Arabia là nước rất có trách nhiệm, hàng thập niên qua chúng tôi dùng chính sách dầu của mình như một công cụ kinh tế có trách nhiệm và không để nó liên quan đến chính trị".
Vua và thái tử Saudi Arabia thăm con trai nhà báo bị sát hại
Một chi tiết thu hút sự quan tâm là ngày 23-10, vua và thái tử Saudi Arabia đến nhà các con trai nhà báo Khashoggi chia buồn. Theo hãng tin nhà nước Saudi Arabia SPA, các nhân vật hoàng gia "đã bày tỏ lời chia buồn chân thành đến gia đình ông Jamal Khashoggi" và các con nhà báo Khashoggi đã cám ơn. Vua Salman và thái tử Mohammed bin Salman đã bắt tay hai người con của nhà báo Khashoggitrước ống kính máy quay. Nhà báo Khashoggi được biết là một nhân vật chỉ trích mạnh chính phủ Saudi Arabia và đặc biệt đối đầu với thái tử Mohammed bin Salman. Đang có đồn đoán thái tử Mohammed bin Salman là người đứng sau cái chết của nhà báo Khashoggi.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Saudi Arabia nhận "quả đắng" từ Châu Âu sau vụ giết nhà báo Vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi trong lãnh sự quán Saudi Arabia là "quái dị" - Thủ tướng Đức Angela Merkel nói, tuyên bố không bán vũ khí cho Riyadh chừng nào vụ việc chưa rõ ràng. Nhà báo Jamal Khashoggi. Ảnh: RT/AFP "Sự việc phải được làm sáng tỏ. Chừng nào sự việc chưa rõ ràng, sẽ không có xuất khẩu...