Saudi Arabia chặn đứng nhiều vụ tấn công của lực lượng Houthi
Ngày 26/3, kênh truyền hình al-Arabiya đưa tin lực lượng phòng không của Saudi Arabia đã đánh chặn một tên lửa đạn đạo tại khu vực Najran, miền Nam nước này.
Khói bốc lên tại hiện trường một vụ không kích của liên quân do Saudi Arabia tiến hành nhằm vào các mục tiêu quân sự của phiến quân Houthi ở Sanaa, Yemen ngày 7/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, liên quân Arab cũng thông báo đã đánh chặn và phá hủy một số máy bay không người lái gài thiết bị nổ tại Saudi Arabia. Liên quân khẳng định mục tiêu của của vụ tấn công là các trường đại học tại thành phố Najran và Jazan của Saudi Arabia, giáp biên giới Yemen.
Video đang HOT
Về phần mình, lực lượng Houthi cũng thừa nhận đã sử dụng 18 máy bay không người lái để tấn công các cơ sở của công ty dầu mỏ Saudi Aramco và một số địa điểm quân sự tại Saudi Arabia.
Trên tài khoản Twitter, người phát ngôn của Houthi, Yahya Sarea nêu rõ mục tiêu tấn công của nhóm là căn cứ quân sự King Abdelaziz tại Dammam và một số khu quân sự tại Najran và Asir. Lực lượng này cũng nhắm tới các cơ sở của công ty Saudi Aramco tại Ras al- Tanura, Rabigh, Yanbu và Jizan. Ngoài ra, Houthi cảnh báo sẵn sàng tăng cường các vụ tấn công quân sự trong thời gian tới.
Hãng thông tấn SPA dẫn nguồn Bộ Năng lượng Saudi Arabia cho biết một trong những tên lửa đã bắn trúng trạm phân phối dầu tại Jazan và gây hỏa hoạn. Bộ trên cảnh báo các vụ tấn công nhằm vào cơ sở trọng yếu kiểu này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của nguồn cung năng lượng toàn cầu.
Trước diễn biến này, Bộ Quốc phòng Saudi Arabia tuyên bố sẽ có hành động răn đe để bảo vệ những cơ sở xuất khẩu dầu mỏ. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Saudi Arabia, Đại tá Turki al-Malki nhấn mạnh các vụ tấn công trên đã cho thấy lực lượng Houthi đang quay lưng với mọi nỗ lực chính trị nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay.
Loạt vụ tấn công trên xảy ra chỉ vài ngày sau khi Saudi Arabia đề xuất sáng kiến hòa bình trong bối cảnh xung đột tại Yemen đã bước sang năm thứ 7.
Yemen rơi vào cuộc nội chiến kể từ năm 2014, khi các tay súng của Houthi đánh chiếm thủ đô Sanaa và buộc chính phủ của Tổng thống Mansour Hadi lưu vong. Năm 2015, một liên minh quân sự giữa các quốc gia Arab do Saudi Arabia đứng đầu can thiệp vào Yemen để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Hadi khôi phục quyền lực. Theo Liên hợp quốc (LHQ), xung đột tại nước này đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, phần lớn là dân thường, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới.
Nhằm chấm dứt nội chiến tại Yemen, Saudi Arabia hôm 22/3 đã đề xuất sáng kiến hòa bình mới nhằm chấm dứt cuộc chiến tại Yemen, trong đó bao gồm một lệnh ngừng bắn toàn quốc dưới sự giám sát của LHQ. Sáng kiến bao gồm việc mở cửa sân bay Sanaa, cho phép nhập khẩu lương thực và nhiên liệu qua cảng Hodeidah và tái khởi động các cuộc hòa đàm chính trị giữa Chính phủ Yemen được Saudi Arabia ủng hộ với phong trào Hồi giáo Houthi. Ngoại trưởng Faisal bin Farhan Al Saud cho biết: “Sáng kiến trên sẽ có hiệu lực ngay khi Houthi đồng ý”.
Phiến quân Houthi tấn công tên lửa đạn đạo vào Saudi Arabia
Nhiều vụ nổ đã làm rung chuyển thủ đô Riyadh của Saudi Arabia ngày 27/2 trong khi đài truyền hình Al Arabiya của Saudi Arabia đưa tin liên quân Arab do nước này đứng đầu đã ngăn chặn được cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo về hướng Riyadh do phiến quân Houthi tại Yemen thực hiện.
Người dân tại thành phố Riyadh cho biết đã nghe thấy nhiều tiếng nổ lớn. Đây là vụ tấn công thứ hai trong ngày 27/2 tại Saudi Arabia, sau vụ liên quân phá hủy máy bay không người lái chứa bom phóng về phía thành phố biên giới Khamis Mushait ở Saudi Arabia.
Trước đó ngày 26/2, liên quân cũng phá hủy một tên lửa được phóng từ khu vực Sa'dah ở Yemen hướng vào vùng phía Nam của Saudi Arabia, đồng thời chặn đứng được 2 vụ tấn công bằng máy bay không người lái của Houthi.
Hình ảnh máy bay không người lái được lực lượng Houthi ở Yemen sử dụng để tấn công sân bay quốc tế Abha, miền Nam Saudi Arabia ngày 10/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phiến quân Houthi tăng cường các cuộc tấn công xuyên biên giới nhằm vào Saudi Arabia sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy các nỗ lực nhằm tháo gỡ cuộc xung đột kéo dài 6 năm qua tại Yemen và tuyên bố đưa Houthi ra khỏi danh sách tổ chức khủng bố nước ngoài. Các tổ chức viện trợ cho rằng động thái của Mỹ đưa Houthi ra khỏi danh sách này có thể khiến cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen thêm tồi tệ. Trong tháng 2 này, Tổng thống Biden cũng thông báo chấm dứt hỗ trợ các chiến dịch quân sự của liên minh do Saudi Arabia dẫn đầu chống Houthi tại Yemen.
Yemen rơi vào nội chiến từ cuối năm 2014 khi các tay súng của Houthi đánh chiếm thủ đô Sanaa và chính phủ của Tổng thống Mansour Hadi phải lưu vong. Năm 2015, một liên minh quân sự giữa các quốc gia Arab do Saudi Arabia đứng đầu đã can thiệp vào Yemen để hỗ trợ chính quyền Tổng thống Hadi khôi phục quyền lực. Từ cuối tháng 9/2019, Saudi Arabia đã tiến hành các cuộc đàm phán không chính thức với Houthi để giảm bớt tình trạng bạo lực.
Theo Liên hợp quốc, đến nay, xung đột tại Yemen đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, phần lớn là dân thường, đồng thời gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới. Ước tính 80% trong số 24 triệu người Yemen đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng.
Mỹ kêu gọi Houthi thể hiện thiện chí về vấn đề hòa bình ở Yemen Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 8/3 tuyên bố, lực lượng Houthi phải thể hiện tinh thần sẵn sàng tham gia tiến trình chính trị để đạt được hòa bình tại Yemen. Lực lượng trung thành với Chính phủ Yemen đẩy lùi đợt tấn công của phiến quân Houthi tại tỉnh Marib ngày 14/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Tuyên bố được...