Saudi Arabia bắt đầu triển khai tiêm chủng
Ngày 17/12, Saudi Arabia đã bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 theo kế hoạch đề ra. Bộ trưởng Y tế nước này, ông Tawfig al-Rabiah đã được tiêm chủng ngay trong ngày đầu tiên này.
Sản xuất vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 tại công ty công nghệ sinh học BIOCAD ở Strelna, Nga ngày 4/12/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trước đó một ngày, Saudi Arabia đã tiếp nhận lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên. Đến nay, cơ quan chức năng nước này đã tiếp nhận yêu cầu tiêm vaccine miễn phí của hơn 150.000 cá nhân.
Chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ở Saudi Arabia gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 dành cho người có nguy cơ lây nhiễm cao; giai đoạn 2 dành cho người trên 50 tuổi và giai đoạn tiếp theo tiêm chủng đại trà nhằm đảm bảo tiêm chủng cho công dân và người nước ngoài đang lưu trú tại nước này.
Video đang HOT
Cùng ngày, một quan chức Bộ Y tế Lào cho biết nước này dự kiến tiếp nhận và phân phối vaccine ngừa COVID-19 trong năm 2021. Theo Cục trưởng Cục kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm thuộc Bộ Y tế Lào, ông Rattanaxay Phetsouvanh cho biết Lào sẽ tiếp nhận vaccine được sản xuất tại Anh.
Tính đến ngày 17/12, Lào đã xét nghiệm tổng cộng 86.481 ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 41 ca có kết quả dương tính với virus này. Hiện có 36 bệnh nhân đã phục hồi và còn 5 ca được được điều trị tại bệnh viện Mittapphab ở thủ đô Viêng Chăn. Lào ghi nhận ca nhiễm đầu tiên vào ngày 24/3.
Tại Đức, Bộ trưởng Y tế nước này Jens Spahn ngày 17/12 thông báo tất cả các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) có kế hoạch triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ ngày 27/12.
Tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 cho tình nguyện viên ở Berlin, Đức ngày 29/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Jens Spahn đưa ra thông báo ngay trước khi Thủ tướng Đức Angela Merkel có cuộc gặp với lãnh đạo hãng sản xuất vaccine BioNTech. Theo ông Spahn, Đức sẽ triển khai chương trình tiêm chủng nếu cơ quan chức năng EU cấp phép lưu hành vaccine đúng thời gian dự kiến.
Liên quan đến việc thu mua vaccine ngừa COVID-19, hãng tin Rerters dẫn lời một số quan chức EU và văn bản nội bộ cho biết khối này sẽ quyết định mua bổ sung hơn 100 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer và BioNTech phát triển sau khi gạt bỏ thỏa thuận mua bán này hồi tháng 7.
Sự thay đổi này là do một số vaccine tiềm năng mà EU đặt mua có thể giao chậm hơn dự kiến do sự chậm trễ trong quá trình thử nghiệm. Vaccine ngừa COVID-19 do Pfizer/BioNTech đồng phát triển và sản xuất là loại vaccine đầu tiên được nhà quản lý dược phẩm phương Tây cấp phép lưu hành, trong đó có Anh và Mỹ. EMA – Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu dự kiến cấp phép lưu hành vaccine vào ngày 21/12 tới.
27 nước thành viên EU có kế hoạch bắt đầu chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 trong cùng một ngày để biểu thị tình đoàn kết nhằm vượt qua đại dịch. Hiện dư luận đang gây sức ép để EU phê chuẩn việc lưu hành vaccine phòng COVID-19, để bắt kịp Mỹ và Anh – vốn đã tiến hành chiến dịch tiêm chủng cho người dân loại vaccine do hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) bào chế.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) lên kế hoạch nhóm họp để thảo luận việc cấp phép cho vaccine của Pfizer/BioNTech vào ngày 21/12 tới, nhanh hơn 1 tuần so với dự kiến ban đầu.
Theo quy định, các nước EU có thể tự tiến hành chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân, song EC muốn các nước phối hợp cùng nhau để đảm bảo không nước nào bị bỏ lại phía sau.
Tổng thống Akufo-Addo tái cử nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp
Ngày 9/12, theo công bố của Uỷ ban bầu cử Ghana (EC), Tổng thống Nana Akufo-Addo đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử đầy tranh cãi, sau khi ông vượt qua đối thủ lâu năm John Mahama để tái cử nhiệm kỳ thứ 2 liên tiếp.
Tổng thống Ghana Nana Akufo-Addo phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh về đầu tư theo hiệp ước giữa nhóm G20 và các quốc gia châu Phi ở Berlin, Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Jean Adukwei Mensa, Chủ tịch EC cho biết, bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, cử tri Ghana tham gia cuộc bỏ phiếu diễn ra ngày 7/12 vẫn lên đến 79%. Tổng thống đương nhiệm Akufo-Addo, ứng viên của Đảng yêu nước mới (NPP) trung hữu đã nhận được 51,59% số phiểu ủng hộ, trong khi ông Mahama của đảng Đại hội dân chủ quốc gia (NDC) trung tả có được 47,36% phiếu bầu.
Ông Mahamam, 62 tuổi, và ông Akufo-Addo, 76 tuổi, là những đối thủ lâu năm và từng cạnh tranh nhau trong 2 lần bỏ phiếu trước đó. Ông Mahama từng là tổng thống trong 4 năm cho đến 2016, trước khi ông Akufo-Addo lên thay. Cả 2 cuộc bầu cử gần đây nhất đều ghi nhận chênh lệch số phiếu không đáng kể giữa 2 ứng cử viên kể trên.
Kết quả bầu cử nghị viện tại 275 khu vực bầu cử hiện vẫn chưa được công bố nhưng dự kiến sẽ được đưa ra trong một vài ngày tới. Cả hai đảng NPP và NDC hiện đang có tranh chấp liên quan kết quả tạm thời.
Lệnh đeo khẩu trang giúp Đức giảm gần 50% ca nCoV Nghiên cứu mới chỉ ra quy định đeo khẩu trang bắt buộc đã giúp giảm 47% số ca nhiễm nCoV mới ở Đức sau 20 ngày thực hiện. Nghiên cứu của các nhà khoa học Đức công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ hôm 3/12 cho thấy lệnh đeo khẩu trang bắt buộc được áp dụng từ...