Sau Xiaomi và Huawei, tới Oppo làm ô tô và đây là những thông tin đầu tiên
Có vẻ xu thế mới của các đại gia smartphone châu Á là mở rộng địa bàn sang làng ô tô với Xiaomi, Huawei và giờ là Oppo.
Oppo hiện tại một trong những thương hiệu smartphone có tiếng nói nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương thuộc sở hữu của “ông trùm” BBK – nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Theo nhiều nguồn tin từ Trung Quốc, Oppo sẽ học tập các đối thủ Huawei và Xiaomi tiến bước vào thị trường ô tô.
Dưới sự điều hành của nhà đồng sáng lập và giám đốc điều hành Oppo là Tony Chen, Oppo đã bắt đầu tuyển dụng nhân sự cho mảng cung ứng linh kiện ô tô trong một vài tuần vừa qua. Đích thân nhà lãnh đạo người Trung Quốc này cũng khẳng định họ có quan tâm tới lĩnh vực ô tô trong một buổi phỏng vấn với Car News China.
“Ngay cả trong mảng sản xuất ô tô, chúng tôi cũng sẽ tập trung vào những mảng mình cảm thấy có khả năng thực hiện tốt nhất. Nếu các hãng xe không thể chế tạo được xe tốt trong khi Oppo có thể, chúng tôi chắc chắn sẽ tận dụng cơ hội của mình trong tương lai”, Tony Chen khẳng định.
CEO Oppo trong tháng trước cũng đã gặp mặt nhà cung ứng ắc quy điện CATL đồng thời thành lập một đội ngũ chuyên gia trong mảng xe tự lái dẫn đầu bởi Eric Guo – người trước đó làm việc tại startup xe điện Trung Quốc khá có tiếng là Xpeng. Oppo cũng đồng loạt công bố hàng loạt bằng sáng chế xoay quanh mảng ô tô chẳng hạn thiết bị điện tử giúp xe tìm vị trí tối ưu, camera hay thiết bị đo lường khoảng cách.
Samsung vẫn đứng đầu thế giới mà không cần thị trườngTrung Quốc
Là thương hiệu sản xuất smartphone số một thế giới nhưng Samsung chỉ có 1% thị phần tại thị trường Trung Quốc.
Theo thống kê của Strategy Analytics , trong tháng 2/2021, Samsung - hãng công nghệ đến từ Hàn Quốc - đã soán ngôi Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Với hơn 23,1% thị phần, Samsung đã xuất xưởng 24 triệu chiếc smartphone trong tháng 2.
Tuy là thương hiệu sản xuất smartphone thường xuyên dẫn đầu thị phần trên thế giới, theo thống kê của Statista , Samsung chỉ có 1% thị phần ở Trung Quốc. Trái ngược với Apple, luôn tìm cách lấy lòng đất nước tỷ dân.
Hiện nay, các công ty như Xiaomi, Oppo, Huawei mới là những ông lớn thống trị thị trường đất nước tỷ dân.
Sự trỗi dậy của thương hiệu nội địa
Video đang HOT
Điện thoại Samsung từ lâu đã xuất hiện phổ biến tại Trung Quốc. Có thời điểm, theo CNN , cứ 5 người dùng smartphone tại Trung Quốc lại có một người sử dụng smartphone Samsung. Thống kê của Statista cho biết vào năm 2013, thị phần smartphone Samsung chiếm gần 19%, dẫn đầu các thương hiệu tên tuổi nhất trên thị trường nội địa.
Mặc dù vậy, khoảng cách này nhanh chóng bị thu hẹp khi các nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc phát triển mạnh không chỉ tại quê nhà mà trên toàn thế giới.
Người dùng Trung Quốc có xu hướng ưu chuộng các sản phẩm nội địa với chất lượng tốt, giá thành rẻ.
Từ 12,1% thị phần nắm giữ năm 2014, chỉ một năm sau, ảnh hưởng của Samsung tại Trung Quốc suy giảm nhanh chóng. Với chưa đầy 1% thị phần vào năm 2015, Samsung dường như biến mất hoàn toàn khỏi thị trường smartphone Trung Quốc.
Kể từ năm 2015, các thương hiệu tiêu biểu như Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi đều mở rộng thị phần nội địa của mình. Tính đến năm 2020, Huawei hiện nắm 41,4% thị phần trong tay, Vivo chiếm 17,8%, Oppo chiếm 16,6% còn Xiaomi chiếm 13% thị phần.
Tuy không có chung số phận như Samsung, thị phần của Apple tại Trung Quốc vẫn giảm mạnh, từ 13,6% vào năm 2015 xuống còn 8,3% vào năm 2020.
"Với số tiền bỏ ra cho một chiếc điện thoại Samsung, người ta có thể mua một chiếc iPhone. Khi nói đến sự tương xứng với giá tiền, các thương hiệu nội địa như Huawei rõ ràng đang trở nên tốt hơn", một bài đăng phổ biến trên Weibo được SCMP đề cập.
Theo Park Sung-soon, nhà phân tích đến từ công ty Cape Investment & Securities, người Trung Quốc có xu hướng nghiêng về thương hiệu nội địa hoặc các dòng smartphone cao cấp của Apple.
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu điện thoại thông minh Trung Quốc giúp người dùng có nhiều lựa chọn ở mọi mức giá, đặc biệt trong phân khúc bình dân. Những cái tên mới nổi như Xiaomi dễ dàng chiếm được thiện cảm của người dùng nhờ tung ra nhiều mẫu smartphone hiệu suất tốt với giá thành rẻ.
Bên cạnh đó, các thương hiệu nội địa có ưu thế hơn hẳn Samsung khi sở hữu mạng lưới phân phối, bán lẻ rộng khắp.
Các thương hiệu smartphone nội địa Trung Quốc có mạng lưới hệ thống bán lẻ rộng rãi.
Không chỉ có dân số lớn, Trung Quốc còn có nhiều thành phố, thị trấn bao phủ khắp cả nước. Theo SCMP , các thành phố "nhỏ" của Trung Quốc là thị trường lớn. So với Samsung, các nhà sản xuất smartphone nội địa dễ dàng tiếp cận khách hàng tại nhiều nơi hơn.
Cả Vivo và Oppo đều sở hữu mạng lưới đối tác bán lẻ trên khắp Trung Quốc, nhất là ở những khu vực nông thôn. Mạng lưới này cho phép các công ty nội địa kết nối trực tiếp với nhiều khách hàng vốn không có thói quen mua sắm trực tuyến. Ngoài ra, Trung Quốc là đất nước có 100 thành phố trên 1 triệu dân. Vì vậy, việc phát triển hệ thống bán lẻ sẽ giúp tối ưu hóa quá trình mở rộng quy mô kinh doanh.
Samsung không 'lấy lòng' Trung Quốc
Cuộc khủng hoảng pin năm 2016 là "giọt nước tràn ly" ảnh hưởng đến những thành tựu mà Samsung gây dựng trước đó.
Vào thời điểm đó, một số người dùng trên thế giới phản ánh tình trạng mẫu Galaxy Note 7 phát nổ do pin quá nóng. Samsung nhanh chóng thông báo thu hồi 2,5 triệu sản phẩm này trên 10 thị trường. Tuy nhiên, đợt thu hồi này không bao gồm Trung Quốc.
Samsung cho biết tại Trung Quốc, hãng sử dụng dòng pin khác trang bị trên Note 7. Do vậy, dòng sản phẩm này hiện an toàn và không thuộc diện phải thu hồi.
Theo ZDnet , tình trạng Galaxy Note 7 nổ pin bắt đầu xảy ra ở Trung Quốc sau một thời gian mở bán. Tuy nhiên, hãng cho biết những sự cố cháy nổ của Note 7 tại Trung Quốc chỉ do tác động bên ngoài. Sự cố này khiến nhiều người dùng Trung Quốc phẫn nộ.
Thương hiệu nội địa Trung Quốc có khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường tốt hơn Samsung.
Flora Tang, nhà phân tích tại Counterpoint Research , cho biết phản ứng chậm trễ của Samsung trước tình huống đó đã dẫn đến sự mất niềm tin nghiêm trọng của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, SCMP phản ánh tình trạng nhiều người dùng Trung Quốc phàn nàn về dịch vụ chăm sóc khách hàng của Samsung.
"Tôi không thấy Samsung nỗ lực làm hài lòng người dùng Trung Quốc", một người dùng khác chia sẻ với SCMP.
Cuối năm 2019, Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại cuối cùng tại thành phố Huệ Châu, miền nam Trung Quốc. Trước tình hình doanh số và thị phần nội địa giảm mạnh, Samsung phải đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc và đặt mục tiêu vào các thị trường hứa hẹn hơn.
"Quyết định đóng cửa nhà máy Samsung Electronics Huệ Châu là một trong những nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất của hãng, đây đồng thời là quyết định khó khăn của Samsung", thương hiệu Hàn Quốc tuyên bố.
Samsung quyết định đóng cửa nhà máy gần 30 năm tuổi.
Cũng trong thời gian này, website tin tức địa phương Zhiwei Tech đăng tải video trên Weibo quay lại cảnh các công nhân Samsung nhận điện thoại miễn phí. Chiếc điện thoại này là món quà chia tay dành tặng những nhân viên đã gắn bó với nhà máy trong hơn 10 năm.
Vào thời hoàng kim, khu phức hợp sản xuất của Samsung ở Huệ Châu đảm nhiệm 1/5 số lượng điện thoại thông minh bán tại Trung Quốc. Năm 2011, khi doanh số bán smartphone của Samsung đứng đầu thế giới, 2 nhà máy của công ty ở Huệ Châu và Thiên Tân lần lượt sản xuất 70,14 triệu và 55,64 triệu chiếc điện thoại.
Tuy nhiên, trong quý I/2019, dữ liệu thuộc hải quan Trung Quốc cho biết doanh số xuất khẩu smartphone của Samsung tại nhà máy Huệ Châu đã giảm 20,1% so với cùng kỳ năm 2018.
Giờ đây, Samsung đang nỗ lực mở rộng sản xuất tại các thị trường mới nổi. Theo công ty nghiên cứu Canalys , khoảng 60% điện thoại thông minh của Samsung hiện được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, cũng là một trong những khu vực mà Samsung hướng tới.
"Hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Samsung ở Đông Nam Á và Ấn Độ có vẻ khả quan hơn so với ở Trung Quốc", Flora Tang nhận định.
Điện thoại Trung Quốc 'xâu xé' miếng bánh của Huawei Xiaomi, Oppo, Vivo đang thực hiện nhiều nước đi quyết liệt nhằm giành giật thị phần từ đối thủ Huawei đang 'xây xẩm' vì lệnh cấm của Mỹ. Huawei vừa bán thương hiệu smartphone giá rẻ Honor để bảo vệ chuỗi cung ứng của Honor trước lệnh trừng phạt của Mỹ. Cùng lúc này, các đối thủ đồng hương của hãng cũng nhận...