Sau vụ tàu hỏa đâm ô tô, sẽ lắp thêm rào chắn tự động
Đại diện Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho hay, đơn vị đã bố trí người trực 24/24h tại vị trí xảy ra tai nạn giữa tàu hỏa và ô tô khiến 5 người tử vong, 2 người bị thương.
Tại khu vực xảy ra tai nạn có một cây luồng bắc ngang dùng làm barie
Ông Đoàn Duy Hoạch – Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam ( Bộ Giao thông vận tải) cho biết, trước đó đơn vị đã có kế hoạch lắp đặt 300 cần chắn tự động ở các đường ngang dân sinh trên cả nước.
“Vị trí đường ngang xảy ra tai nạn sáng nay cũng nằm trong kế hoạch lắp đặt 300 cần chắn tự động. Vì kế hoạch chưa được cấp trên phê duyệt nên chúng tôi chưa triển khai lắp đặt. Sau khi xảy ra tai nạn, chúng tôi đã bố trí cán bộ của ngành đường sắt trực 24/24h nhằm đảm bảo an toàn cho người dân qua lại”, ông Hoạch nói.
Theo ông Hoạch, tại vị trí xảy ra tai nạn đã có đèn báo bằng tín hiệu, do vậy, ở khu vực này chỉ cần lắp đặt cần chắn tự động. Cần chắn tự động sẽ tự đóng xuống khi có tàu đến và tự mở khi tàu qua, không cần có nhân viên đứng gác.
“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu, trao đổi với các cơ quan có liên quan sớm lắp đặt rào chắn tự động ở vị trí xảy ra tai nạn”, ông Hoạch nói thêm.
Ông Hoạch cho biết thêm, hiện nay trên cả nước có khoảng 6.000 đường ngang dân sinh. Tuy nhiên, không phải ở vị trí nào cũng lắp đặt được bốt và bố trí nhân viên đứng gác.
“Tại các vị trí đường ngang dân sinh, muốn lắp bốt và bố trí nhân viên đứng gác phải đáp bảo được các tiêu chí cơ bản như: khu vực đó phải có mật độ phương tiện qua lại đông đúc, tuyến đường là đường Quốc lộ, liên tỉnh, mặt đường rộng… Về quy định này, Nghị định 62-Bộ GTVT đã quy định khá rõ”, ông Hoạch nói thêm.
Video đang HOT
Công nhân đang khắc phục cột đèn bị đâm hư hỏng
Ghi nhận của phóng viên sáng 24/10, tại vị trí xảy ra tai nạn có đèn báo tín hiệu nhưng không có công nhân của Tổng công ty đường sắt đứng gác. Tại đây, có một cây luồng chắn ngang làm barie.
Ông Nguyễn Hữu Định, 71 tuổi, nhân viên được thuê đứng chắn barie tại tuyến đường ngang này cho hay, năm 2013, ông được một doanh nghiệp trả công 3 triệu đồng/1 tháng để ông đứng chắn barie ở tuyến đường ngang mỗi khi có tàu qua. Buổi sáng ông Định đứng từ 7-11h, chiều từ 13h đến 19h. Khoảng thời gian còn lại, không có nhân viên đứng gác.
Trước đó, khoảng 5h20 phút ngày 24/10, đã xảy ra vụ tai nạn giữ ô tô và tàu hỏa tại km15 380, thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội khiến 5 người tử vong, 2 người bị thương nhập viện.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Lời kể nhân chứng vụ tàu đâm ô tô ở Thường Tín
Sau tiếng rầm lớn, người dân chạy ra thì thấy ô tô bị tàu đâm văng xa khoảng 30m, 2 nạn nhân bị văng ra ngoài nằm bất động
Hiện trường vụ tai nạn khiến 5 người tử vong
Khoảng 5h20 ngày 24/10, đã xảy ra vụ tai nạn giữa ô tô và tàu hỏa tại km15 380 (đoạn qua thôn Văn Giáp, xã Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) khiến 5 người tử vong, 2 người bị thương nặng.
Ô tô bẹp dúm, văng xa 30m
Bà Nguyễn Thị Hưởng (67 tuổi), người dân chứng kiến sự việc kể lại, thời điểm trên bà đang dọn hàng nước thì nghe tiếng hét thất thanh "có tàu tới" của lái xe taxi gần khu vực.
"Tiếp đó, tôi nghe thấy một tiếng rầm lớn. Tôi liền chạy ra thì thấy tàu hỏa đâm vào ô tô văng xa vài chục mét, bên cạnh ô tô máu chảy nhiều. Sau khoảng 15 phút xảy ra sự việc, lực lượng chức năng có mặt kéo những người bị nạn ra khỏi ô tô, đưa đi cấp cứu", bà Hưởng nói.
Theo bà Hưởng, có thể do lái xe ô tô không kịp quan sát nên đã bị tàu hỏa đâm phải. Trên xe ô tô có 7 người, 4 nam, 3 nữ. Một số nạn nhân còn cử động được nên người dân đưa đi viện.
Ông Nguyễn Đoàn, người dân ở khu vực cho biết, ô tô bị tàu hỏa đâm văng xa khoảng 30m. Thấy tai nạn, ông Đoàn đã chạy ra cùng lực lượng chức năng đưa người bị nạn đi cấp cứu.
"Có 2 nạn nhân bị văng ra khỏi ô tô, nằm bất động trên quốc lộ 1A cũ. Những người bị nạn ở độ tuổi còn khá trẻ", ông Đoàn nói.
Doanh nghiệp tự bỏ tiền thuê người gác tàu
Ghi nhận của phóng viên, tại vị trí xảy ra tai nạn có đèn báo tín hiệu nhưng không có công nhân của Tổng Công ty Đường sắt đứng gác. Tại đây, có một cây luồng chắn ngang được bố trí làm barie.
Tại khu vực xảy ra tai nạn có một cây luồng bắc ngang dùng làm barie
Theo người dân ở gần khu vực, ở cạnh đường ngang có nhiều xưởng sản xuất của doanh nghiệp nên hằng ngày có rất nhiều phương tiện qua lại. Khoảng 3 năm trở lại đây, một doanh nghiệp đã bỏ tiền ra thuê một người dân dứng gác, đảm bảo an toàn cho người dân qua lại tuyến đường ngang.
Ông Nguyễn Hữu Định, 71 tuổi, nhân viên được thuê đứng chắn barie tại tuyến đường ngang này cho hay, năm 2013, ông được một doanh nghiệp trả công 3 triệu đồng/1 tháng để ông đứng chắn barie ở tuyến đường ngang mỗi khi có tàu qua. Buổi sáng ông Định đứng từ 7-11h, chiều từ 13h đến 19h. Khoảng thời gian còn lại, không có nhân viên đứng gác.
Ông Nguyễn Hữu Định, 71 tuổi, nhân viên được thuê đứng trông barie tại tuyến đường ngang này
"Khu vực này được coi là điểm đen giao thông, khoảng 3 năm trở lại đây ở khu vực này đã xảy ra 5 đến 6 vụ tai nạn đường sắt. Gần đây nhất, vào tháng 7/2016 , cũng xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa đâm vào ô tô ở vị trí này. Rất may không gây thiệt hại về người, ô tô bị đâm hư hỏng nặng", ông Định nói.
Ông Định kiến nghị cơ quan chức năng cần nghiên cứu lắp đặt barie bằng sắt ở khu vực, có bố trí nhân viên đường sắt đứng gác để đảm bảo an toàn cho người dân qua lại.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Dự kiến thông toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam trong tối nay Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cho biết, trên hệ thống đường sắt Bắc - Nam bị ảnh hưởng do mưa lũ, đã có 25/29 điểm bị sạt lở, ngập nước được khắc phục xong và trả đường với tốc độ từ 5km/h, 4 điểm còn lại dự kiến sẽ hoàn thành vào 18h tối nay (17/10) để thông toàn tuyến....