Sau vụ nữ Đại úy công an chửi mắng nhân viên, hành khách có thể bị phạt tù nếu gây rối tại sân bay?
Sau vụ nữ Đại úy công an chửi mắng nhân viên tại sân bay Tân Sơn Nhất bị cấm bay 1 năm, rất nhiều người đã bày tỏ những thắc mắc về mức phạt trong các trường hợp gây rối tại sân bay. Dưới đây là mức phạt chi tiết về những hành vi này.
Vừa qua, dư luận vô cùng bất ngờ và bức xúc trước thông tin một nữ hành khách gây rối tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiều người tỏ ra bức xúc vì thái độ của người phụ nữ này đối với nhân viên hàng không.
Theo thông tin đăng tải, ngày 11/8/2019, bà Lê Thị Hiền (Hà Nội) đến làm thủ tục chuyến bay VN248 chặng TP.HCM – Hà Nội, yêu cầu gửi thêm một kiện hành lý xác tay cùng với bốn kiện hành lý tiêu chuẩn miễn cước đã ký gửi trước đó. Không được đồng ý, nữ hành khách tỏ thái độ bức xúc, lớn tiếng, có lời lẽ không hay với nhân viên hàng không.
Trong quá trình di chuyển đến bộ phận an ninh soi chiếu, bà Hiền làm mất thẻ lên máy bay và tiếp tục đến quầy thông tin lớn tiếng. Hãng hàng không Vietnam Airlines đã quyết định từ chối vận chuyển nữ hành khách này để đảm bảo an ninh trật tự cho chuyến bay.
Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã ra Quyết định 1929/QĐ-CHK ngày 24/8 về việc cấm vận chuyển có thời hạn 1 năm bằng đường hàng không đối với hành khách Lê Thị Hiền, nữ Đại úy công an gây rối tại sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 11/8.
Bà Hiền gây rối và có những phát ngôn thiếu tôn trọng nhân viên sân bay.
Theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người gây rối tại sân bay có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Theo quy định của Cục Hàng không Việt Nam, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người gây rối tại sân bay có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
- Về xử phạt hành chính:
Video đang HOT
Căn cứ vào điểm a, điểm h, khoản 4, điều 46 Nghị định 162 năm 2018 của Chính phủ (thay thế Nghị định 147) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng:
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không tuân theo sự chỉ dẫn của lực lượng kiểm soát an ninh.
Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, lăng mạ nhân viên hàng không.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi gây rối, kích động, lôi kéo người khác gây rối làm mất an ninh, trật tự tại cảng hàng không, sân bay và nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Về xử phạt hình sự:
Khoản 1, điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội gây rối trật tự công cộng như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng – 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm đối với người gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Phạt tù tới 7 năm trong trường hợp phạm tội có dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; xúi giục người khác gây rối; hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng.
Trước vụ việc của bà Lê Thị Hiền, trường hợp khác là đại gia bất động sản Vũ Anh Cường cũng từng bị xử phạt 10 triệu đồng do có hành vi “sàm sỡ” nữ hành khách cùng chuyến bay vào ngày 26/7.
Khách thương gia chịu án phạt hành chính 10 triệu đồng do hành vi sàm sỡ nữ hành khách
Rất nhiều những hành vi gây rối khác cũng từng xảy ra tại sân bay như: Chửi bới nhân viên hàng không vì đến muộn không được bay; ném điện thoại vào mặt nhân viên sân bay vì bị nhắc không được hút thuốc; đánh nhân viên sân bay vì phải xếp hàng chờ, thậm chí, có trường hợp hành khách hành hung nữ nhân viên sân bay vì lý do… không được chụp ảnh cùng!
Chính vì thế, Cục Hàng không yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không và các cảng vụ hàng không chỉ đạo lực lượng kiểm soát an ninh hàng không, tăng cường cảnh giác, kịp thời phát hiện và trấn áp các hành vi đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của nhân viên ngành này đồng thời có những biện pháp, chế tài xử lý nghiêm ngặt.
Theo Phong Nguyên (Helino)
Gây rối tại sân bay nước ngoài, hành khách bị xử phạt thế nào?
Hành vi gây rối, chống đối nhân viên an ninh ở sân bay Anh hoặc Mỹ đều có thể phải ngồi tù.
Liên quan đến việc nữ cán bộ công an Hà Nội Lê Thị Hiền lăng mạ nhân viên hàng không, làm "náo loạn" sân bay Tân Sơn Nhất, trong thông cáo sáng 24/8, Cục Hàng không Việt Nam đã ra quyết định cấm bay 12 tháng đối với nữ hành khách này.
Theo đó, nữ hành khách Lê Thị Hiền bị cấm bay từ ngày 27/8/2019 đến hết 26/8/2020. Sau thời hạn cấm bay, nếu có nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, bà Hiền phải chịu sự kiểm tra trực quan bắt buộc 12 tháng tiếp theo tính từ ngày 27/8/2020 đến hết ngày 26/8/2021.
Việc hành khách gây rối tại sân bay hay trên máy bay rõ ràng không chỉ diễn ra ở Việt Nam. Vậy, với hành vi gây rối, chửi bới, chống đối nhân viên an ninh ở các sân bay nước ngoài hoặc gây rối trên máy bay, hành khách phải đối mặt với hình phạt nào?
Theo Cơ quan Giám sát Hàng không dân dụng Anh (CAA), hành vi chống đối tại sân bay bị cho là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đối với những trường hợp chống đối ở mức chưa nghiêm trọng, các hãng hàng không có quyền từ chối vận chuyển hành khách mà họ cho là nguy cơ tiềm ẩn đối với sự an toàn của phi hành đoàn.
Theo CAA, các hành vi nghiêm trọng bao gồm chống đối nhân viên an ninh, chống đối lệnh kiểm tra, chống đối lệnh khám người...Hành vi say xỉn trên máy bay phải đối mặt với mức phạt tối đa 5.000 bảng Anh (khoảng 141 triệu đồng) và hai năm tù. Hành vi gây rối nguy hiểm hơn có thể bị cấm bay vĩnh viễn và ngồi tù lên đến 5 năm.
Ngoài ra, những hành khách gây rối trên máy bay, khiến máy bay phải chuyển hướng, quay đầu hoặc hạ cánh khẩn cấp, ngoài nộp tiền phạt, người vi phạm còn phải nộp tiền đền bù cho hãng hàng không với số tiền từ 10.000 đến 80.000 bảng Anh (tương đương từ 284 triệu đồng đến 2,3 tỷ đồng).
Hành vi gây rối tại sân bay ở Anh có thể phải nhận án tù. (Ảnh minh họa: Daily Express)
Trong khi đó, Cơ quan Giám sát hàng không Liên bang Mỹ (FAA) quy định, hành khách không tuân thủ các quy định hàng không cũng như của sân bay, gây rối, hành hung, thóa mạ nhân viên an ninh có thể bị phạt mức 25.000 USD (khoảng 580 triệu đồng), cùng việc bị truy tố và có thể ngồi tù lên đến 10 năm.
Hành khách gây rối trên chuyến bay, khiến máy bay phải chuyển hướng hoặc quay đầu sẽ phải chịu tiền đền bù hủy chuyến, tiền vé, nhiên liệu cho toàn bộ chuyến bay. Số tiền phạt có thể lến đến hơn 100.000 USD (khoảng 2,3 tỷ đồng).
Tại Australia, các hành vi gây rối trật tự sân bay cũng bị cấm bay. Theo 9news, ngày 27/5/2018, một phụ nữ sống ở bang Queensland đã bị cảnh sát Liên bang Australia buộc rời khỏi máy bay vì gây rối trật tự nơi công cộng. Các nhân chứng cho biết, sau khi lên máy bay được 20 phút, người phụ nữ 47 tuổi bắt đầu hát và tụng kinh. Giọng đọc của cô to đến mức những đứa trẻ ngồi cạnh đó bắt đầu khóc lóc. Phi hành đoàn đã yêu cầu người phụ nữ giữ trật tự nhưng cô ấy vẫn phớt lờ. Cuối cùng, nữ hành khách đã bị cảnh sát Australia đưa ra khỏi máy bay.
Tương tự, Cơ quan quản lý hàng không dân dụng của Singapore (CAAS) cho biết, luật pháp nước này cho phép cảnh sát và các nhân viên an ninh bắt giữ ngay lập tức các hành khách gây rối, hoặc chống đối tại sân bay.
(Nguồn: CCA, 9news)
BẰNG LĂNG
Theo VTC
Đại úy Hiền: 'Nhân viên sân bay không chửi, tôi sẽ không nổi khùng' "Thông tin bị đưa sai sự thật, chỉ phản ánh một chiều. Cảnh nhân viên sân bay chửi và đánh tôi sao không thấy ai đưa lên", bà Lê Thị Hiền phân trần với Zing.vn. Vụ đại úy Lê Thị Hiền (cán bộ Công an quận Đống Đa, Hà Nội) gây rối tại sân bay Tân Sơn Nhất đang dư luận đặc biệt...