Sau vũ khí hạt nhân, Mỹ lo sợ điều này nhất nếu chiến tranh với Triều Tiên
Trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ – Triều Tiên đang trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, 1 cuộc xung đột giữa 2 quốc gia là không thể tránh khỏi. Theo trường Đại học Chiến tranh Hàng không, nếu chiến sự nổ ra, ngoài vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, thứ mà Washington lo ngại nhất chính là khả năng sơ tán thương binh của mình bị hạn chế
Tại Iraq và Afghanistan, đã có gần 7.000 lính Mỹ bị thương trong các chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, con số này được giữ ở mức thấp và ổn định nhờ lợi thế trên không của quân đội Mỹ, khiến cho việc sơ tán thương binh ra khỏi chiến trường luôn kịp thời, giữ cho mức tử vong ở mức thấp nhất.
Các binh sĩ thuộc đơn vị bộ binh số 137 của Hàn Quốc và binh sĩ Mỹ đưa thương binh lên trực thăng Black Hawk trong một buổi huấn luyện sơ tán cứu thương (ảnh: US Army)
Thế nhưng, đó là khi Mỹ chiến đấu với những lực lượng vũ trang phi đối xứng: al Qaeda, ISIS – những kẻ không hề có vũ khí phòng không hiệu quả. Trên bán đảo Triều Tiên, phi công Mỹ sẽ phải đối mặt với 1 lực lượng quân sự chính quy, được trang bị đầy đủ và sẵn sang cho chiến trận. Dù khí tài không thể hiện đại bằng, phòng không Triều Tiên sẽ vẫn là 1 mối đe dọa với các máy bay thực hiện nhiệm vụ sơ tán cứu thương của không quân Mỹ. Đây không phải là 1 mối lo thừa: trước đó trong cuộc chiến xâm lược Iraq, các đơn vị phòng không của Baghdad cũng khiến các máy bay vận tải và hậu cần của Mỹ “khốn khổ”
Hiện tại, rất khó để đánh giá khả năng sơ tán hàng không của Lầu Năm Góc trong trường hợp chiến tranh nổ ra trên bán đảo Triều Tiên. Thế nhưng, theo mô phỏng của trường Đại học Chiến tranh Hàng không, quân đội Mỹ sẽ gần như không thể đưa thương binh ra khỏi tuyến lửa. Vô hình chung, người Mỹ sẽ buộc phải thay đổi cách chữa trị cho các thương binh theo chiều hướng ưu tiên những người cần thiết cho nhiệm vụ trước.
Video đang HOT
Lính Mỹ bị thương đang được đồng đội sơ cứu để chuẩn bị đưa ra khỏi chiến trường
Để giải quyết 2 vấn đề này, Lầu Năm Góc đang có 2 lựa chọn:
Một là nâng cấp khả năng vận chuyển cứu thương bằng cách chế tạo thêm nhiều phi cơ có khả năng di chuyển cơ động. Hiện tại, quân đội Mỹ đang tìm cách cải thiện vấn đề này với dự dán Cất cánh Đứng Tương lai. Dự án sẽ thay thế trực thăng tấn công AH-64 Apache và trực thăng UH-60 Black Hawk bằng 1 loại trực thăng mới có ưu điểm của cả 2: tốc độ cao, tầm bay xa, linh hoạt và cơ động. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đang xem xét tiềm năng của việc sử dụng phương tiện không người lái trong việc sơ tán hàng không.
Hai là thiết lập chuỗi các tiền đồn y tế mặt đất nối căn cứ tiền tuyến với 1 cơ sở y tế ở vùng an toàn. Việc này cũng đã được quân đội Mỹ triển khai từ lâu nhưng đang gặp 1 trở ngại lớn: “giờ vàng cứu thương”. Theo đó, nếu binh sĩ được chữa trị ngay trong 1 giờ đầu tiên kể từ lúc bị thương, khả năng sống sót và hồi phục sẽ cao hơn rất nhiều. Việc chuyển thương binh từ các tiền đồn về tới cơ sở y tế sẽ khiến quân y không thể tận dụng được khoảng “thời gian vàng” này.
Theo một báo cáo được giải mật của Lầu Năm Góc, nếu cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên nổ ra, chỉ trong 3 tháng đầu tiên sẽ có 490.000 người Hàn Quốc và 52.000 lính Mỹ thiệt mạng hoặc bị thương. Do đó, Business Insider nhận định: cách tốt nhất để tránh thương vong lớn là giải quyết vấn đề hạt nhân và tên lửa Triều Tiên bằng con đường đối thoại chứ không phải vũ lực.
Theo Danviet
Ông Kim Jong-un tuyên bố không sợ dù bị trừng phạt 100 năm nữa
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói rằng, với nền tảng của một nền kinh tế tự lực và lực lượng khoa học kỹ thuật được đào tạo, Triều Tiên có thể vượt qua tất cả các lệnh trừng phạt cho dù 10 năm hay 100 năm.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) thăm Học viện Khoa học quốc gia ngày 12/1. (Ảnh: Yonhap)
Hãng thông tấn KCNA cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm nay 12/1 đã có chuyến thị sát đầu tiên của năm 2018 tới Học viện khoa học quốc gia ở Bình Nhưỡng. Trong chuyến thị sát này, ông đã tới thăm các phóng triển lãm khoa học và lịch sử, nơi mà ông coi là "kho báu" và "cội nguồn" của tinh thần tự lực, tự cường của Triều Tiên.
Tại đây ông cũng ca ngợi lực lượng khoa học là trụ cột giúp Triều Tiên vượt lên các lệnh trừng phạt quốc tế.
Triều Tiên đang đặt cược vận mệnh vào khoa học và công nghệ để có thể tiến lên cuộc cách mạng bất chấp những thử thách khắc nghiệt, ông Kim nói khi ngầm đề cập đến chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
"Nhờ nền tảng của một nền kinh tế tự lực và lực lượng khoa học kỹ thuật được đào tạo với sự nỗ lực của chúng tôi, không có khó khăn nào mà chúng ta không vượt qua được cho dù lệnh trừng phạt của kẻ thù có kéo dài 10 năm hay 100 năm", ông Kim nói.
Ông cũng bày tỏ hy vọng các nhà khoa học của học viện này sẽ có những đóng góp cụ thể cho việc xây dựng một đất nước hùng mạnh, thịnh vượng.
Tháp tùng ông Kim trong chuyến thăm này còn có ông Pak Thae-song. Phó chủ tịch Ủy ban trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Choe Tongmyong.
Đây là lần xuất hiện trước công chúng đầu tiên của ông Kim kể từ khi đưa ra thông điệp năm mới bất ngờ với đề xuất đàm phán hòa bình với Hàn Quốc. Trong khi đề xuất này được quốc tế hoan nghênh, một số chuyên gia cho rằng đó có thể là cách Bình Nhưỡng giảm sức ép của các lệnh trừng phạt quốc tế.
Minh Phương
Theo Dantri
Ông Putin khen ông Kim Jong-un "khôn khéo, trưởng thành" trong đối đầu phương Tây Sau hàng loạt diễn biến gần đây trên bán đảo Triều Tiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã "trưởng thành, khôn khéo" và chiến thắng trong cuộc đối đầu với phương Tây. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Getty) "Tôi nghĩ rằng ông Kim Jong-un rõ...