Sau vụ đánh bom ở Ankara, thách thức nào chờ đợi Thổ Nhĩ Kỳ?
Thổ Nhĩ Kỳ đang phải chiến đấu với số lượng kẻ thù ngày càng gia tăng, cả bên trong và bên ngoài biên giới nước này.
Vụ đánh bom đẫm máu khiến ít nhất 28 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương xảy ra chiều tối 17/2 tại thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã làm nổi bật những thách thức an ninh nghiêm trọng mà nước này đang phải đối mặt cả ở trong và ngoài nước.
Các chuyên gia lo ngại rằng, với những thách thức như hiện nay, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khó lòng tập trung vào các cải cách kinh tế cần thiết bởi ngoài việc đối phó với cuộc khủng hoảng người di cư, các mối đe dọa gia tăng từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, Ankara cũng phải “lao vào” cuộc chiến mới với lực lượng dân quân người Kurd.
Hiện trường vụ đánh bom xe ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ hôm 17/2. (Ảnh: AP)
Phân tích của kênh truyền hình Mỹ CNBC về những vấn đề mà Thổ Nhĩ Kỳ phải đối mặt.
Có quá nhiều kẻ thù và nguy cơ từ mối đe dọa khủng bố
Thực tế cho thấy, Thổ Nhĩ Kỳ đang phải chiến đấu với số lượng kẻ thù ngày càng gia tăng, cả bên trong và bên ngoài biên giới nước này.
Lực lượng quân đội có quy mô lớn thứ 10 trên thế giới không chỉ đang tham gia vào cuộc chiến chống nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng trong liên quân do Mỹ đứng đầu, mà còn đang phải “gồng mình” đối phó với các mối đe dọa đến từ Lực lượng các đơn vị tự vệ nhân dân người Kurd (YPG) tại miền Bắc Syria và Lực lượng đảng Công nhân người Kurds (PKK) ở Iraq.
Hồi tháng 7/2015, lệnh ngừng bắn bị sụp đổ với PKK sau 2 năm “tương đối hòa bình” đã khiến tình trạng bạo lực giữa PKK và lực lượng Chính phủ leo thang nhanh chóng.
Trên thực tế, cả Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đều đã lên tiếng cho rằng, vụ tấn công khủng bố tại Ankara hôm 17/2 là một chiến dịch chung do lực lượng Đảng Công nhân người Kurd (PKK) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đơn vị Tự vệ Nhân dân người Kurd (YPG) tại Syria thực hiện.
Trong khi đó, phiến quân IS chính là thủ phạm gây ra các cuộc tấn công khủng bố làm rúng động Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua, trong đó có vụ đánh bom tự sát hồi tháng 10/2015 làm hơn 100 người thiệt mạng hay vụ đánh bom hồi tháng 1/2016 ở Istanbul khiến 10 du khách nước ngoài thiệt mạng.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn CNBC hôm 18/2, ông Wolfango Piccoli, đồng chủ tịch công ty phân tích rủi ro chính trị Teneo cho rằng: “những nỗ lực để dập tắt mối đe dọa từ người Kurd có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng bị các nước láng giềng cô lập, nhưng thực tế là Ankara chẳng quan tâm đến điều này”.
Các tay súng của lực lượng Đảng Công nhân người Kurd (PKK). (Ảnh: Reuters)
Ưu tiên của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ là đánh bại phiến quân người Kurd và lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad cũng như ngăn người việc người Kurd thành lập khu tự trị ở phía Bắc Syria.
Nói cách khác, Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ lo ngại rằng mình sẽ bị “chầu rìa”.
Xích mích với Nga
Không khó để nhận ra rằng, có một “cuộc chiến” giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sau khi Ankara từ chối xin lỗi vì đã bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga hồi tháng 11/2015.
Diễn biến này đã làm trầm trọng hơn mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai đồng minh trong quá khứ sau khi Nga chính thức can thiệp vào Syria theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad – người mà Ankara công khai muốn lật đổ.
Sau vụ việc, Nga đã ban hành quy định hạn chế du lịch đến Thổ Nhĩ Kỳ, kiểm soát chặt nhập khẩu nông sản, thiết lập giới hạn thị thực nghiêm ngặt. Những biện pháp này được cho là tác động mạnh đến nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhận định về quan hệ Nga – Thổ, chuyên gia Anthony Skinner thuộc Hãng tư vấnVerisk Maplecroft cho rằng: “Tổng thống Putin và ông Erdogan chưa sẵn sàng để làm tan băng quan hệ giữa hai nước. Nga vẫn sẽ tiếp tục gây sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề Syria”.
Hậu quả kinh tế
Căng thẳng với Nga khiến các nhà đầu tư dè chừng và đương nhiên gây ra hậu quả to lớn cho nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi Ankara tuyên bố “đứng vững” trước các lệnh trừng phạt do Moscow áp đặt nhưng Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ có thể giảm tới 0,4% vì những biện pháp trừng phạt của Nga.
Vụ không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Nga đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa 2 nước. (Ảnh: Anadolu)
Các lệnh trừng phạt từ Nga kết hợp với hậu quả của những cuộc tấn công khủng bố nhằm vào ngành du lịch sẽ khiến nền kinh tế vốn đã khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào cảnh “khó khăn chồng chất khó khăn”.
Ông Aydin Sezer, một cựu quan chức thương mại đại diện cho Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tại Moscow, đánh giá, các lệnh trừng phạt của Moscow sẽ khiến Ankara thiệt hại khoảng 12 tỷ USD mỗi năm, gấp 4 lần con số dự đoán trước đó.
Thực tế, Bộ Nông nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ cũng thừa nhận, lệnh cấm nhập khẩu của Nga đối với mặt hàng thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ khiến nước này mất khoảng 764 triệu USD.
Ngân hàng công Is Bankasi – một trong những tổ chức tài chính lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, đã công bố một báo cáo về ảnh hưởng của lệnh trừng phạt Nga đối với kinh tế nước này. Theo đó, xuất khẩu, cùng với ngành xây dựng và thương mại, sẽ là “những lĩnh vực chịu tác động nặng nề hơn cả”. Thổ Nhĩ Kỳ có thể thiệt hại 4,4 tỷ USD mỗi năm, thậm chí trong tình huống xấu nhất con số có khả năng lên tới 7,3 tỷ USD.
Ngoài ra, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ còn có thể bị “điêu đứng” vì chi phí khổng lồ để giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư, khi nước này phải tiếp nhận hơn 1,8 triệu người chạy trốn khỏi bạo lực ở quốc gia láng giềng.
Các chuyên gia phân tích kinh tế cũng đã đưa ra cảnh báo cho rằng, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay là không bền vững vì có thể có những vấn đề nghiêm trọng hơn phát sinh bất cứ lúc nào.
Chuyên gia Piccoli nhận định: “Cho đến nay, những tổn hại về kinh tế do lượng khách du lịch giảm cũng như những rắc rối về thương mại với Nga dù có tác động rõ rệt nhưng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể &’chịu được’ nhất là trong bối cảnh giá dầu đang hạ”.
“Nhưng quan trọng hơn cả, đó là Thổ Nhĩ Kỳ đang không thể tập trung vào giải quyết những khó khăn kinh tế mà nước này phải đối mặt, khi mà cuộc khủng hoảng người tị nạn, PKK, Syria vẫn đang đặt ra những thách thức đối với Ankara. Điều đáng nói là những thách thức này thậm chí còn có xu hướng gia tăng”, ông Piccoli nói thêm./.
Hùng Cường
Theo_VOV
Đông Nam Á đau đầu với mối đe dọa từ IS
Không chỉ châu Âu và Mỹ, khu vực Đông Nam Á cũng đang đau đầu với các mối đe dọa từ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Malaysia và Indonesia là 2 quốc gia trong khu vực đang đi đầu trong việc ngăn chặn các thách thức khủng bố và tăng hàng rào an ninh từ xa.
Cảnh sát trưởng Malaysia Khalid Abu Bakar. Ảnh: AP.
Cảnh sát Malaysia hôm 5/12 vừa bắt giữ nhóm 5 người, trong đó có một giáo viên châu Âu với nghi ngờ có liên quan đến lực lượng IS và al-Qaeda, Reuters đưa tin.
Trong một tuyên bố đưa ra mới đây, Cảnh sát trưởng Khalid Abu Bakar cho hay 4 trong số người này là người nước ngoài, còn một thành viên còn lại là người Malaysia.
Trước đó 1 ngày, Malaysia cũng thắt chặt an ninh sau khi có báo cáo rằng 10 người Syria đã vào Thái Lan để tấn công các mục tiêu của Nga . Số người này bị bắt trong thời gian từ 7/11-1/12.
Trong số 5 nghi phạm bị bắt, có một giáo viên đến từ châu Âu, 44 tuổi, làm việc tại bang Penang, Malaysia. Người này có mối quan hệ với lực lượng al-Qaeda và tham gia các hoạt động đánh chiếm ở Afghanistan và Bosnia, trong khi đó 3 nghi can khác, một người Malaysia, một người Bangladesh và một người đàn ông Indonesia, 33 tuổi, cảnh sát cho hay.
Tờ Jarkata Globe dẫn giám đốc lực lượng an ninh Indonesia cảnh báo rằng người dân Indonesia, đặc biệt là người dân tại thủ đô Jarkata nên cảnh giác cao độ về các mối thách thức từ tổ chức khủng bố IS.
"Vấn đề cốt lõi là cần phải cảnh giác cao độ về từng mối thách thức khủng bố", Giám đốc lực lượng an ninh Indonesia Sutiyoso phát biểu hôm Chủ Nhật vừa qua. "Thật là vô ích nếu chúng tôi có nỗ lực chống khủng bố mà người dân không nhận thức về vấn đề này", ông Sutiyoso phát biểu.
Ông Sutiyoso, từng là thống đốc Jakarta, hiện là Giám đốc lực lượng an ninh Indonesia, còn nhấn mạnh rằng tấn công khủng bố có thể xảy ra bất kỳ nước nào, trong đó có Indonesia, quốc gia có số dân theo đạo Hồi lớn nhất thế giới.
Lãnh đạo Cơ quan chống khủng bố quốc gia (BNPT) cũng kêu gọi người dân Indonesia không để IS dẫn dụ. Hiện, BNPT đang theo dõi 149 người Indonesia được cho là tham gia vào tổ chức khủng bố IS ở Trung Đông và nay quay trở lại Indonesia.
Ngoài ra, theo Diplomat, Tòa án Indonesia đang xử 13 nam giới trong độ tuổi từ 32 đến 51 với những cáo buộc làm gián điệp cho các phần tử khủng bố.
Theo Tiền phong
ASEAN-Hoa Kỳ: Hợp tác để gia tăng sức mạnh Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược tin cậy và thực chất giữa ASEAN và Mỹ không chỉ mang lại lợi ích thiết thực cho từng thành viên tham gia mà còn gia tăng hợp tác, sức mạnh trong việc đối phó với thách thức chung mà cả hai bên đang phải đối mặt. Các nhà lãnh đạo ASEAN - Mỹ đã...