Sau vô lăng là hàng chục sinh mạng hành khách
Nhắc nhớ nhau rằng ‘ tử thần’ không bao giờ ngủ, nhiều bạn đọc muốn nhấn mạnh thông điệp: Phía sau tay lái là sinh mạng của rất nhiều người và để ngăn chặn thảm nạn giao thông, cần nhiều giải pháp đồng bộ.
Thanh Niên đang có loạt bài Ngăn chặn thảm nạn giao thông nửa đêm về sáng, trong đó tổng hợp những vụ tai nạn giao thông (TNGT) đặc biệt nghiêm trọng xảy ra gần đây và ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, đại diện cơ quan chức năng nhằm tìm ra giải pháp. Cũng cần nhắc lại một số vụ thảm nạn giao thông như: TNGT tại H.Núi Thành (Quảng Nam) xảy ra lúc 3 giờ 41 ngày 14.2 khiến 10 người tử vong, 11 người bị thương nặng.
Hiện trường vụ tai nạn giao thông ngày 14.2 tại H.Núi Thành (Quảng Nam) khiến 10 người tử vong, 11 người bị thương. Ảnh MẠNH CƯỜNG
Cũng tại Quảng Nam, khoảng 3 giờ ngày 30.7.2018, trên QL1 đoạn qua TX.Điện Bàn, xe 16 chỗ BS 75B – 000.52 lưu thông hướng bắc – nam từ Quảng Trị vào Bình Định rước dâu đã va chạm với xe container BS 51D – 411.21 chạy chiều ngược lại khiến 10 người tử vong tại chỗ, 3 người tử vong trên đường chuyển viện. Còn tại Bình Thuận, lúc 0 giờ 10 ngày 21.7.2020 TNGT xảy ra trên QL1 đoạn qua xã Tân Đức, H.Hàm Tân giữa xe tải BS 79N – 0315 và xe khách BS 86B – 010.87 khiến 8 người tử vong, 7 người bị thương…
“Tử thần không bao giờ ngủ!”
Dẫn những vụ TNGT đau lòng kể trên để thấy rằng hậu quả vô cùng to lớn, đem lại nhiều đau thương cho các gia đình nạn nhân. Điểm chung của các vụ việc mà Thanh Niên dẫn chứng là thời điểm xảy ra các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng thường vào giờ “đen”, tức nửa đêm về sáng.
Bạn đọc (BĐ) Phương Nguyên chia sẻ: “Theo đồng hồ sinh học, nửa đêm về sáng thường là thời gian ngủ, nghỉ ngơi của nhiều người, ngoại trừ những người có công việc đặc thù… Quê tôi ở Phan Thiết (Bình Thuận), nhưng sống và làm việc ở TP.HCM. Từ TP.HCM về Phan Thiết (và ngược lại) khoảng 200 km. Những ngày cuối tuần, từ TP.HCM về Phan Thiết nghỉ ngơi, tôi và nhiều người thường chọn các chuyến xe đêm, xuất phát từ Bến xe Phan Thiết (đường Từ Văn Tư, TP.Phan Thiết) vào khung khoảng 3 – 4 giờ. Xe chạy với tốc độ quy định, đến TP.HCM là kịp giờ đi làm buổi sáng. Tôi nhận thấy vào giờ này đường sá khá vắng xe. Tuy nhiên, không ít xe khách các tuyến từ miền Bắc, miền Trung vào hướng TP.HCM chạy rất ẩu, thường xuyên giành đường… Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ TNGT”.
Theo BĐ Dương Đức Thọ, ngoài yếu tố khách quan là hạ tầng giao thông xấu, đường tối, nguy hiểm…, các vụ TNGT vào thời điểm nửa đêm về sáng có một phần nguyên nhân là ý thức của tài xế. “Tài xế làm việc vào thời gian cố định này thường được bố trí chế độ nghỉ ngơi hợp lý, để có thể làm việc trái giờ, nhằm đảm bảo sự tỉnh táo bởi sau vô lăng là sinh mạng của hàng chục hành khách trên xe và những người tham gia lưu thông trên đường. Do vậy, ý thức cùng sự cẩn trọng của tài xế là rất quan trọng. Trước khi đề cập các yếu tố khiến TNGT xảy ra, cần phải nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của tài xế bởi tử thần không bao giờ ngủ…”, BĐ Dương Đức Thọ ý kiến.
Giám sát chặt tài xế
Sau hàng loạt vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra gần đây, một số BĐ đề xuất nhiều giải pháp như: xe chạy đêm phải có 2 tài xế luân phiên khi buồn ngủ, vì khuya đường vắng. Các tài xế giám sát nhau, thậm chí nếu làm chung một công ty, cần báo cáo lại cho bộ phận kiểm soát của công ty biết đồng nghiệp đã có những hành vi không đúng mực, không tuân thủ quy định về luật giao thông trong quá trình chở khách…
Video đang HOT
Bên cạnh đó là các giải pháp đồng bộ khác, từ việc quản lý chặt chẽ, cấp bằng lái xe chở khách, đến quản lý hành trình, gắn hộp đen… “Ở các nước, họ quản lý và giám sát hành vi tài xế qua hộp đen, tài xế tuân thủ nghiêm ngặt vì sợ phạt và tước bằng lái. Xe khách chạy đường dài cứ không quá 2 tiếng đồng hồ phải dừng xe nghỉ ngơi, không được phép chạy quá 100 km/giờ. Đối với những tuyến chạy đêm, tài xế còn bị giám sát chặt hơn…”, BĐ Tommy Nguyen cho biết.
“Ở ta có hẳn một Ủy ban về an toàn giao thông quốc gia. Mong ủy ban này có quyết sách và tham gia làm dự thảo cũng như luật giao thông… ngay từ đầu để góp phần đưa ra các quy định, chính sách nhằm giảm thiểu TNGT”, BĐ Nguyên Mi đề nghị. Ngoài ra, BĐ cũng cho rằng lực lượng CSGT cần xử phạt nghiêm, làm thường xuyên, chặt chẽ mới mong phần nào giảm thiểu được TNGT…
* Trên các quốc lộ, đa phần cơ quan chức năng đã gắn camera giám sát phục vụ việc “phạt nguội”. Hệ thống camera giám sát này được ví là “mắt thần”, tức luôn theo dõi, thứ gì trên đường cũng biết nhằm giám sát tài xế. Thế nhưng, không “mắt thần” nào bằng con mắt “lương tâm”, bởi cũng sẽ có những đoạn đường không được gắn camera. Lúc ấy, ý thức, lương tâm của người cầm lái mới là quyết định.
Nguyen Minh Huy
* Đối với các công ty hoạt động vận tải khách đường dài, liên tỉnh, cần có hệ thống kiểm tra, giám sát nội bộ, nhất là những tài xế làm ca đêm. Phải có người trong công ty kiểm tra tình trạng sức khỏe, tinh thần… của tài xế có đủ điều kiện lái xe đường dài để cho phép nhận xe, nhận ca không.
Doan Hai
* Cần đầu tư hơn nữa hệ thống hạ tầng giao thông, nhất là trên các tuyến đường huyết mạch, quốc lộ. Công tác duy tu, sửa chữa định kỳ cũng phải được thực hiện nghiêm, đều đặn, thường xuyên…
Nguyễn Nhật Thanh
Cứu hộ thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ: Cận cảnh bữa cơm ngon nhất của cán bộ, chiến sĩ
Ngày 13/2, Đội Việt Nam đã tìm thấy và đưa 4 thi thể nạn nhân ra khỏi đống đổ nát. Ngày 14/2, Đội Cứu nạn, cứu hộ quốc tế của Bộ Công an tại Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục được cử tới hiện trường mới để "chạy đua với thời gian và tử thần" tìm cứu người còn sống.
CẬN CẢNH: Bữa cơm ngon nhất của cán bộ chiến sĩ từ ngày đi cứu hộ
Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về cung cấp hậu cần, khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá, phải ngủ trong lều bạt, không có nơi tắm rửa, vệ sinh,.... với tấm lòng "thương người như thể thương thân", các cán bộ, chiến sĩ Đội cứu nạn, cứu hộ quốc tế của Bộ Công an Việt Nam vẫn nỗ lực hết sức "chạy đua với thời gian, chạy đua với tử thần" nỗ lực tìm kiếm người bị nạn đang bị vùi lấp trong các đống đổ nát trong thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tất cả cùng chung một quyết tâm là hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, góp phần tô thắm thêm truyền thống của lực lượng Công an nhân dân Anh hùng.
Bữa ăn ngon nhất của các cán bộ, chiến sĩ cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an từ ngày lên đường. Ảnh Cục Cảnh sát PCCC&TKCN cung cấp.
Bữa ăn đặc biệt mang hương vị quê nhà của cán bộ, chiến sĩ cứu hộ Bộ Công an tại hiện trường thảm họa động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh Cục Cảnh sát PCCC&TKCN cung cấp.
Chiến sĩ cứu hộ Bộ Công an Việt Nam tranh thủ lót dạ trong phút nghỉ ngơi tại hiện trường. Ảnh Cục Cảnh sát PCCC&TKCN cung cấp.
Đoàn Việt Nam thu trại hành quân đến địa điểm mới, chạy đua với thời gian tìm kiếm người còn sống. Ảnh Cục Cảnh sát PCCC và CNCH
Công tác cứu hộ ngày 13/2
Cục Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an cho biết: Ngày 13/2, Đội cứu nạn, cứu hộ Việt Nam chuyển đến làm việc tại hiện trường mới - số 2801 đường Yeni Sanayi, Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng chức năng sở tại của Thổ Nhĩ Kỳ nhận định, hiện trường cũ đã hết dấu hiệu của sự sống. Trong khi đó, Đội cứu nạn, cứu hộ Việt Nam có thiết bị và hoạt động chuyên nghiệp nên được điều động đến hiện trường khác để ưu tiên chạy đua với thời gian tìm cứu người còn sống.
Hiện trường cũ sẽ bàn giao lại cho lực lượng địa phương chịu trách nhiệm tìm thi thể người bị nạn.
0:00
Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn, giải phóng hiện trường để tìm kiếm người bị nạn. Clip: Cục Cảnh sát PCCC@CNCH cung cấp.
Thông tin từ hiện trường gửi về Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an cho biết, địa điểm mới nơi Đoàn cứu hộ quốc tế của Bộ Công an làm việc tiềm ẩn nguy hiểm cao, rất dễ bị sập đổ thứ cấp.
Chính vì vậy, Đội Cứu nạn, cứu hộ của Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị sở tại sử dụng máy xúc che chắn, bảo đảm an toàn và sử dụng thiết bị chuyên dụng cắt sắt, thép gây giúp đẩy nhanh tiến độ giải phóng hiện trường để tìm kiếm người bị nạn.
0:00
13.2Clipduanannhanrangoai
Đội Việt Nam tìm thấy 4 nạn nhân
Rạng sáng 14/2, Cục Cảnh sát Cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an cho biết, trong ngày 13/2 (ngày thứ 3 triển khai công tác cứu hộ thảm họa tại Thổ Nhĩ Kỳ), Đội cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an Việt Nam đã tìm thấy và đưa ra ngoài 4 thi thể nạn nhân ra khỏi hiện trường sụp đổ.
Đội cứu nạn, cứu hộ, Bộ Công an Việt Nam kết thúc công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại địa điểm số 2801 đường Yeni Sanayi, Adiyaman, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 14/2, Đội cứu hộ quốc tế, Bộ Công an Việt Nam sẽ tiếp tục di chuyển tới địa địa điểm mới để tiếp tục công tác tìm kiếm nạn nhân, cứu hộ, cứu nạn theo sự phân công của Ban Tổ chức sở tại.
Lực lượng của QĐND Việt Nam tới Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh QĐND
Vụ TNGT chết 3 người ở Huế: Chỉ còn vài tháng, gia đình đón thành viên mới "Vợ chồng nó chủ yếu cùng bố mẹ bán hàng quán, chỉ vài tháng nữa gia đình sẽ đón thêm thành viên mới, vậy mà...", người dân ứa nước mắt cho hay. Chiều 26/11, ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Phó trưởng Ban ATGT tỉnh cùng các đơn vị, địa phương liên quan đã đến thăm hỏi,...