Sau vinh quang, thế hệ vàng Việt Nam hãy tránh xa cám dỗ!
Sự nghiệt ngã nhất của trái bóng tròn không phải là thất bại, hay mãi làm kẻ về nhì vĩ đại theo kiểu vinh quang cứ ngoảnh mặt…
Đó là bi kịch trên đỉnh vinh quang. Sau khi có được thành công, sự tung hô thì không phải cầu thủ nào cũng đủ bản lĩnh tránh xa cám dỗ bên ngoài sân cỏ, hay bắt đầu có dấu hiệu “bệnh ngôi sao”.
Với thế hệ vàng Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, nhiều cầu thủ còn rất trẻ, họ có thể bước tiếp một chặng đường rất dài. Nên làm sao đứng vững trên vinh quang ít nhất là về mặt hình ảnh lẫn những câu chuyện bên lề sân cỏ.
Bóng đá Việt Nam từng chứng kiến rất nhiều cầu thủ sa ngã trên đỉnh vinh quang. Tiền bạc danh tiếng đã khiến cho nhiều nhà vô địch AFF Cup 2008 trượt dài, có thể kể ra những cái tên như Vũ Như Thành, Huỳnh Quang Thanh… Họ từng đốt cả đêm lên vài trăm triệu, thậm chí có người đốt cả tỷ bạc.
Hầu hết các cầu thủ vô địch AFF Cup 2018 còn rất trẻ.
Đội trưởng tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2008 – Phan Văn Tài Em từng nói với tôi về lứa U23 Việt Nam rằng: “Tôi nghĩ rằng các em cần ý thức với những gì đã đạt được. Các em rất xứng đáng với những sự ngợi khen vì thành tích cho bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, mọi thứ cần cân bằng để các em tiếp tục phát triển trong tương lai.
Bóng đá có mặt trái sau vinh quang. Hôm nay, các em giành vinh quang được tung hô, ai cũng tìm đến nhưng thất bại thì có thể bị xa lánh. Bóng đá là thế. Lúc đó, các em phải đối chọi với sức ép lớn lao như niềm vui của ngày hôm nay”.
Một lời khuyên, sự góp ý khá thẳng thắn và đúng, nhất là môi trường bóng đá Việt Nam có quá nhiều bất cập và góc khuất.
Tài Em nhìn thẳng từ bài học quá khứ: “Thế hệ của tôi cũng có những tấm gương như: Việt Cường (Đoàn Việt Cường), Như Thành (Vũ Như Thành), bây giờ phải làm lại từ đầu…”.
Phía trước là chặng đường rất dài chờ Quang Hải sẽ bước qua.
Tin rằng, đó cũng là nỗi trăn trở của nhiều người hâm mộ, dù cần thừa nhận các cầu thủ thế hệ vàng đa số rất ngoan, lành tính và có ý thức tốt. Nhưng trái bóng tròn và sự cám dỗ thì chẳng ai nói trước được điều gì trong thì tương lai.
Video đang HOT
Sự nghiệt ngã nhất của trái bóng tròn là lên đỉnh vinh quang, có tiền bạc và danh tiếng thì tự đánh mất chính mình. Một nỗi lo thực sự và không thừa cho thế hệ vàng của tuyển Việt Nam…
Chỉ hy vọng các cầu thủ Việt Nam sẽ nhìn vào tấm gương các đàn anh trong quá khứ, tự đúc kết ra kinh nghiệm. Bởi nhiều cầu thủ còn rất trẻ, sẽ còn đi xa hơn trong một chặng đường dài chứ không đơn giản là dừng lại sau chức vô địch AFF Cup 2018!
Theo Báo Mới
Hiệu trưởng, quyền lực nhiều, áp lực cũng lắm
Chúng ta đã phải chứng kiến rất nhiều những thầy cô hiệu trưởng không giữ được mình trước những cám dỗ của vật chất, tiền bạc, tình cảm.
LTS: Cho rằng, uy tín của nhà trường phải bắt đầu từ người hiệu trưởng, nhà giáo Thanh An đã có bài viết đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Trong trường, người đảm nhận vai trò hiệu trưởng luôn là trụ cột để đối nội, đối ngoại và quản lý tất cả các mảng từ nhân sự, tài chính, đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Áp lực cũng nhiều nhưng quyền hành của hiệu trưởng cũng lắm.
Nhưng, nhiều hiệu trưởng đã làm tốt được vai trò của mình để xây dựng được tập thể nhà trường đi lên, được cấp trên ghi nhận, được cấp dưới, phụ huynh, học sinh tin tưởng.
Tuy nhiên, vẫn có những hiệu trưởng chưa làm tốt vai trò của mình nên dẫn đến tập thể mất đoàn kết, giáo viên không thiết tha với những phong trào thi đua của trường. Vì thế, uy tín của tập thể nhà trường bị giảm sút, mai một theo.
Trong ngành giáo dục vẫn còn rất nhiều những vị hiệu trưởng độc đoán, lộng quyền (Ảnh minh họa: NOP17).
Nếu theo dõi thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta sẽ thấy có những thầy hiệu trưởng có những hoạt động thiết thực cho đơn vị của mình dù chỉ là hành động nhỏ nhất.
Chẳng hạn như thầy hiệu trưởng 7 năm dắt học sinh qua đường; thầy hiệu trưởng đứng chào học sinh ở cổng trường; thầy hiệu trưởng lo bếp ăn từ thiện cho học trò...
Nhiều hiệu trưởng nhà trường sâu sát với hoạt động chuyên môn, lo quyền lợi cho giáo viên một cách đầy đủ, công bằng. Xem tài sản, kinh phí của nhà trường là của nhà nước, là của chung đơn vị.
Những hiệu trưởng như thế chắc chắn sẽ có tác động sâu rộng đến toàn tập thể nhà trường để mọi người cùng chung lòng phấn đấu đi lên.
Thế nhưng, chúng ta cũng phải chứng kiến rất nhiều những thầy cô hiệu trưởng không giữ được mình trước những cám dỗ của vật chất, tiền bạc, tình cảm.
Chỉ riêng trong năm 2018, chúng ta đã thấy có nhiều hiệu trưởng bị truy tố, bị kỷ luật, bị phụ huynh và giáo viên trong trường phản đối về thu - chi, làm đơn tố cáo lên cấp trên.
Uy tín của một số nhà trường bị giảm sút nghiêm trọng khi phụ huynh tập trung trước cổng trưởng để phản đối về tình trạng lạm thu trong năm học.
Có những hiệu trưởng cũng tham gia vay nợ để rồi không trả hay phải bỏ trốn, có những hiệu trưởng tham gia chạy việc cho giáo viên để rồi sau khi lấy tiền lo lót nhưng không có khả năng trả lại dù không lo được công việc cho họ.
Mấy ngày nay, dư luận lại thêm một phen bàng hoàng về trường hợp ông Đinh Bằng My - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Thanh Sơn (Phú Thọ) bị khởi tố và bắt tạm giam khi có thông tin về hiệu trưởng này lạm dụng tình dục với hàng chục nam sinh trong trường.Cuối cùng bị bắt, bị khởi tố, danh dự của bản thân bị hoen ố bởi đồng tiền mà danh dự chung của người thầy, của ngành giáo dục cũng lung lay, ảnh hưởng.
Những trường hợp tương tự như thế này, chúng ta cũng đã từng chứng kiến trong thời gian qua. Tất nhiên, không ai có thể chấp nhận cho những hành động bỉ ổi như vậy ở trong trường học mà người vi phạm lại là hiệu trưởng nhà trường.
Điều đáng buồn nhất hiện nay là có những lãnh đạo đã lâu năm không đứng lớp, rất lơ mơ về chuyên môn nên họ không đặt vấn đề chuyên môn lên trên hết.
Họ chỉ biết áp chỉ tiêu cho từng tổ chuyên môn nhưng để làm sao có chất lượng giảng dạy tốt thì lãnh đạo không có một giải pháp nào cụ thể.
Nhiều hoạt động dạy học, phong trào thi đua chỉ ấn định tổ này, người kia phải tham gia nhưng khi họ đạt được kết quả rồi thì không đoái hoài đến quyền lợi của người đã đem lại thành tích cho nhà trường.
Khi xét thi đua, đánh giá đảng viên cuối năm, cho dù có những hiệu trưởng không đủ tiêu chuẩn để xếp loại xuất sắc, được khen thưởng các danh hiệu cao nhưng lại cứ "lờ" đi những yếu tố cần có, những tiêu chuẩn cứng đã được quy định mà đưa mình vào danh sách khen thưởng.
Những ý kiến của giáo viên trong trường khi chất vấn, đóng góp về những góc khuất trong chi tiêu tài chính thì thường bị phản bác, dùng những ngôn từ không phù hợp để chấn áp tinh thần giáo viên.
Mặc dù, mỗi khi họp để đánh giá, kiểm điểm, xếp loại hiệu trưởng thì hiệu trưởng luôn lên tiếng và yêu cầu mọi người đóng góp ý kiến để bản thân nhìn thấy sai sót, hạn chế của mình để khắc phục. Nhưng, những đóng góp mang tính xây dựng, thẳng thắn thì thường bị trù dập, gây khó dễ về sau.
Phải nói rằng công tác bổ nhiệm hiệu trưởng ở các địa phương hiện nay đang được thực hiện theo đúng qui trình. Tuy nhiên, cái "qui trình" thực hiện của chúng ta hiện nay đang bộc lộ nhiều hạn chế.Vì thế, quy chế dân chủ bị lu mờ, trong hội họp chỉ toàn nghe những lời nịnh bợ của một vài cá nhân mà thôi.
Một số lãnh đạo nhà trường cứ yên vị ngồi mãi ghế lãnh đạo đến hàng mấy chục năm cho đến khi về hưu tạo nên sự chán ngán cho giáo viên, đôi lúc nó trở thành lực cản cho sự phát triển đơn vị và không trở thành động lực phấn đấu cho một bộ phận lãnh đạo đứng đầu các đơn vị giáo dục.
Nhiều người họ bằng lòng với vị trí hiện tại mà mình đang có và tìm mọi cách làm lợi cho bản thân hay làm lợi cho một số người.
Chúng ta đã nói nhiều đến chất lượng giáo dục, đã chứng kiến nhiều những hiệu trưởng và các thành viên trong Ban giám hiệu nhũng nhiễu, tiêu cực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Chỉ có điều, những chuyện như vậy không còn là chuyện hiếm nữa mà nó được tái diễn trên một diện rộng của ngành giáo dục.
Năm nào vào đầu năm học chúng ta cũng thấy báo chí vào cuộc, phanh phui những tiêu cực. Nhưng, có lẽ những cám dỗ, những ma lực của đồng tiền luôn luôn có sức hấp dẫn, mê hoặc một số người.
Tạo uy tín cho nhà trường, tất nhiên là sự chung tay của mọi người, trong đó có các đoàn thể và từng cá nhân trong mỗi đơn vị. Song, vấn đề mấu chốt nhất phải là sự gương mẫu từ hiệu trưởng nhà trường.
Một hiệu trưởng giỏi, uy tín chưa hẳn là phải cần làm nhiều, phải lao vào tất cả các hoạt động của nhà trường.
Đặc biệt, công tác kiểm tra phải thực sự sát sao, không đánh trống bỏ dùi, không phát động rồi bỏ mặc giáo viên tự vẫy vùng trong một mớ bòng bong của các phong trào.Người hiệu trưởng giỏi phải biết tạo dựng cho mình một bộ phận giúp việc có chuyên môn giỏi, có phẩm chất tốt. Biết hài hòa về quyền lợi, quyền lực, biết động viên, chia sẻ và khích lệ sự phấn đấu của nhiều người.
Hiện nay, trong khi toàn Đảng toàn dân đang hướng tới các phong trào học tập theo Bác, đang đẩy mạnh việc chống tham nhũng. Ngành giáo dục đang phát động việc đổi mới trong giáo dục thì vấn đề bổ nhiệm, đề bạt được những lãnh đạo nhà trường có đủ tâm đức, tài năng là điều cần thiết nhất.
Hiệu trưởng phải được tổ chức thi tuyển mới bổ nhiệm hoặc ít ra giáo viên trong trường có thể tự tay bỏ phiếu bầu hiệu trưởng thì mới có những lãnh đạo đúng nghĩa để làm nhân tố quyết định, đột phá cho sự đi lên của đơn vị, của ngành.
Còn không, chúng ta cứ làm hình thức, nửa vời, thậm chí có phần khuất tất thì sẽ có rất nhiều những kẻ cơ hội, thiếu năng lực, phẩm chất đạo đức ngồi vào ghế hiệu trưởng.
Như vậy, không chỉ uy tín của ngành bị giảm sút mà ngay uy tín của giáo viên trong trường đó cũng bị ảnh hưởng theo.
Theo giaoduc.net.vn
Bùi Anh Tuấn: Vượt lên chính mình Showbiz có nhiều cám dỗ nên rất dễ đánh mất mình. Đúc kết này Bùi Anh Tuấn có được từ chính trải nghiệm của bản thân khi dấn thân vào showbiz cách đây 6 năm. 6 năm trước, Bùi Anh Tuấn được mô tả là "hoàng tử tình ca" khi xuất hiện trong một chương trình truyền hình thực tế. Giới chuyên môn...