Sau Vietcombank, đến lượt BIDV rao bán khoản nợ hàng trăm tỷ của Thức ăn Chăn nuôi Trung ương
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam ( BIDV) vừa có thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của CTCP Thức ăn Chăn nuôi Trung ương.
Theo đó, tổng dư nợ tính đến ngày 24/8/2020 là hơn 158,4 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc hơn 127 tỷ đồng và nợ lãi, phí phạt khoảng 31,36 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm của khoản nợ này là tài sản trên đất, quyền khai thác hoa lợi, đàn lợn, máy móc thiết bị tại trang trại lợn giống và lợn thịt tại thôn Hồng Quang, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (diện tích 50.182 m2; thời hạn sử dụng đến hết ngày 17/12/2062). Ngoài ra, còn có máy móc thiết bị như máy ép phân heo, máy khuấy chìm, máy bơm cấp bã, máy bẻ mảnh.
Trước đó, hồi tháng 6/2020, Vietcombank cũng đã bán khoản nợ gần 53 tỷ đồng của CTCP Thức ăn Chăn nuôi Trung ương.
Tài sản bảo đảm cho khoản vay này là 1 máy ép đùn được định giá 300 triệu đồng; Quyền phải thu phát sinh từ các hợp đồng, thỏa thuận mua bán thức ăn chăn nuôi giữa CTCP Thức ăn Chăn nuôi Trung ương và Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ và các quyền khác phát sinh đi kèm.
Theo Infonet, Công ty TNHH ĐTK Phú Thọ là công ty con thuộc CTCP ĐTK – một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn chăn nuôi và trứng gà sạch với thương hiệu Freshkan .
Đáng chú ý, sau khi SCIC thoái vốn khỏi CTCP Thức ăn chăn nuôi Trung ương, công ty này trở thành thành viên của ĐTK. Trụ sở của công ty tại Km 14, quốc lộ 1, Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội cũng được lấy làm địa chỉ đăng ký của ĐTK.
Ngoài ĐTK, Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam – Vilico (Thành viên của GTN Foods) cũng là cổ đông lớn của CTCP Thức ăn chăn nuôi Trung ương với tỷ lệ sở hữu 17,23%. Đáng nói, Vilico cũng đã phải trích lập dự phòng gần 6 tỷ cho khoản đầu tư gần 18 tỷ đồng vào công ty này.
Video đang HOT
CTCP Thức ăn chăn nuôi Trung ương được thành lập từ năm 1998 và cổ phần hóa từ tháng 6/2007. Công ty có 3 mảng sản xuất kinh doanh lớn gồm: Sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi lợn, và chăn nuôi gà.
Ngoài Nhà máy sản xuất Thức ăn chăn nuôi Ngọc Hồi, công ty còn có Chi nhánh lợn giống Trường An – Ninh Bình và Chi nhánh gà giống Tam Đảo – Vĩnh Phúc.
Trại gà giống Tam Đảo có diện tích 33ha, tổng số chuồng 19 dãy chuồng và số lượng đầu gà là 100.000 con. Trong khi đó, Trại lợn giống Ninh Bình có tổng diện tích 5 ha, quy mô hiện tại 2 chuồng đẻ, 1 chuồng bầu, 1 chuồng cách ly , 4 chuồng thịt.
So găng kết quả kinh doanh của 'Big 4' ngân hàng Việt nửa đầu năm
Agribank là "anh cả" xét về quy mô hoạt động cũng như nguồn thu đem về nhưng Vietcombank mới là "quán quân" lợi nhuận nhờ hiệu quả kinh doanh vượt trội.
So găng kết quả kinh doanh của 'Big 4' ngân hàng Việt nửa đầu năm
Đến thời điểm hiện tại, cả 4 ngân hàng thương mại quốc doanh gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank ("Big 4" ngân hàng) đều đã công bố báo cáo tài chính riêng lẻ bán niên 2020 đã kiểm toán.
Số liệu tổng hợp cho thấy, 6 tháng đầu năm 2020, Agribank tiếp tục là "anh cả" trong nhóm "Big 4" khi đem về tổng thu nhập hoạt động (thu nhập từ tất cả các hoạt động kinh doanh, bao gồm cả hoạt động tín dụng và các hoạt động phi tín dụng) lớn nhất với 25.466 tỷ đồng. Trong đó, 79% là đến từ hoạt động tín dụng và 21% đến từ các hoạt động phi tín dụng.
Kế đó là Vietcombank với 22.615 tỷ đồng (75% đến từ tín dụng và 25% đến từ phi tín dụng), BIDV với 21.186 tỷ đồng (73% đến từ tín dụng và 27% đến từ phi tín dụng) và VietinBank với 20.340 tỷ đồng (78% đến từ tín dụng và 22% đến từ phi tín dụng).
Như vậy, phần lớn nguồn thu của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh trên vẫn đến từ hoạt động tín dụng với tỷ trọng từ 75% đến 80%.
Việc Agribank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động lớn nhất trong nhóm "Big 4" là dễ hiểu khi đây là ngân hàng có quy mô lớn nhất hệ thống ngân hàng xét cả về tổng tài sản lẫn dư nợ tín dụng.
Tuy nhiên, quy mô BIDV không kém Agribank là bao nhưng tổng thu nhập hoạt động vẫn kém xa; thậm chí kém hơn cả Vietcombank - ngân hàng có quy mô nhỏ nhất nhóm "Big 4".
Đâu là nguyên nhân?
Cơ cấu hình thành tổng thu nhập hoạt động (gồm thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng và lãi thuần phi tín dụng) của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính riêng lẻ bán niên 2020 của các ngân hàng
Nguyên nhân đến từ biên lợi nhuận mảng tín dụng.
Tính toán cho thấy, trong mảng tín dụng, để tạo ra 100 đồng thu nhập lãi (doanh thu hoạt động tín dụng chưa tính đến chi phí huy động) thì ở BIDV cần chi ra tới 68 đồng chi phí lãi (hay chi phí huy động), thu nhập lãi thuần (chênh lệch thu nhập lãi - chi phí lãi) được tạo ra tương ứng là 32 đồng.
Trong khi đó, để tạo ra 100 đồng thu nhập lãi, Agribank chỉ cần 63 đồng chi phí lãi, thu nhập lãi thuần tạo ra tương ứng là 27 đồng. Đặc biệt, Vietcombank chỉ cần 51 đồng chi phí lãi, thu nhập lãi thuần tạo ra tương ứng lên đến 49 đồng.
Điều này phần nào phản ánh Vietcombank có chênh lệch lãi suất cho vay - lãi suất huy động rộng nhất, trong khi đó, BIDV hẹp hơn nhiều. Nôm na, Vietcombank buôn tiền hiệu quả hơn BIDV, do vậy mà dù thu nhập lãi tạo ra ít hơn nhưng thu nhập lãi thuần vẫn lớn hơn BIDV, kéo theo tổng thu nhập hoạt động lớn hơn.
Biên lợi nhuận mảng tín dụng của "Big 4" ngân hàng có thể thấy rõ trong đồ thị dưới đây:
Cấu phần thu nhập lãi (gồm thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng và chi phí lãi) của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính riêng lẻ bán niên 2020 của các ngân hàng
Tổng thu nhập hoạt động lớn nhất không có nghĩa là lợi nhuận đem về lớn nhất, bởi còn chưa tính đến hai loại chi phí: chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Tính toán cho thấy, ở Agribank, trong 100 đồng tổng thu nhập lãi thuần tạo ra, chi phí hoạt động "ngốn" đến 48 đồng. Trong khi đó, ở Vietcombank, VietinBank và BIDV lần lượt là 35 đồng, 31 đồng và 32 đồng.
Điều này phần nào phản ánh Agribank đang là ngân hàng có chi phí hoạt động kém tối ưu nhất trong nhóm "Big 4". Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội, bởi nếu tối ưu hóa tốt chi phí hoạt động trong thời gian tới (đặc biệt là sau khi cổ phần hóa và lên sàn chứng khoán), lợi nhuận của Agribank sẽ có thêm lực đẩy.
Bên cạnh chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng bào mòn mạnh nguồn thu. Trong 100 đồng tổng thu nhập hoạt động, 26 đồng được Agribank dành cho chi phí dự phòng. Con số này ở Vietcombank, VietinBank và BIDV lần lượt là 18 đồng, 32 đồng và 48 đồng.
Như vậy, gánh nặng dự phòng nửa đầu năm của BIDV là lớn nhất, kế đó là VietinBank, Agribank và sau cùng là Vietcombank.
Tựu trung, trong 100 đồng tổng thu nhập lãi thuần, hai loại chi phí "ngốn" hết 74 đồng ở Agribank, 53 đồng ở Vietcombank, 63 đồng ở VietinBank và 80 đồng ở BIDV.
Điều này cho thấy Vietcombank tiếp tục đứng đầu về tính hiệu quả trong trong hoạt động kinh doanh.
Cấu phần chi phí (gồm chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng) trong tổng thu nhập hoạt động của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính riêng lẻ bán niên 2020 của các ngân hàng
Kết thúc 6 tháng đầu năm 2020, nhờ hiệu quả vượt trội, Vietcombank đứng đầu nhóm "Big 4" về lợi nhuận trước thuế với 10.707 tỷ đồng. Kế đó là VietinBank với 7.482 tỷ đồng, Agribank với 6.761 tỷ đồng và cuối cùng là BIDV với 4.162 tỷ đồng.
Ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất huy động kỳ hạn ngắn Các ngân hàng lớn tiếp tục giảm lãi suất huy động VND, đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn. Ảnh minh họa. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank vừa có thông báo giảm lãi suất huy động VND, với mức giảm 0,2 điểm % so với mức lãi suất niêm yết hồi đầu tháng. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn...